SÀI GÒN (NV) - Hôm 11 tháng 5 năm 2016, là “Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam” lần thứ 22. Phóng viên Người Việt có cuộc gặp gỡ nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Việt Nam, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế tại nhà riêng và được ông dành cho cuộc phỏng vấn.
Hội Phụ Nữ Nhân Quyền chúc mừng Bác Sĩ Quế. (Hình: Việt Hùng/Người Việt) |
Việt Hùng (Người Việt): Trước hết xin được chúc mừng ông vừa được đoạt giải thưởng về nhân quyền Gwangju của Nam Hàn. Ông có thể nói rõ hơn về giải thưởng này?
Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế (NÐQ): Giải thưởng này do Quỹ “May 18 Memorial Foundation” của Hàn Quốc xét chọn, dành cho các cá nhân, tập thể hay định chế tại Hàn Quốc hoặc nước ngoài, đã đóng góp vào việc xúc tiến nhân quyền, dân chủ và hòa bình.
Ðược thành lập từ năm 2000, giải thưởng nhằm kỷ niệm cuộc nổi dậy đòi dân chủ tại thành phố Gwangju từ ngày 18 đến ngày 27 tháng 5 năm 1980, bị chính quyền Chun Doo Hwan đàn áp khiến hàng trăm người thiệt mạng. Thế nhưng máu của họ đã không uổng phí, khi chính sự hy sinh này làm hạt giống nảy mầm cho một đất nước Nam Hàn tự do, dân chủ và phát triển thịnh vượng như ngày hôm nay.
NV: Ðược biết họ sẽ trao giải vào đúng ngày 18 tháng 5 tại Nam Hàn. Ông có dự tính đi Nam Hàn để lãnh thưởng?
NÐQ: Tôi nghĩ là không thể. Vì hiện nay nhất cử nhất động của tôi đều bị giám sát. Buổi sáng tôi đi tập thể dục ở một hồ bơi gần nhà, họ cũng cho người đi theo dõi. Thì hỏi làm sao mà đi tới Nam Hàn. (cười).
NV: Trong một phản ứng của chính quyền CSVN mới đây là yêu cầu phía Nam Hàn rút lại giải thưởng sẽ trao cho bác sĩ. Ông nghĩ thế nào về việc này?
NÐQ: Ngày 21 tháng 4 năm 2016, khi “May 18 Memorial Foundation” loan tin sẽ vinh danh tôi, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải nhân quyền Gwangju. Thì đúng một ngày sau đó, mà bây giờ tôi mới biết sau khi tờ Tờ Korea JoonGang Daily đăng tải thông tin vào hôm Thứ Sáu, ngày 6 tháng 5. Theo bản tin đó thì 22 tháng 4 là chính phủ Việt Nam thông qua đại sứ quán ở Nam Hàn đã gửi công hàm yêu cầu chính phủ Nam Hàn làm tất cả những gì cần thiết để rút giải thưởng.
Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế (NÐQ): Giải thưởng này do Quỹ “May 18 Memorial Foundation” của Hàn Quốc xét chọn, dành cho các cá nhân, tập thể hay định chế tại Hàn Quốc hoặc nước ngoài, đã đóng góp vào việc xúc tiến nhân quyền, dân chủ và hòa bình.
Ðược thành lập từ năm 2000, giải thưởng nhằm kỷ niệm cuộc nổi dậy đòi dân chủ tại thành phố Gwangju từ ngày 18 đến ngày 27 tháng 5 năm 1980, bị chính quyền Chun Doo Hwan đàn áp khiến hàng trăm người thiệt mạng. Thế nhưng máu của họ đã không uổng phí, khi chính sự hy sinh này làm hạt giống nảy mầm cho một đất nước Nam Hàn tự do, dân chủ và phát triển thịnh vượng như ngày hôm nay.
NV: Ðược biết họ sẽ trao giải vào đúng ngày 18 tháng 5 tại Nam Hàn. Ông có dự tính đi Nam Hàn để lãnh thưởng?
NÐQ: Tôi nghĩ là không thể. Vì hiện nay nhất cử nhất động của tôi đều bị giám sát. Buổi sáng tôi đi tập thể dục ở một hồ bơi gần nhà, họ cũng cho người đi theo dõi. Thì hỏi làm sao mà đi tới Nam Hàn. (cười).
NV: Trong một phản ứng của chính quyền CSVN mới đây là yêu cầu phía Nam Hàn rút lại giải thưởng sẽ trao cho bác sĩ. Ông nghĩ thế nào về việc này?
NÐQ: Ngày 21 tháng 4 năm 2016, khi “May 18 Memorial Foundation” loan tin sẽ vinh danh tôi, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải nhân quyền Gwangju. Thì đúng một ngày sau đó, mà bây giờ tôi mới biết sau khi tờ Tờ Korea JoonGang Daily đăng tải thông tin vào hôm Thứ Sáu, ngày 6 tháng 5. Theo bản tin đó thì 22 tháng 4 là chính phủ Việt Nam thông qua đại sứ quán ở Nam Hàn đã gửi công hàm yêu cầu chính phủ Nam Hàn làm tất cả những gì cần thiết để rút giải thưởng.
Chính quyền Hà Nội cho rằng điều này là “không hợp lý” với lý do là tôi có tiền án hình sự về các tội danh “xâm phạm an ninh quốc gia.” Bức thư còn nhấn mạnh rằng mối quan hệ ngoại giao của hai nước sẽ bị đe dọa nếu giải thưởng này được thông qua.
Bác Sĩ Nguyền Ðan Quế (áo đỏ) trong ngày kỷ niệm nhân quyền 11 tháng 5 ở Sài Gòn. (Hình: Việt Hùng/Người Việt) |
Thế nhưng ngày 5 tháng 5, ủy ban giải thưởng cho hay họ sẽ không hồi đáp bức thư vì “Bức thư chỉ nói rằng ông Quế xâm phạm an ninh quốc gia nhưng không hề nói chi tiết.” “Ðiều đó sẽ không được chấp thuận” - Ông Kim Yang-rae, giám đốc điều hành của May 18 Memorial Foundation khẳng định như thế.
Còn về phía nhà cầm quyền Hà Nội, tôi nghĩ là hành động phản ứng trên chỉ chứng tỏ một điều rõ ràng, họ tự mình nói rõ cho khắp thế giới biết họ chính là những người độc tài, vi phạm nhân quyền, sợ hãi những con người đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
NV: Ngày 11 tháng 5 hàng năm, được chọn là ngày nhân quyền cho Việt Nam. Bác sĩ có thể nói rõ hơn về lịch sử ra đời của ngày này?
NÐQ: Cảm ơn câu hỏi của báo Người Việt. Phải nói nó là một câu hỏi hay, nó làm tôi xúc động nhớ lại thời gian năm 1990, những thông tin mà cho đến bây giờ, tôi nghĩ là rất ít người biết về “vì sao lại chọn ngày 11 tháng 5 hàng năm làm ngày nhân quyền Việt Nam?”
Vào thời năm 1990. Trong bối cảnh Liên Xô và khối Cộng Sản Ðông Âu sụp đổ. Chế độ Cộng Sản của Trung Quốc và Việt Nam đều có những lo lắng. Trong lúc đó, Việt Nam lại chưa ngoại giao với các nước Tây phương, đặc biệt với Mỹ. Các ký giả nước ngoài chưa thể đến và người dân trong nước bị cô lập. Tôi thì bị tù 10 năm vừa ra.
Tôi nhớ lúc đó là ngày 10 tháng 5 năm 1990. Tình hình lúc đó khá u ám. Tôi thì mới ra tù được hơn 1 năm, bị quản thúc tại gia rất nặng nề, không thể đi đâu được hết. Internet thì không có. Lúc đó tôi có quyết định muốn tung ra lời kêu gọi của CAO TRÀO NHÂN BẢN “đòi hỏi nhân quyền, đa nguyên, đa đảng và bầu cử tự do”. Thế nhưng viết xong thì lại không biết cách gì để đưa được lời kêu gọi ra nước ngoài và cả người dân trong nước biết. Lúc đó rất khó, không nghĩ làm cách nào mà đưa ra nước ngoài được.
Thế mà, cái này phải nói là một cơ duyên. Vì chính khi tôi đang loay hoay tìm đủ mọi cách thì có một ký người Nga tên là Irina Zissmann , cô này lúc đó đang phụ trách chương trình Việt ngữ trên đài Maxcơva, nhiều người lớn tuổi ở miền Bắc chắc còn nhớ đến chương trình này.
Hôm đó tôi đang ở nhà, thì bà ta đến nhà xin gặp. Bà ta chỉ xin gặp dưới tư cách là bệnh nhân đến nhà bác sĩ để khám bệnh. Khi nói chuyện thì bà mới cho tôi biết, bà là một nhà báo. Tôi có nói là đang có lời kêu gọi phổ biến lời kêu gọi đấu tranh bất bạo động mà sau này gọi là “Cao Trào Nhân Bản.” Sau khi nghe tôi trình bày, bà đã nói là bà sẽ đưa được văn bản đó ra nước ngoài. Và bà hẹn ngày hôm sau sẽ trở lại để lấy văn bản đó.
Hôm đó tôi đang ở nhà, thì bà ta đến nhà xin gặp. Bà ta chỉ xin gặp dưới tư cách là bệnh nhân đến nhà bác sĩ để khám bệnh. Khi nói chuyện thì bà mới cho tôi biết, bà là một nhà báo. Tôi có nói là đang có lời kêu gọi phổ biến lời kêu gọi đấu tranh bất bạo động mà sau này gọi là “Cao Trào Nhân Bản.” Sau khi nghe tôi trình bày, bà đã nói là bà sẽ đưa được văn bản đó ra nước ngoài. Và bà hẹn ngày hôm sau sẽ trở lại để lấy văn bản đó.
Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Ðằng chúc mừng Bác Sĩ Quế. (Hình: Việt Hùng/Người Việt) |
Quả thật, ngày hôm sau bà quay lại nhà tôi. Và tôi đã đưa cho bà ấy văn bản vào đúng ngày 11 tháng 5. Và bà ấy đã làm rất tốt và rất đầy đủ cái chuyện mà tôi mong muốn. Và khi văn bản này được đưa ra bên ngoài, thì nó đã lan truyền rất nhanh, nhất là ở các nước Canada, Mỹ và Pháp.
Ngày 24 tháng 5 năm 1990, tôi bị bắt lần nữa. Tức đúng 13 ngày sau khi văn bản đó được đưa ra. Sau đó họ kết án 20 năm tù và 5 năm quản chế về tội “Âm mưu lật đổ chính quyền.” Chỉ vì một bản thông cáo này, mà tôi đã phải chịu bản án oan sai trên.
Sau khi vô tù, các hoạt động bên ngoài, nhất là ở Mỹ đã đưa tới một thành quả mà khi ra tù tôi mới được biết. Quốc Hội Mỹ đã lấy lời kêu gọi của tôi làm căn bản để thông qua nghị quyết chung SJ-130 và theo Công Luật số 103-258 do Tổng Thống Bill Clinton ký ban hành từ năm 1994, chỉ định ngày 11 tháng 5 là Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam.
Và hàng năm tổ chức tại Thượng Viện Hoa Kỳ một cách chính thức. Sau này khi tìm hiểu thêm thì tôi được biết là trong số tất cả các sắc dân nhập cư tại Mỹ, chỉ có Việt Nam mình là có một đạo luật Nhân Quyền được Quốc Hội Mỹ thông qua.
Thông qua báo Người Việt, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến cộng đồng Người Việt ở hải ngoại. Nhất là các anh chị em không quản ngại khó khăn, bỏ công sức đi vận động, để đưa được tiếng nói của tôi đến với Quốc Hội Hoa Kỳ.
NV: Là một người có thể nói là tiên phong trong giới đấu tranh cho tự do dân chủ, đa nguyên đa đảng ở Việt Nam. Với những gì đã dấn thân, đã hy sinh. Bác sĩ có muốn nhắn gửi gì đến thế hệ trẻ, những người cũng đã rất quan tâm đến tình hình chính trị trong thời gian qua?
NÐQ: Tôi rất vui khi thời gian gần đây, nhất là khoảng 3 năm trở lại đây, rất nhiều bạn trẻ đã nhận ra những mặt trái của xã hội và bắt đầu biết ý thức quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trong thời kì đen tối của dân tộc Việt Nam hiện nay.
Xã hội Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Mới hôm qua đây tôi và anh em hoạt động ở Sài Gòn đã tổ chức Ngày Nhân Quyền Việt Nam ở văn phòng Công Lý Hòa Bình ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Tôi rất vui khi có nhiều bạn trẻ tham dự, đặc biệt có nhiều bạn vừa mới bị đánh trong cuộc biểu tình vào ngày 8 tháng 5 vừa qua, trong thân thể khá đau đớn, nhưng họ vẫn cố gắng đến tham dự để chia sẻ niềm vui cùng tôi.
Điều này làm tôi rất xúc động. Tôi chỉ muốn nhắn gửi đến các bạn trẻ là hãy vững tin trên còn đường mà mình đã chọn. Chính nghĩa đang nằm trong tay chúng ta. Thế hệ trẻ, trung lưu, giỏi internet là lực lượng phản ứng nhanh, là động lực chính làm thay đổi hoàn toàn, thay đổi cơ bản xã hội Việt Nam. Chúng ta sẽ thắng. Cộng Sản phải ra đi. Cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam nhất định phải thành công.
NV: Cảm ơn Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế rất nhiều. Xin kính chúc ông nhiều sức khỏe và tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trên con đường đấu tranh cho một Việt Nam cường thịnh mà ông đã chọn.
NÐQ: Tôi rất vui khi thời gian gần đây, nhất là khoảng 3 năm trở lại đây, rất nhiều bạn trẻ đã nhận ra những mặt trái của xã hội và bắt đầu biết ý thức quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trong thời kì đen tối của dân tộc Việt Nam hiện nay.
Xã hội Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Mới hôm qua đây tôi và anh em hoạt động ở Sài Gòn đã tổ chức Ngày Nhân Quyền Việt Nam ở văn phòng Công Lý Hòa Bình ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Tôi rất vui khi có nhiều bạn trẻ tham dự, đặc biệt có nhiều bạn vừa mới bị đánh trong cuộc biểu tình vào ngày 8 tháng 5 vừa qua, trong thân thể khá đau đớn, nhưng họ vẫn cố gắng đến tham dự để chia sẻ niềm vui cùng tôi.
Điều này làm tôi rất xúc động. Tôi chỉ muốn nhắn gửi đến các bạn trẻ là hãy vững tin trên còn đường mà mình đã chọn. Chính nghĩa đang nằm trong tay chúng ta. Thế hệ trẻ, trung lưu, giỏi internet là lực lượng phản ứng nhanh, là động lực chính làm thay đổi hoàn toàn, thay đổi cơ bản xã hội Việt Nam. Chúng ta sẽ thắng. Cộng Sản phải ra đi. Cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam nhất định phải thành công.
NV: Cảm ơn Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế rất nhiều. Xin kính chúc ông nhiều sức khỏe và tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trên con đường đấu tranh cho một Việt Nam cường thịnh mà ông đã chọn.
12-05-2016 4:03:49 PM
No comments:
Post a Comment