"Trường hợp Nguyễn Văn Đài là một phép thử cho mối quan hệ Đức-Việt Nam"
Một ngày sau khi nhận được thư báo động của Forum Vietnam 21 (Diễn đàn Thế kỷ 21), hôm nay ngày 18.12.2015 tại Berlin trong tuyên bố với truyền thông & báo chí nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder đã nhấn mạnh: "Tôi lên án một cách nghiêm khắc nhất về việc bắt giam nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Văn Đài. Nhà nước Việt Nam phải trả tự do lập tức cho luật sư và cũng là Blogger Nguyễn Văn Đài. Đáng ngờ rằng, vụ bắt giam này là nhằm bịt miệng một tiếng nói phê phán ở Việt Nam trong một thời gian dài không xác định. Vụ bắt giam này cho thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trước như sau vẫn là thiếu kém."
Cách đây 4 tháng ông Volker Kauder, Chủ tịch Khối nghị sĩ liên đảng Liên minh Dân chủ / Xã hội Cơ đốc giáo (CDU / CSU) tại Quốc hội Đức, đã đi thăm Việt Nam và vào ngày 24.08.2015 đã tiếp xúc, nói chuyện với 3 nhà tranh đấu cho nhân quyền là các ông Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân và Nguyễn Anh Chí tại khách sạn Metropole, Hà Nội.
Nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder là người đứng đằng sau Nguyễn Văn Đài
Trong tuyên bố nêu trên với truyền thông & báo chí, nghị sĩ Volker Kauder cũng đã đề cập đến sự kiện này: "Hồi mùa hè năm nay ở Hà Nội tôi cùng với những nghị sĩ khác của Khối liên đảng CDU / CSU tại Quốc hội Đức đã nói chuyện với ông Nguyễn Văn Đài và thấu hiểu ông là một người dấn thân cho đa nguyên và tự do ngôn luận ở đất nước ông. Qua cuộc nói chuyện cũng cho thấy rằng, tự do tôn giáo -mà hiện ở Việt Nam không được thực hiện đầy đủ- có ý nghĩa đối với Nguyễn Văn Đài là một công việc quan trọng trong tâm khảm."
Nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder và luật sư Nguyễn Văn Đài
Trong dịp gặp mặt 3 nhà đấu tranh nhân quyền ở Hà Nội hồi tháng 8 năm nay, nghị sĩ Volker Kauder đã ngỏ lời mời 3 nhà đấu tranh nhân quyền sang thăm nước Đức và ông sẽ thông báo với Bộ ngoại giao Việt Nam về việc này. Nhưng cho đến nay nhiều dấu hiệu cho thấy việc này đã không thành. Trong lời kết của tuyên bố với truyền thông & báo chí nghị sĩ Voker Kauder đã nhắc đến "một phép thử" cho mối quan hệ Đức-Việt Nam:
"Chúng ta ở nước Đức nỗ lực tạo mối quan hệ tốt với Việt Nam về chính trị và kinh tế. Nhưng tiềm năng của những quan hệ này chỉ có thể phát triển trọn vẹn, nếu một khi tình trạng nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện và những vấn đề trong lãnh vực này được giải quyết. Trường hợp Nguyễn Văn Đài là một phép thử cho điều này."
Nguồn của bản tin:
No comments:
Post a Comment