Saturday, December 12, 2015

Những câu nói để đời của quan chức Việt năm 2015

Tin Đa Chiều - Ngày: 7:35 AM - 12/12/2015
Năm 2015 đã sắp trôi qua, chúng ta cùng điểm lại lại những câu nói được xem là để đời của quan chức Việt trong năm này.
“Ùn ứ” chứ không phải ùn tắc giao thông
Ngày 29/9/2015 trong một cuộc họp định kỳ của Sở Giao thông Vận tải TPHCM, khi có ý kiến thắc mắc không đồng tình với khái niệm ùn ứ xuất hiện trong bản báo cáo an toàn giao thông, cũng như số liệu về các vụ ùn tắc. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Xuân Cường đã trả lời rằng: ” Ùn tắc trên 30 phút được tính dựa trên tiêu chí xe không di chuyển trong thời gian đó. Do đó, có thể hiểu rằng các vụ kẹt xe kéo dài thời gian qua chỉ là ùn ứ, vì xe vẫn có thể di chuyển nhúc nhích được”.
Chưa có tượng đài là thiệt thòi
Các địa phương đua nhau xây tượng đài Hồ Chủ Tịch, địa phương xây sau nhất định phải có tượng đài to hơn, đẹp hơn trượng đài trước. Đến một tỉnh thuộc dạng nghèo nhất nước như Sơn La cũng quyết xây tượng đài 1.400 tỷ đồng mặc cho người dân đói khổ lại vừa trải qua 2 đợt  lũ lớn, và phải nhận hàng nghìn tấn gạo để cứu đói.
Khi nhiều người có ý kiến không nên xây tượng đài quá tốn kém này Ông Cầm Ngọc Minh Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La trao đổi với phóng viên soha rằng “Chưa có tượng đài là thiệt thòi cho chúng tôi”
Ngụ ý ông Minh muốn so sánh: Trong khi các địa phương khác đều có tượng đài Hồ Chủ Tịch đồ sộ thế kia, nếu Sơn La không có thì đúng là thiệt thòi. Nếu như ông Minh so sánh giữa cuộc sống nghèo đói của người dân Sơn La với các nơi khác để đầu tư vì cuộc sống người dân thay vì tượng đài, thì người dân Sơn La sẽ bớt khổ hơn nhiều rồi.
Còn Phó Chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm phát biểu với Soha rằng: “Tôi cho rằng, không nên đặt vấn đề xây tượng như thế là đắt hay rẻ. Trước khi phán xét, cần phải nhìn tổng thể giá trị văn hóa.
Tượng đài sẽ là động lực để tạo nên sự phát triển. Không thể nói rằng vì nhiều người còn đói nên để tiền đó mua cơm trước. Đôi khi văn hóa phải đi trước”
Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng
hop
Các đại biểu tham dự kỳ họp lần thứ 14 HĐND TP Đà Nẵng khóa 8, nhiệm kỳ 2011-2016. Ảnh Đức Hoàng – báo giadinh
Tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 14, HĐND TP Đà Nẵng Khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016 diễn ra ngày 9/7, ông Võ Văn Thương, Bí thư Quận ủy Hải Châu, Đà Nẵng đã làm cả hội trường bất ngờ khi phát biểu:
“Sắp tới chúng ta kêu gọi đầu tư Dự án khu công viên văn hóa tâm linh Ngũ Hành Sơn. Mà tôi nhớ không nhầm là trước đây, hồi trước giải phóng, có tiểu thuyết “Tề Thiên Đại Thánh”
Trong đó có vẽ năm ngọn núi Ngũ Hành khi mà Tề Thiên Đại Thánh phạm tội bị đè dưới năm ngọn núi Ngũ hành này. Và tôi được biết tác phẩm được Ngô Thừa Ân viết cách đây 500 năm mà năm ngọn núi Ngũ Hành Sơn của chúng ta có thể có lâu hơn tác phẩm của Ngô Thừa Ân. Nên đề nghị Giám đốc Sở Du lịch sắp tới chúng ta kêu gọi đầu tư vào dự án này, nên chăng chúng ta truyền thuyết hóa, đưa một số chi tiết như thế, để lôi kéo, tìm cái sự tò mò của du khách về 5 ngọn núi Ngũ hành của chúng ta hay không?”.
Tâm đắc với ý tưởng này ông Thương nói tiếp: “Nếu được, khách du lịch Trung Quốc đến đây rất là nhiều, nếu bây giờ đề nghị Giám đốc Sở tìm lại cuốn sách “Tề Thiên Đại Thánh” thì tôi tin chắc rằng hình vẽ đó giống y năm ngọn núi Ngũ hành”.
“Trước đây, khi tôi chưa đọc thì tôi chưa nghĩ, chưa biết năm ngọn núi Ngũ Hành. Nhưng bây giờ hình dung lại khi xem phim Tôn Ngộ Không thì hình dung cũng có thể trước đây, cách đây hơn 500 năm Tề Thiên Đại Thánh có khi bị đè trong năm Ngọn núi Ngũ hành của Ngũ Hành Sơn này”.
Đáp lại lời ông Thương,  Giám đốc Sở VHTT-DL Đà Nẵng là ông Ngô Quang Vinh khẳng định sẽ tiếp thu ý tưởng của các vị đại biểu và sẽ tổ chức triển khai thực hiện ngay
nui-ngu-hanh-son
Một trong năm ngọn núi ở Ngũ Hành Sơn. Ảnh Đức Hoàng – báo giadinh
Cầu sập một nửa vẫn ….dùng tốt
Cây cầu bắc qua kênh 28 theo tỉnh lộ 831, xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng là công trình do tiền của người dân đóng góp cùng với vốn ngân sách xây dựng với kinh phí gần 2,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, chỉ sau khi khánh thành và đưa vào sử dụng 14 ngày thì một nửa cầu đã đổ ập xuống sông vào ngày 27/5/2015
Việc người dân bỏ biền đóng góp xây cầu, nhưng sau 14 ngày đã sập một nữa cầu khiến người dân thất vọng và không ai dám tin vào chất lượng cầu do nhà nước xây và muốn xây lại cây cầu mới
cau-gay
Ảnh baolongan
Thế nhưng Nguyễn Văn Chỉnh – phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An khẳng định nửa cây cầu chênh vênh còn lại còn rất tốt và sẽ tiến hành đấu nối để cho cây cầu tiếp tục được sử dụng, ông nói trên báo Tuổi Trẻ rằng:  “nửa cây cầu còn lại không bị ảnh hưởng trong vụ sập cầu và hoàn toàn đảm bảo chất lượng để tiếp tục “sứ mệnh” đưa người dân qua kênh”.
Lễ hội Gióng không có bạo lực
Lễ hội Gióng tại Sóc Sơn, Hà Nội nhuốm màu bạo lực, cả đám người cầm gậy lao vào vụt nhau, truyền thông các nơi đều đưa tin vụ việc bạo lực nghiêm trọng này


Thế nhưng khi phóng viên hỏi về sự việc này, các quan chức liên quan đều có mặt tại lễ hội làm xem là việc hết sức bình thường.
ông ông Lê Hữu Mạnh, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn xem là chuyện bình thường và thản nhiên nói: “Sự việc trên là bình thường, bởi đây là phong tục của hội”
Còn ông Nguyễn Khắc Lợi, PGĐ Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội cũng đồng tình: “Tôi và các Thứ trưởng Văn hóa, Thứ trưởng Giao thông có mặt ở hội Gióng rất lâu nhưng không thấy hỗn chiến, đánh nhau nào. Những người cầm gậy chỉ là dân làng đi bảo vệ kiệu”.
Cần làm yên lòng dân dù đường ống nước sông Đà còn tiếp tục vỡ nữa
Khi xảy ra sự cố vỡ nước sông Đà nhiều lần, khiến 55.000 hộ dân Hà Nội ở các khu vực như Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình không có nước dùng. Chiều 19/8/2015, tại Hà Nội, sở Xây Dựng đã tổ chức cuộc họp để thông tin trước báo giới về sự cố vỡ đường ống nước sông Đà.
Tại cuộc họp này, ông Nguyễn Văn Phong, Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh: “đây không phải là lần đầu xảy ra sự cố vỡ đường ống nước sông Đà nữa, chắc cũng không phải lần cuối cùng, sẽ còn vỡ vài lần nữa. Đề nghị các cơ quan báo chí thông tin định hướng để người dân hiểu và nắm rõ về sự cố mất nước này”
Câu nói của vị Phó trưởng Ban tuyên giáo cũng lộ rõ bản chất của Ban tuyên giáo là yêu cầu truyền thông phải đưa tin sao để vỗ yên dân, chứ không quan tâm đến đời sống khó khăn của người dân, mặc cho đường ống sông Đà còn tiếp tục vỡ và người dân còn tiếp tục chịu đựng.
Sáng ngày 29/6/2015 Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đã có cuộc tiếp xúc với cử tri các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn. Tại cuộc họp này các cử tri Đà Nẵng rất bức xúc lên tiếng về vấn đề biển đông, đặc biệt là việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo làm căn cứ quân sự, cướp bóc ngư dân
Lúc này Phó Chủ tịch Quốc Hội, Thượng tướng Huỳnh Ngọc Sơn chia sẻ ý kiến của mình. Về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, ông Sơn nói: Nhiều lần ta cũng nghĩ tới việc lấy lại nhưng trong lúc này chưa thể lấy lại được. Để đời con đời cháu chúng ta lấy lại. Trung Quốc bây giờ họ củng cố gần như là bất khả xâm phạm rồi”.
“Ta như thế này thì bà con thấy ta ăn thua với họ được không? Ai tài giỏi thì thử chỉ huy ra đó coi có thắng không? Đánh được rồi nhưng có giữ được không?”
Cả họ làm quan là “ngẫu nhiên”
Trước sự việc cả họ làm quan ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Thành ủy Hà Nội đã có đợt kiểm tra sự việc này.
Sau đợt thanh kiểm tra, tại cuộc gặp gỡ báo chí nhằm giải đáp thông tin về vấn đề này. Ông Đào Đức Toàn, trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội cho rằng thông tin Bí thư huyện Mỹ Đức Lê Văn Sang lợi dụng chức vụ, bổ nhiệm họ hàng làm lãnh đạo các phòng ban của huyện là không thuyết phục.
Ông Toàn cũng cho rằng: “Ở huyện có 8 đến 9 người quan hệ họ hàng với nhau, tôi cho rằng có thể đây là quan hệ hết sức ngẫu nhiên….”
”Dự án chục tỷ, sai phạm một tỷ là tốt rồi’’
tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy chiều ngày 27/1, liên quan đến nhiều sai sót trong 3 dự án cầu vượt thép do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư. Chánh thanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên cho rằng: ‘Dự án chục tỷ, sai phạm một tỷ là tốt rồi’
Trước sự việc tuyển sinh năm 2015, nhiều thí sinh đủ điểm nhưng vẫn không vào được các trường công an vì “tiêu chuẩn chính trị” Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị (Bộ Công an) trả lời phóng viên vietnamnet rằng: “Mỗi ngành nghề có đặc trưng, đặc thù. Tuyển vào công an để bảo vệ Đảng, Nhà nước, chính quyền.”
Có lẽ Thiếu tướng Cẩn không còn nhớ nổi rằng vì sao lại đặt tên là “công an nhân dân”, hay đó chỉ còn là tên gọi.
Ngọn Hải Đăng
Theo daikynguyenvn.com

No comments:

Post a Comment