Thursday, February 5, 2015

Không quân Nhật 'sẽ tuần tiễu Biển Đông'?

Theo BBC-2 giờ trước
Bản đồ các quốc gia và các đảo có tranh chấp chủ quyền
An ninh tại Biển Đông, nơi Trung Quốc nhận phần lớn chủ quyền, đang ảnh hưởng tới lợi ích của Nhật Bản và có thể khiến đi tới việc phải tính lại có nên triển khai phi cơ tuần tiễu ại khu vực này hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật được hãng tin Reuters trích thuật lên tiếng.
Phát biểu này được đưa ra sau khi Chỉ huy Hạm Đội Bảy hải quân Mỹ nói rằng chính phủ Mỹ chào đón sự hiện diện của Nhật tại vùng.
Những cuộc tuần tiễu thường lệ của không quân Nhật chỉ giới hạn ở vùng biển Hoa Đông nơi Nhật Bản và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền xung quanh một quần đảo. Những chuyến bay mở rộng phạm vi sang vùng Biển Đông chắc chắn sẽ gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, tướng Nakatani nói với các phóng viên hôm thứ 3/2 rằng hiện nay Nhật Bản không tuần tiễu tại vùng Biển Đông và không có kế hoạch làm diều đó, tuy nhiên Nhật Bản đang tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ và "tình hình tại Biển Đông có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Nhật Bản và chúng tôi ý thức được cần phải tính toán phản ứng của mình".
Phát biểu này của tướng Nakatani được đưa ra sau khi Chỉ huy Hạm Đội Bảy, ông Robert Thomas, trong cuộc phỏng vấn do Reuters đăng tải nói rằng các chuyến bay giám sát của Nhật Bản tại Biển Đông sẽ giúp kiểm soát đội ngũ ngày càng gia tăng tàu thuyền của Trung Quốc đang vượt qua khả năng giám sát của các quốc gia Đông Nam Á.
Phản ứng lại trước phát biểu của ông Thomas, Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Nhật Bản chớ có "gây căng thẳng".
Hải quân Trung Quốc tập trận ở phía Đông nước này.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại phần lớn vùng Biển Đông
Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Đài loan, Malaysia và Brunei đều tuyên bố có chủ quyền tại Biển Đông trong đó Trung Quốc đưa ra bản đồ với đường chín đoạn chiếm 90% vùng biển này trong đó Việt Nam và Philippines là hai nước lớn tiếng nhất chỉ trích các tuyên bố nhận chủ quyền của Trung Quốc.
Cả hai nước đều không muốn thấy Trung Quốc mở rộng kiểm soát tại vùng Biển Đông và cùng nhận ra rằng Trung Quốc là mối nguy hiểm lớn hơn cho chính họ chứ không phải họ là mối đe dọa của nhau.
Trong một diễn biến khác, chính phủ Philippines hôm nay nói rằng Trung Quốc đã đâm ba tàu cá của Philippines ngoài khơi tại Biển Đông và yêu cầu Trung Quốc cần tôn trọng chủ quyền tại vùng biển có tiềm năng xảy ra tranh chấp này.
Trước đó tại diễn đàn an ninh ở Manila hôm qua, thứ Tư 4/2, một chuyên gia về an ninh, ông Michael Tkacik thuộc trường Đại học Stephen F. Austin State, nói: "Trung Quốc chủ ý chiếm cứ nhiều nhất tại Biển Đông khi có thể."
Trong khi Nhật Bản không nhận chủ quyền tại vùng này nhưng Nhật là quốc gia cung cấp 10% lượng cá đánh bắt được trên toàn cầu và lượng tàu bè đi qua vùng biển này mang một lượng hàng hóa trị giá 5 nghìn tỷ đô la, mà một lượng lớn là đi tới và từ Nhật Bản.

No comments:

Post a Comment