Người dân ném bom xăng về phía lực lượng CSCĐ trong tối 15/04. Ảnh: IJAVN cắt từ videoclip
Sáng nay (16/04), nhiều tờ báo lớn trong nước đưa tin việc, Nhà máy Nhiệt diện Vĩnh Tân 2 (Bình Thuận) đã phải tiến hành tưới nước, phủ bạt 3.000 m2 bãi thải xỉ của Vĩnh Tân 2 nhằm khắc phục tình trạng khói bụi, gây bức xúc trong người dân.
Công trình Nhà máy điện Vĩnh Tân 2 (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm 2 tổ máy được xây dựng từ ngày 8.8.2010, theo hình thức hợp đồng EPC do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải – Trung Quốc thi công; với tổng mức đầu tư 23.477 tỷ đồng. Đây là một trong những công trình đảm bảo cấp điện cho miền Nam. Ngày 7.9.2014, tổ máy số 2 đã hoà điện lần đầu thành công vào lưới điện Quốc gia. Tuy nhiên, từ đầu 2014 khi tổ máy số 1 vận hành thì đã xả ra khói thải, bụi khiến người dân địa phương phản ảnh gay gắt.
Bãi xỉ có diện tích hơn 64 ha, khối lượng tro, xỉ hằng ngày khoảng 4.000 tấn. Mấy tháng qua, khói đen liên tục xả ra từ nhà máy khiến các khu dân cư nằm cách nhà máy chưa đầy 1 km phải chịu trận. Nhà nhà phải đóng cửa cả ngày, cây cỏ hoa màu dính đầy bụi xỉ không thể đơm hoa kết trái, nguồn nước sinh hoạt cũng không thể sử dụng do ô nhiễm bụi xỉ… Hành động thực tế này của Nhà máy nhiệt điện chính là từ hậu quả mà chính quyền xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung nhận được từ tối hôm qua (15/04).
Một nhà hàng bị đập phá trong cơn tức giận của người dân
Theo blogger Lê Nguyễn Hương Trà cho biết: “Kẹt xe 50 km trên QL.1A, xô xát làm nhiều người bị thương, khách sạn Vĩnh Hảo bị đập phá, ba chiếc Mercedes, Ford và BMW bị phá hư hại, nhiều xe tải bị ném đá, hàng trăm CSCĐ và CSGT tham gia …vãn hồi trật tự. Cho đến sáng nay 16/04 mới chỉ thông xe được một phần.”
Còn trên báo Pháp Luật: “Đến 22 giờ 30 tối 15-4, lực lượng CSCĐ của Công an Bình Thuận đã rời khỏi hiện trường sau khi rất đông người dân quá khích dùng gạch, đá và “bom xăng” tự chế ném vào lực lượng giữ gìn an ninh trật tự. Theo một nguồn tin, có rất nhiều người bị thương trong vụ náo loạn này. Ngay sau đó đoàn người phản đối ô nhiễm môi trường lúc này đã lên đến cả ngàn người kéo đến khách sạn Vĩnh Hảo (cách nhà máy khoảng một cây số), nơi mà họ cho rằng là “tổng hành dinh” của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 để đập phá.”
Lực lượng CSCĐ được điều tới để vãn hồi trật tự. Ảnh: Bình Thuận Facebook Dân chặn quốc lộ 1A cũng lôi được trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khi tập đoàn này ra công văn cam kết sẽ khắc phục tình trạng ô nhiễm ở nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng có ý kiến chỉ đạo về việc thực hiện các giải pháp khắc phục ảnh hưởng đến môi trường của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đang trải bạt che xỉ than
Cần nhấn mạnh rằng, việc người dân tức giận đập phá, ngăn cản giao thông cho thấy họ đã hết kiên nhẫn với cách làm việc của các cơ quan ban ngành nhà nước, khi chỉ hứa mà không làm, tiếp thu mà không thực hiện, dẫn đến việc dù dân có những phản ánh về ô nhiễm trước đây, nhưng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân chưa có biện pháp khắc phục.
Chưa kể quả bóng trách nhiệm và thanh minh thường được bản thân lãnh đạo nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 sử dụng để che giấu việc xử lý chậm trễ các vấn đề mà nhà máy gây ra đối với môi sinh của người dân xã Vĩnh Tân.
Nhiều xe cộ cũng bị đập 40 năm có lẽ là quá đủ cho sự áp đặt cứng nhắc ý chí của nhà nước lên dân một cách tuyệt đối, nhất là khi ý chí đó đã không đoái hoài đến lợi ích của người dân, cộng đồng về mặt thực chất.
Tối 15/04, đã xuất hiện tường lửa để ngăn đôi Quốc lộ 1A Câu nói “nước lên, thuyền lên” có ý nghĩa hơn bao giờ hết, khi người dân đã mất hết niềm tin vào tính “trách nhiệm” của các ban ngành nhà nước trong giải quyết quyền lợi chung cho người dân. Câu nói đó càng nóng bỏng hơn trong không khí kỹ niệm “40 năm giải phóng miền Nam”. Và có lẽ, nếu nhà nước không thay đổi cách xử sự thô bạo như đã từng làm sau 1975 đến nay, sẽ đến lúc, người dân sẽ tự giải phóng mình một cách có tổ chức hơn, thay vì với tình trạng bộc phát như hiện nay. Từ năm 2010 khi khởi công nhà máy, mỗi lần ngược xuôi Phan Rang – Sài Gòn qua Vĩnh Tân mình đều có cảm giác lo lắng. Vùng đất này chính là yết hầu của Nam trung bộ, nơi núi “thò chân ra biển” .QL 1A độc đạo đi qua, một bên quốc lộ là biển, bên còn lại là điệp trùng núi với gần 100km kéo dài đến cao nguyên Di Linh. Gọi là “yết hầu” bởi không có con đường nào khác nối thông Nam Bắc ở vùng duyên hải này. Nếu QL1A ở đây có sự cố, mạch giao thông Nam Bắc qua duyên hải sẽ bị cắt đứt. Vậy nhưng bên cạnh cái yết hầu ấy là một nhà máy điện chạy than do Trung Quốc xây dựng, giá trị hơn 2 tỷ USD – Nhà báo Sự Viễn (Tuổi Trẻ) cho biết trong một chia sẻ trên facebook cá nhân. Video người dân dựng tường lửa trong đêm 15/04:
Nguon: Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam / ijavn.org
No comments:
Post a Comment