Saturday, December 19, 2015

Biện pháp nhằm minh bạch tài sản để chống tham nhũng

Tin Đa Chiều - ngày: 7:06 AM - 19/12/2015
Một trong những biện pháp nhằm chống tham nhũng được chính phủ đề ra là phải kê khai tài sản, từ năm 2007 đến nay Chính phủ đã ra 3 nghị định kê khai tài sản nhưng đều không mang lại hiệu qua

Ảnh nld
Ảnh nld
Nghị định 37/2007/NĐ-CP ngày 9/3/2007
Nghị định số 37 ban hành năm 2007 phụ thuộc vào sự trung thực của các cá nhân, do đó hiệu quả tác dụng chẳng được bao nhiêu, đa số còn không thi hành. Các quan chức “ngại công khai tài sản”, người quản lý thì không có cơ chế để xử lý.
Các cơ quan quản lý chỉ phát hồ sơ kê khai tài sản rồi thu lại chứ không có xác minh việc kê khai có đúng hay không, và các cơ quản quản lý này cũng không có động lực để kiểm tra, vì thế hiệu quả là rất thấp.
Năm 2007, năm 2008 không hề có công chức nào bị kỷ luật. Từ năm 2009 đến năm 2010 chỉ có 12 công chức bị kỷ luật.
Nghị định 68/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011
Trước hiệu quả quá kém việc kiểm tra tài sản, đến năm 2011 chính phủ bàn hành nghị định Nghị định số 68/2011/NĐ-CP
Theo văn bản này thì người kê khai tài sản phải công khai bản kê ấy ở đơn vị công tác, nơi hay đến làm việc.
Việc kê khai phải có đầy đủ thông tin biến động cũng như số lượng, giá trị tài sản, thu nhập có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên…
Thực tế khi triển khai thì việc kê khai phụ thuộc vào ý thức tự giác của người kê khai tài sản, còn người xác minh tài sản lại cũng là người cùng đơn vị, đồng thời tài sản của người kê khai lại được giữ bí mật.
Người kê khai và người xác minh lại cũng không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào. Đồng thời người kê khai không muốn tiết lộ tài sản, người xác minh cũng cũng thừa hiểu việc này chả thế chống tham nhũng được nên cũng chỉ làm lấy lệ.
Việc xác minh tài sản cũng gặp khó khi mà tài sản của các quan chức rất nhiều là do người khác đứng tên.
Vì thế mà việc minh bạch tài sản để chống tham nhũng hoàn toàn thất bại. Từ năm 2011 đến 2012 chỉ có 5 trường hợp xác minh tài sản và không có một trường hợp nào bị kỷ luật.
Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013
Nghị định này có thay đổi một chút so với trước là chỉ dùng một mẫu kê khai tài sản, bổ sung phần thu nhập cả năm và giải trình phần thu nhập tăng thêm.
Chính vì thế mà hiệu quả mang lại rất thấp, suối từ 2013 đến 2014 chỉ có 6 công chức bị xử lý kỷ luật.
ke-khai-tai-san
Bảng đánh giá kê khai tài sản từ năm 2007 đến năm 2014 (Nguồn: Thanh tra Chính phủ)
Qua bảng đánh giá kê khai tài sản suốt từ năm 2007 đến hết năm 2014, có 5,55 triệu lượt kê khai tài sản, xác minh 2.632 trường hợp, và chỉ xử lý kỷ luật 18 người, những người bị kỷ luật hầu hết là do bị phát hiện kê khai không trung thực, nhưng đây là con số không thấm tháp gì so với mức độ tham nhũng, cũng như tài sản thất thoát do tham nhũng.
Thực tế việc kê khai này không mang lại kết quả, điển hình như vụ ông Trần Văn Truyền, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ sở hữu một khối tài sản kếch sù nhưng không ai biết, đến khi báo chí phanh phui ra vụ việc thì cơ quan chức năng mới vào cuộc, ông Truyền mới bị kỷ luật và tịch thu tài sản
Điển hình như năm 2013 có gần 1 triệu người kê khai tài sản, nhưng chỉ có 5 trường hợp xác minh việc có khai có đúng không, phát hiện 1 trường hình thức hợp kê khai không đúng và bị xử lý. Con số này là quá thấp, chỉ có 5 trường hợp xxác minh việc kê khai tài sản cho thấy việc xác minh này như một thủ tục, và dường như là một hình thức nhằm “xử lý nội bộ” khi có mâu thuẫn thì đúng hơn.
Số lượng xác minh kê khai tài sản là quá thấp, do việc xác minh thuộc đơn vị chủ quản nói người kê khai làm việc, đơn vị chủ quản khi có việc cần mới xác minh, cơ quan khác không xử lý xem vào được. về vấn đề này ông Trần Đức Lượng – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ  cho báo Pháp Luật Đời Sống biết: “Chúng tôi cũng rất băn khoăn vì con số đó. Số trường hợp kê khai thì nhiều mà trường hợp xác minh và bị xử lý thì ít quá, nhưng thẩm quyền xác minh hiện nay theo quy định của pháp luật thuộc về người có thẩm quyền quản lý cán bộ. Nên phải chăng tới đây, chính chủ thể xác minh có thể thay đổi được không để bảo đảm tỷ lệ được xác minh sẽ nhiều hơn”.
Báo Pháp Luật Đời Sống cũng dẫn lời ông Lượng cho rằng: Cần phải thu hẹp đối tượng kê khai lại, công khai một cách rộng rãi hơn, đưa ra một chế định xác minh không điều kiện như một số nước gần chúng ta đã làm
Cần làm sao đã minh bạch việc sở hửu tài sản
Việc kê khai tài sản ở Việt Nam hiện nay chỉ là theo thủ tục không thể có hiệu quả.
Ở nước ngoài có nền tài chính minh bạch, các giao dịch lớn của quan chức đều qua hệ thống ngân hàng chứ không dùng tiền mặt, nên đều có thể kiểm soát được tài sản chứ không cần phải làm thủ công như tự kê khai tài sản như ở Việt Nam.
Bất cứ một giao dịch nào cũng dễ dàng tra rõ nguồn gốc giao dịch là từ đâu đến. Vì thế mà có thể biết được thu nhập cũng như tài sản của từng người dân trong nước như thế nào.
Trong khi đó ở Việt Nam không có thể xác định rõ nổi thu nhập của các quan chức. Nhiều người dùng tiền tham nhũng mua bán tài sản nhưng không một ai biết nguồn tiền này từ đâu. Thậm chí khi người tham nhũng bị bắt rồi cũng không thể thu hồi hoặc thu hồi rất ít số tài sản tham nhũng, do không xác định nổi tiền nào là do tham nhũng.
Để minh bạch tài sản nhằm chống tham nhũng hiệu quả, thiết nghĩ Việt Nam cần phải minh bạch nền tài chính, học tập nền tài chính ở các nước tiên tiến, như thế sẽ kiểm soát được thu nhập cũng như các giao dịch không chỉ của các quan chức, mà cả người dân. Như thế sẽ không cần kê khai tài sản như hiện nay nữa.
Việc minh bạch tài chính dẫn đến minh bạch về tài sản cũng sẽ là một bước tiến lớn giúp chống lại vấn nạn tham nhũng đang hoành hoành tại Việt Nam.
Ngọn Hải Đăng
Theo daikynguyenvn.com

No comments:

Post a Comment