Theo Vneconomy-31-05-2016
Mức bội chi ngân sách tăng nhanh chóng khi 5 tháng đầu năm, con số này đã ở mức 66.400 tỷ đồng...
Bộ Tài chính đã đưa ra dự toán thu ngân sách năm 2016 là 1.014,5 nghìn tỷ đồng, tổng chi là 1.273,2 nghìn tỷ đồng, bội chi 254 nghìn tỷ đồng (4,95% GDP).
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm 2016, tổng thu ngân sách đạt 346,2 nghìn tỷ đồng, bằng 34,1% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 284,2 nghìn tỷ đồng, thu từ dầu thô 13,9 nghìn tỷ đồng, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 47,8 nghìn tỷ đồng.
Trong khi đó, tổng chi ngân sách lên tới 412,6 nghìn tỷ đồng, bằng 32,4% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 64,3 nghìn tỷ đồng, chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 293,4 nghìn tỷ đồng, chi trả nợ và viện trợ 55 nghìn tỷ đồng.
Bộ Tài chính đã đưa ra dự toán thu ngân sách năm 2016 là 1.014,5 nghìn tỷ đồng, tổng chi là 1.273,2 nghìn tỷ đồng, bội chi 254 nghìn tỷ đồng (4,95% GDP).
Như vậy, trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã bị bội chi ngân sách 66.400 tỷ đồng.
Đây là mức bội chi tương đối lớn trong bối cảnh các thuế quan được cắt giảm, thu ngân sách ngày càng khó khăn. Bội chi ngân sách tất yếu sẽ góp phần dẫn đến nợ công tăng cao lên.
Tại hội thảo "Nhận diện nợ công ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra" diễn ra đầu tuần này, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương bày tỏ lo lắng khi nợ công của Việt Nam tăng quá nhanh, đến năm 2015 đã tăng gấp đôi so với năm 2010. Riêng nợ Chính phủ đã vượt ngưỡng cho phép 50,3% GDP. Thu ngân sách không đủ bù chi thường xuyên..
Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Công Nghiệp - Chủ nhiệm Khoa tài chính Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - cho rằng, với tổng nợ vay 2,7 triệu tỷ đồng và với mức lãi suất vay (1,7%/năm với ODA và trong nước là 7,1%/năm), trong 10 năm tới nợ công của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi. Chi phí trả nợ công cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Chính phủ.
No comments:
Post a Comment