Wednesday, November 2, 2016

Lũ lại hoành hành miền Trung

 Nhóm phóng viên tường trình từ VN 
Theo RFA0-2016-11-02  
Đời sống người dân Quảng Bình, Hà Tĩnh chưa kịp hoàn hồn thì hiện tại, một trận lũ khác đang kéo đến, mức độ ngập lụt cũng không kém trận lũ trước.
Đời sống người dân Quảng Bình, Hà Tĩnh chưa kịp hoàn hồn thì hiện tại, một trận lũ khác đang kéo đến, mức độ ngập lụt cũng không kém trận lũ trước.  RFA
Trận lũ kinh hoàng ngày 14 tháng 10 vẫn còn để lại một khối hệ lụy của nó, đời sống người dân Quảng Bình, Hà Tĩnh chưa kịp hoàn hồn thì hiện tại, một trận lũ khác đang kéo đến, mức độ ngập lụt cũng không kém trận lũ trước tuy rằng dòng chảy của nó không mạnh như trận lũ trước nhưng mức độ thiệt hại của nó là khó lường. Bởi trận lũ này, như người dân Quảng Bình thanh thở là nó đến “hốt hụi chót” cuộc sống ở đây. Đời sống vốn khó lại càng thêm khó khăn, đau khổ!

Quảng Bình, Hà Tĩnh lại rên xiết vì nước

Anh Lý, một cư dân huyện Ba Đồn, chia sẻ: “Chừ nước băng lên ngập hết không còn gì nữa. Nước lớn nhanh lắm. Chừ dân ngồi trên nhà hết rồi, ngồi trên gác á. Chừ chỉ quanh quẩn chung quanh gác chứ không biết làm chi nữa. Giang sơn ngập hết rồi, đói rét rồi!...”
Chừ nước băng lên ngập hết không còn gì nữa. Nước lớn nhanh lắm. Chừ dân ngồi trên nhà hết rồi, ngồi trên gác á. Chừ chỉ quanh quẩn chung quanh gác chứ không biết làm chi nữa. Giang sơn ngập hết rồi, đói rét rồi!
-Anh Lý
Theo anh Lý, hiện tại, nước đã ngập khắp mọi nơi, mức nước dâng cao cũng không kém mấy so với trận lụt trước. Một số vùng đã bị cô lập, gia đình anh cũng đang bị cô lập vì nước vây bốn bề. Điện lại cúp, mọi thứ đồ đạt trong nhà ít bị trôi hơn bởi thức nhất là không còn gì để trôi, thứ hai là mọi người vẫn đang trong tình trạng chuẩn bị đối phó kể từ khi trận lũ ngày 14 đến 16 tháng 10 rút đi, một số đồ đạt vẫn còn nằm trên gác.
Nhưng cũng theo anh Lý, trận lụt này mức độ thiệt hại sẽ nặng hơn trận lụt ngày 14 tháng 10 rất nhiều. Bởi sau trận lụt 14 tháng 10, một số đồ gia dụng bằng điện của các gia đình bị ngấm nước chưa kịp sửa chữa, phục hồi, bùn non và nước ngấm đầy bên trong. Nhưng do không có có chỗ để sửa chữa và quan trọng nhất là không có tiền để sửa chữa nên phần lớn các gia đình mang đồ vật ra phơi nắng và giữ khô để đợi lúc thuận lợi sẽ sửa chữa. Giờ lại thêm một trận lụt nữa kéo đến, những vật dụng lại tiếp tục bị ngấm nước hoặc ngấm hơi ẩm. E rằng khi nước rút, những đồ vật này sẽ chẳng thể nào phục hồi được!
Mà với người dân nghèo, quanh năm bám ruộng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, mua một chiếc ti vi hay một chiếc tủ lạnh là cả một cuộc cách mạng trong gia đình. Và đương nhiên những vật dụng đó là tài sản quí của mỗi gia đình. Bây giờ lụt đến phá hỏng, xem như lại trắng tay, lại phải làm lại từ đầu. Mà không biết khi làm lại từ đầu xong, thủy điện có tiếp tục xả lũ, tiếp tục làm ngập hại nữa hay không thì chuyện này chỉ có thủy điện mới biết. Người dân nghèo khổ muôn đời vẫn cứ nghèo khổ, đau đớn vì mất mát một cách vô nghĩa. Đó là chưa nói đến mấy chục sinh mạng đã bị lũ cuốn trôi, nỗi đau này khó có gì bù đắp.
Một người dân Hương Khê, Hà Tĩnh, tên Phúc, chia sẻ: “Nước chừ không đi được, phải đi thuyền thôi chứ nước vây quanh hết rồi. Mình mang bếp lên gác rồi nấu ăn trên gác. Mình bị cô lập rồi nên ngồi ở nhà thôi, ăn tạm bợ thôi, chủ yếu mì tôm cứu trợ lần trước còn lại. Xóm có ba bà cụ, một bà mới mất, hai bà còn lại thì khiêng lên gác rồi nằm trên đó thôi chứ biết tính sao! Nói chung là nước vẫn còn lên, chưa biết bao giờ nó mới chịu rút…”
lu-lut-622.jpg
Đời sống người dân Quảng Bình, Hà Tĩnh chưa kịp hoàn hồn thì hiện tại, một trận lũ khác đang kéo đến, mức độ ngập lụt cũng không kém trận lũ trước. RFA PHOTO
Theo ông Phúc, hiện tại, nước ở sông Ngàn Sâu đã dâng cao hai mét, có nơi lên đến gần bốn mét. Và huyện Hương Khê như một cái chảo hứng nước từ thượng nguồn. Cái thượng nguồn mà ông Phúc nói đến ở đây chính là thủy điện Hố Hô, cái túi nước luôn treo lơ lửng trên đầu người dân Hương Khê, Hà Tĩnh và một số huyện ở Quảng Bình.
Vì Hương Khê là vùng bán trung du chạy dọc theo sông Ngàn Phố, từ xa xưa, khi thủy điện Hố Hô chưa có mặt thì có thể nói rằng Hương Khê là vùng đất trù phú, dường như nơi đây có tất cả mọi loại cây trái của miền Nam, và nếu có lụt thì những trận lụt vào mùa mưa cũng nhẹ, vừa đủ để tạo một lớp phù sa mỏng lên cây trái, hoa màu. Nhưng kể từ khi thủy điện Hố Hô tích nước, đi vào hoạt động đến nay thì mọi trận lũ ở Hương Khê đều là lũ dữ. Và mỗi khi thủy điện Hố Hô xả đập thì Hương Khê trở thành cái túi chứa nước.
Hiện tại, hầu hết các gia đình ở các xã bên sông Ngàn Sâu, Hương Khê đang sống trong tình trạng cô lập vì lũ chia cắt. Chưa kịp hoàn hồn sau trận lụt kinh hoàn ngày 14 tháng 10 thì nửa tháng sau, một trận lụt khác lại kéo đến, vắt cạn sinh lực của người dân nơi đây.

Thiếu ăn và đói lạnh

Một người dân huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, không muốn nếu tên, chia sẻ: “Nác (nước) chảy mạnh quá không nghe rõ, lần trước nác (nước) trôi hết đất nền nhà rồi. Lần này thì nó lên một mét rưỡi rồi. Mình có ăn vì nhờ vào mì tôm cứu trợ của trận trước đó, được vài yến (10kg) gạo và một ít mì tôm. Nói chung là giờ chẳng biết tính làm sao nữa, nác (nước) lên nhanh quá, chẳng kém trận trước đâu!”
Mình có ăn vì nhờ vào mì tôm cứu trợ của trận trước đó, được vài yến (10kg) gạo và một ít mì tôm. Nói chung là giờ chẳng biết tính làm sao nữa, nác (nước) lên nhanh quá, chẳng kém trận trước đâu!
-Người dân huyện Lệ Thủy
Chị này cho biết thêm là hiện tại, tình trạng chung của người dân vùng lũ rất bi đát, không có cơm để ăn và thiếu mọi thứ. Chị lấy làm lạ là theo như con của chị đọc báo thì có đến chín đoàn cứu trợ đi qua vùng lũ, đi qua xã chị nhưng không hiểu sao con số nhận thực tế ở chỗ chị chỉ có sáu xuất quà cứu trợ. Có một suất trị giá gần một triệu đồng với một phong bì 500 ngàn đồng và các loại nhu yếu phẩm cần thiết, ước chừng 300 ngàn đồng nữa. Hai suất còn lại ước chừng mỗi suất 300 ngàn đồng.
Và với chị, cái câu tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống đúng hơn bao giờ hết. Gạo thì để ăn, tiền thì mua sắm cái bóng điện, mua cái áo ấm, cái mùng, cái mền cho con nhỏ, thoắt một cái tiền đã bay vèo. Chị này nói thêm rằng chị nói như vậy không phải là kể khổ, vì điều này ngược với lương tâm của chị. Nhưng chị muốn kể thật về đời sống của người dân vùng lũ hiện tại. Nhất là trong tình trạng trạng này chưa đi khỏi thì trận khác kéo đến như hiện nay.
Như để kết thúc câu chuyện, chị này nhắn gửi với chúng tôi rằng thực tế đời sống của đồng bào vùng lũ vẫn đang hết sức khó khăn, dường như không lối thoát. Và có vẻ như quà cứu trợ đã bị thất thoát rất nhiều. Chị muốn nhắn với những người có tấm lòng thiện nguyện hãy cố gắng bằng cách nào đó giúp cho người vùng lũ tận tay và đừng để chính quyền dính vào nhiều quá. Bởi tình trạng thu hồi quà cứu trợ để chia đều thực chất không có chuyện chia đều mà là một kiểu lấy cây tre về chẻ ra thành hàng ngàn cây tăm, sau đó phát cho mỗi người một que tăm để gọi là biết mùi của tre ra sao!
Chỉ không bao lâu nữa, mùa Giáng Sinh lại về, rồi mùa Tết Nguyên Đán lại về, nhưng nghe đâu đó trong từng hạt mầm của mùa xuân và yêu thương, những giọt nước mắt đau khổ của người nghèo vùng lũ vẫn cứ âm ỉ nhỏ xuống mặt đất sự sống.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

No comments:

Post a Comment