Nam Nguyên, RFA-2015-08-11
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam ở Hà Nội hôm 9/8/2015.Courtesy of CPV online newspaper
Tại Đại hội lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, hôm 9/8/2015 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo truyền thông báo chí nhà nước cần tỉnh táo trước thông tin lợi dụng dân chủ đòi đa nguyên đa đảng, lợi dụng chống tham nhũng để bôi xấu chế độ và chia rẽ nội bộ. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ cải cách bằng cách nào khi tiếp tục không chấp nhận đa nguyên chính trị?
Phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được đưa ra ít ngày, sau khi ông Ted Osius Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội xác định Mỹ không tìm cách thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam. Đại sứ Ted Osius đã tuyên bố như vừa nêu trong cuộc họp báo vào cuối tháng 7 ở Hà Nội.
Theo lời ông Đại sứ, Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các quốc gia khác. Cách duy nhất để có thể tăng cường lòng tin giữa hai nước là phải nói rõ sự tôn trọng của Hoa Kỳ đối với một hệ thống chính trị khác biệt.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng chủ tịch Hội Nhà báo độc lập một tổ chức nằm ngoài sự quản lý của chính quyền, nhận định:
"Điều đó lên giây cót cho chế độ chính trị ở Việt Nam và như vậy họ có thể đương nhiên nghĩ rằng, Mỹ chấp nhận triết lý chính trị của họ. Điều đó cũng lên giây cót cho ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khẳng định lại không thể có đa nguyên đa đảng ở Việt Nam. Tôi cũng nghe những thông tin chuẩn bị cho Đại hội 12 là trong Đại hội 12 sẽ không diễn ra sự thay đổi lớn về triết lý chính trị. Đây là khái niệm mới được Hoa Kỳ cùng Việt Nam đưa ra và Việt Nam rất thích… Tôi hiểu là tất nhiên họ vẫn không chấp nhận đa nguyên đa đảng.”
Tại Đại hội 12 sẽ không diễn ra sự thay đổi lớn về triết lý chính trị.… Tôi hiểu là tất nhiên họ vẫn không chấp nhận đa nguyên đa đảng.
TS Nguyễn Quang A, Hà Nội
Theo TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, tổ chức tư nhân duy nhất về nghiên cứu chính sách ở Việt Nam nhưng đã giải thể sau đó vì bị mất tính độc lập, thì nguyên nhân của tình trạng bê bết vì tham nhũng, kinh tế ách tắc là vì nhà nước không chấp nhận đa nguyên chính trị.
Trong dịp trả lời chúng tôi trước đây, TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Do chuyện chỉ có độc đảng, không có cạnh tranh chính trị không có một thế lực độc lập lành mạnh nó luôn luôn canh chừng để vạch ra những việc làm bậy bạ của những người đương chức và nó luôn kè kè là đến cuộc bầu cử tới mà các ông làm bậy, thì dân bằng lá phiếu của mình sẽ đẩy các ông xuống và chúng tôi sẽ lên. Đây là một cơ chế hùng mạnh vô cùng, để buộc người ta bớt tham nhũng đi. Khi buộc người ta bớt tham nhũng đi thì các chính sách mới thực sự thúc đẩy nền kinh tế thị trường…”
Cái cách chính trị: chuyện viễn vông
Sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi báo chí cảnh giác trước luồng thông tin đòi đa nguyên đa đảng, thật ra không có gì mới vì đây là lập trường cố hữu của ông và của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều ngạc nhiên là vì qua chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ vào đầu tháng 7 vừa qua, dư luận cho rằng Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã xích lại gần với Hoa Kỳ hơn và điều này sẽ tiến tới chấp nhận những cải cách về dân chủ nhân quyền.
Việt Nam sau hơn hai thập niên đổi mới đang bị tắc trong điều gọi là bẫy thu nhập trung bình, nền kinh tế khựng lại và không còn động lực phát triển. Trong câu chuyện với chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng đồng thuận với những ý kiến cho rằng không thể thay đổi định chế kinh tế nếu nó không xuất phát từ sự thay đổi hệ thống chính trị. Ông nói:
"Một dẫn chứng gần gũi nhất là vừa rồi Việt Nam cùng với Liên minh Châu Âu đạt được sự thống nhất về Hiệp định thương mại tự do nhưng chỉ trên nguyên tắc mà thôi, chứ không phải là một sự ký kết thực chất và đi vào triển khai cụ thể như là phía Việt Nam mong muốn.
Không thay đổi những bản chất gốc rễ về thể chế kinh tế, sẽ càng làm cho nền kinh tế Việt Nam bế tắc mà nền kinh tế hiện nay vốn đang đủ thứ bế tắc.
TS Phạm Chí Dũng, TP.HCM
Vì sao lại như vậy, ít nhất có một lý do là Việt Nam chưa bảo đảm được sự thực thi hoàn chỉnh được một nền kinh tế thị trường đầy đủ như là các nước khối Tây Âu và người Mỹ họ yêu cầu.
Muốn thực thi được điều đó, có được khái niệm nền kinh tế thị trường đầy đủ thì thứ nhất phải bảo đảm được tính minh bạch. Việt Nam quá thiếu minh bạch, luôn luôn đứng gần chót bảng xếp hạng của Tổ chức minh bạch thế giới.
Thứ hai là luôn luôn ưu tiên cho các khối tập đoàn doanh nghiệp kinh tế lớn của nhà nước và gần như có sự cạnh tranh bất bình đẳng sâu xa và sâu sắc đối với khối doanh nghiệp tư nhân…
Nam Nguyên, RFA-2015-08-11
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam ở Hà Nội hôm 9/8/2015.Courtesy of CPV online newspaper
Tôi chỉ đặt ra dẫn chứng như thế để chúng ta thấy là không thay đổi những bản chất gốc rễ về thể chế kinh tế, thì sẽ không thể phát triển nền kinh tế và tất nhiên sẽ càng làm cho nền kinh tế Việt Nam bế tắc mà nền kinh tế hiện nay vốn đang đủ thứ bế tắc.”
Trong khoảng thời gian trước chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ, hệ thống tuyên giáo Trung ương Đảng cũng liên tục cảnh báo về diễn biến hòa bình, về điều gọi là tự diễn biến tự chuyển hóa.
Ngay lúc đó nhiều nhà phân tích đã cho rằng, thật là viễn mơ khi trông đợi Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận cải cách chính trị quan trọng, chỉ sau một chuyến đi dù là lần đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ.
Sự quyến rũ từ các Hiệp định thương mại tự do như với Liên minh Châu Âu EU, hoặc Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP với Hoa Kỳ và các đối tác khác luôn gây sự trăn trở cho Đảng và nhà nước Việt Nam. Nhưng làm thế nào để cải cách chính trị, thực hiện dân chủ nhân quyền mà vẫn giữ được vị thế độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là câu hỏi khó có câu trả lời hoàn hảo.
No comments:
Post a Comment