Monday, August 15, 2016

EVN ‘dừng mua điện Trung cộng’ sau hàng chục năm mua gấp 3 lần giá trong nước

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết “do bắt đầu vào mua mưa, thuỷ điện dồi dào nên đã tạm ngừng mua điện từ Trung Quốc trên đường dây 220kV trong tháng 7”. EVN cũng cho biết, năm 2016 sẽ mua của Trung cộng khoảng 950 triệu kWh. Mức nhập khẩu này đã giảm 733 triệu kWh so với năm 2015 – như một “thành tích” của EVN.
Nhưng thực tế là sao? 
Suốt gần một chục năm qua, EVN đã nhập khẩu điện từ Trung cộng với giá cao gấp 3 lần giá bình quân trong nước, nhưng lại từ chối mua hoặc gây khó khăn, kèm theo các điều kiện rất khắt khe khi mua điện của các doanh nghiệp trong nước. Một biểu hiện mà cách nào đó, cho thấy EVN là một doanh nghiệp của… Trung cộng! Từ năm 2005, EVN bắt đầu mua điện từ Trung Quốc và tính đến hết 2015, sản lượng điện mua từ Trung cộng là 24.128 tỷ kWh. 
Thậm chí, EVN mua điện của Trung cộng với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, vin vào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung cộng được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thái độ kinh doanh vô trách nhiệm này đã bất chấp một thực tế là chỉ cách đây vài năm, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung cộng bán cho Việt Nam. Vậy mà EVBN vẫn rắp tâm duy trì hợp đồng mua điện từ Trung cộng.
Một trong những “đồng chí tốt” của EVN là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Vân Nam (thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lưới điện Phương Nam - Trung cộng).
Trong khi rắp tâm mua điện từ Trung cộng, đáng lên án là năm 2015, giá điện bình quân đã tăng gần 13%, giúp doanh thu của EVN tăng đến 18.5% so với năm 2014, giúp cho doanh nghiệp này giảm đáng kể số lỗ lên đến 30,000 tỷ đồng trước đó do đầu tư trái ngành vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm.
2016 cũng là năm thứ 8 nền kinh tế Việt Nam tiếp diễn suy thoái, còn tình cảnh người dân Việt Nam khổ trăm bề với hơn 400 loại phí và lệ phí đè đầu.
Cơ chế độc quyền vong bản đã phát triển đến mức trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất điện của Việt Nam sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện, khi suốt từ năm 2011 khi báo chí Việt Nam dồn dập phẫn nộ trực chỉ vào trách nhiệm của EVN về quan điểm “người Việt dùng hàng Trung”, doanh nghiệp thuộc loại độc trị theo cung cách thời chủ nghĩa tư bản dã man này vẫn quay mặt làm ngơ.
Những ràng buộc có nghi vấn trong hợp đồng mua bán điện với Trung cộng đã khiến dư luận đặt nghi ngờ rất lớn về sự hiện diện quá sâu của Trung cộng trong ngành điện Việt Nam.
Bất chấp oán thán dân tình, EVN đã có đủ thời gian chứng tỏ nó có năng lực gây ra tội ác ghê gớm đến thế nào, kể cả thành tích nối giáo ngoại xâm kinh tế. Cựu phó thủ tướng và hiện thời là Bí thư thành ủy Hà Nội - ông Hoàng Trung Hải - là nhân vật mà cùng với cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng phải chịu trách nhiệm về “cõng rắn cắn gà nhà”, để EVN mua điện Trung cộng cao gấp 3 lần giá điện sản xuất trong nước.
Nhiều chuyên gia  phản biện đã dứt khoát quan điểm: Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay, và sự thiếu minh bạch trong kinh doanh trên thị trường điện ở Việt Nam, trách nhiệm trong việc này trước hết là do chính cơ chế quản lý kiểu bộ chủ quản lâu nay không được thay đổi. Tiếp đó là các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành điện- mà cụ thể là Bộ Công thương và cả EVN- trong tổ chức và quản lý điện Việt Nam. Mấu chốt của vấn đề phải là nhanh chóng xóa bỏ tình trạng độc quyền của EVN, chấm dứt tình trạng một tay nắm cả mua bán, phân phối, điều độ…
08/15/2016 - 19:29
Lê Dung / SBTN

No comments:

Post a Comment