Lê Dung / SBTN-12/13/2015 - 07:52
Vào cuối tháng 10/2015, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thống kê: tổng số tiền cam kết cho vay từ quĩ hỗ trợ 30,000 tỉ đồng là 21,518 tỉ đồng, đạt 72%; trong đó đã giải ngân 13,499 tỉ đồng, đạt 45%.
Người dân nghèo gồng lưng mưu sinh sống qua ngày, dự án thì trùm mền bỏ hoang
Thật ra tỷ lệ “cam kết cho vay” không có nhiều ý nghĩa trong một thị trường luôn biến động và nhiều bất nhất ở Việt Nam. Ngay cả tỷ lệ 45% giải ngân cũng chỉ là theo số báo cáo. Trong khi trước đó đã xuất hiện một số ý kiến chuyên gia cho rằng, thực tế giải ngân chỉ khoảng 30% hoặc thấp hơn.
Vào lần này, nguyên nhân được nêu ra vẫn là do Bộ Xây Dựng đưa ra quy định tiêu chuẩn được phép vay quĩ hỗ trợ này phải là người có thu nhập thấp dưới mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân (9 triệu đồng). Chính quy định này khiến người dân không đủ tiêu chuẩn được nguồn vốn vay 30,000 tỷ tại các ngân hàng. Bởi khi cho vay, ngân hàng cũng phải bảo đảm khả năng thu hồi nợ từ phía khách hàng là những gia đình. Chính sự đối nghịch nhau giữa quy định của Bộ Xây dựng và quan điểm tư lợi của các ngân hàng thương mại, đã khiến người có nhu cầu mua nhà ở không thể vay từ quĩ 30,000 tỷ.
Nợ xấu bất động sản lại chiếm ít nhất 70% tổng nợ xấu, lên đến 500.000 tỷ đồng trong khối ngân hàng. Nhưng cứ xem bản thành tích của Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) chỉ giải quyết được vỏn vẹn 7% số nợ xấu mua lại từ các ngân hàng thương mại. Điều này cho thấy triển vọng khoảng 1/3 khối tổ chức tín dụng “một đi không trở lại” là rất cao trong vài năm tới.
Cần nhắc lại là khi được tung ra quĩ hỗ trợ 30,000 tỷ đồng trên được kỳ vọng như một liều thuốc đặc trị, để kích thích mãi lực của người tiêu dùng, và làm cho thị trường nhà đất “sống lại”. Song song với gói này, một số ngân hàng thương mại cũng từng ồn ào dự kiến “phát hành” những chương trình khác. Thậm chí Ngân hàng Xây dựng còn dự định có quĩ nhà đất lên đến 50,000 tỷ đồng. Chỉ tiếc là ngay sau khi quảng bá về thông tin này vào năm 2014, có đến 3 quan chức cao cấp nhất của Ngân hàng Xây dựng đã bị bắt khẩn cấp và bị tống giam cho tới nay. Tương lai gói 50,000 tỷ đồng cũng bởi thế đã tan như bong bóng xà bông.
Cùng với nợ công quốc gia, nợ xấu là tử huyệt của nền tài chính và do đó của cả nền kinh tế Việt Nam. Trước đây đã có một số ý kiến cho rằng nếu không “giải quyết” được thị trường bất động sản trước năm 2015, nguy cơ đổ vỡ của khối ngân hàng là rất cao. Thực tế đã cho thấy hàng chục ngân hàng hương mại, trong đó những ngân hàng bị Ngân hàng nhà nước mua với giá 0 đồng, như Ngân hàng Xây dựng, Đại Dương, GP đã thực sự rơi vào cơn khủng hoảng về nợ xấu và mất khả năng chi trả cho khách hàng.
Còn giờ đây, chắc chắn kế hoạch “cứu nợ xấu” lại phải dời sang cuối năm 2016, nhưng với điều kiện là có thể bán tống tháo khối lượng tồn kho bất động sản khổng lồ.
Tuy nhiên, 2016 lại là thời điểm mà nguồn cung nhà ở cao cấp lớn nhất: 60,000!
Làm sao để bán?
No comments:
Post a Comment