Thursday, October 15, 2015

Những áp lực trong cuộc sống của các nhà đấu tranh trẻ (phần 2)

Chân Như, phóng viên RFA -2015-10-14  
Các bạn trẻ Hoàng Thành, Vương Các và Văn Hóa
Các bạn trẻ Hoàng Thành, Vương Các và Văn Hóa Các bạn trẻ Hoàng Thành, Vương Các và Văn Hóa  File photo
Kể từ khi có càng nhiều các bạn trẻ tham gia vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền tại VN, thì sức lực từ phía chính quyền đến với họ cũng ngày càng mạnh, điển hình là ép buộc chủ nhà nơi họ tạm trú xóa bỏ hợp đồng. Và đó cũng là chủ đề cho chương trình tuần này, đây là kỳ cuối cho chủ đề liên quan đến những áp lực trong cuộc sống của những nhà tranh đấu trẻ tại VN. Mời quý vị cùng nghe Chân Như và 3 bạn khách mời Hoàng Thành, Vương Các và Văn Hoá sau đây:
Tuần trước, chúng ta đã được nghe các bạn chia sẻ đôi chút về hoàn cảnh của từng người cũng như nhận xét của các bạn về việc công an can thiệp vào chuyện thuê nhà của người dân cũng như những lý do khiến chủ nhà đành buộc phải hủy bỏ hợp đồng.  Chúng ta tiếp tục cuộc nói chuyện tuần này.
Chân Như: Nếu có sự can thiệp như vậy của phía công an, thì quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam có còn được tôn trọng hay không?
Hoàng Thành: Tôn trọng? Chắc chắn qua sự việc này của em là không có bởi vì chính em một tháng mà bị hai lần như vậy. Nếu mà có tôn trọng thì chính chủ nhà cũng không bao giờ mời em ra ra khỏi nhà ngay ngày hôm sau trong khi đó bản hợp đồng có ghi rằng từ khi thông báo tức là bên A thông báo cho bên B; Bên B tức là em là trong khoảng mười lăm ngày vẫn có khoảng thời gian đó mình ở lại và mình tìm nhà. Tuy nhiên, lúc đó anh công an khu vực và chủ nhà có mặt ở nhà mới mà em đến mướn và yêu cầu ngày hôm sau phải chuyển đi luôn. Đồng thời, họ bắt em, là người làm hợp đồng với chị Ngân chủ nhà mới, viết một bản cam kết để làm giảm tính hiệu lực của bản hợp đồng mới và yêu cầu ngay ngày hôm sau chuyển hết đồ đi.  Em nghĩ  không có sự tôn trọng về luật tự do cư trú ở đây.
Vương Các: Tôi nghĩ quyền được tự do cư trú ở Việt Nam không được tôn trọng, chẳng hạn, điều 22 hiến pháp cũng có quy định rằng không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu như không có sự đồng ý của người đó. Tuy nhiên, chúng ta thấy trong quy định của luật cư trú thì họ cho phép công an địa phương có thể vào để kiểm tra hành chính, kiểm tra số lượng người đang ở trong nhà đó.  Chính vì vậy, chúng ta thấy những quy định của luật cư trú và các nghị định và thông tư để mà hướng dẫn cho việc đăng ký lưu trú, tạm vắng tạm trú đã đi ngược lại với tinh thần theo điều 22 của hiến pháp năm 2013.  Không những vậy mà tôi nghĩ rằng việc công an khi họ tiến hành kiểm tra tạm vắng tạm trú bằng cách họ tới phòng mình, gõ cửa bất cứ lúc nào và họ gây sức ép để chủ nhà không cho mình thuê đã cho chúng ta thấy họ đã vị phạm tới quyền riêng tư cũng đã được hiến pháp bảo hộ.
Văn Hóa: Đúng rồi những ý kiến của anh Vương Các nêu ra rất chi là thực tế và cũng đã xảy ra đối với cá nhân Hóa cũng như của gia đình Hóa. Đặc biệt là giống như trường hợp  của Hóa không những chính quyền can thiệp vào chuyện cá nhân mà chính quyền còn liên hệ về địa phương tức là người nhà cũng bị ép cho dù họ vi phạm hiến pháp, các nhân quyền ký kết rất chi là trắng trợn. Họ ép đến nỗi người nhà, tức là mẹ của Hóa, phải rời khỏi chỗ đấy. Nay thì mẹ Hóa đã vào Tây Nguyên rồi. Họ ép rời khỏi địa phương bằng cách người ta gây sách nhiễu, áp lực khủng bố tinh thần đến nỗi mẹ Hóa vào Tây Nguyên sinh sống.  Điều đó đã vi phạm rất chi là trắng trợn quyền con người.
Chân Như: Các bạn sẽ làm gì để bảo vệ quyền tự do cư trú của chính bản thân mình nếu rơi vào hoàn cảnh đó cũng như đối phó với những người xâm phạm quyền tự do cư trú của các bạn ?
Hoàng Thành: Trước hết nói về cách đối phó em nghĩ rằng không có cách đối phó nào ngoài việc mình đến trực tiếp mặt đối mặt với những người đang thực thi công quyền làm về hộ khẩu; Mình sẽ nói chuyện với họ về công việc của mình; Mình tâm sự và giải thích cho họ hiểu và cũng nói dựa trên luật pháp rằng họ không có quyền làm những điều như vậy.  Còn giải pháp thì đương nhiên là mình sẽ phải đứng lên  đấu tranh cho quyền của mình dựa trên luật pháp đã hiện hành. Làm được iều này mình cần phải hiểu về luật pháp. Nếu như mình không hiểu thì chắc chắn mình sẽ bị thua thiệt trong những vấn đề như thế này.
Chân Như: Hoàng thành cho rằng chúng ta cần phải mặt đối mặt với chính quyền để giải thích cho họ hiểu được vấn đề, Vương Các có đồng tình với nhận định này hay không?
Vương Các: Sau khi nghe qua ý kiến của Hoàng Thành tôi rất đồng ý.  Trong trường hợp của tôi, khi mà xảy ra sự việc này, tôi cũng đã dự tính tới việc sẽ khởi kiện chủ cho thuê nhà bởi vì họ vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, sau đó tôi suy nghĩ lại và tôi không làm việc này bởi vì tôi có thắng kiện thì bên bị thiệt hại sẽ là bên chủ nhà. Chính vì tôi thấy rằng họ không phải là người gây ra việc này nếu mà mình biến họ thành nạn nhân thì mình thấy nó cũng không phù hợp cho lắm.  Nếu trong thời gian tới mà có trường hợp tương tự xảy ra tôi sẽ hành động như cách chia sẻ của bạn Hoàng Thành; Tức là tôi sẽ lại trực tiếp cái đồn công an phường đó để gặp những người có trách nhiệm  và tôi sẽ chất vấn họ có hay không việc họ ép chủ nhà để mà không cho tôi thuê nữa. Trong quá trình làm việc đó, nếu mà tôi có thể thu thập được những chứng cứ chắc chắn rằng họ đang ép chủ nhà, tôi sẽ tiến hành khiếu nại hoặc là khởi kiện công an địa phương ở trên chỗ tôi đang ở.   Và nhìn ra xa hơn một chút thì giống như ý của bạn Hoàng Thành chia sẻ, mình cần phải đấu tranh bảo vệ cho quyền con người và cụ thể là quyền được tự do cư trú bởi vì mình không phải là một tội phạm, mình không vi phạm pháp luật mà mình lại không được tự do ngay trên đất nước của mình.  Chính vì thế mình cần phải hành động để mà đấu tranh đòi hỏi quyền con người cụ thể là quyền được tự do cư trú.
Văn Hóa: Trường hợp cá nhân của em nói chung là bị sách nhiễu  đủ thứ, chủ yếu nhiều nhất là ở quê. Những lúc An Ninh trên tỉnh hỏi về việc làm của mình thì cách Hóa hay dung nhất là gọi những người láng giềng tới và cũng mời vào để cho họ nghe để họ biết những việc làm như vậy luôn.  Có đến ba lần (CA) về làm việc thì Hóa đều có những người láng giềng cho ngồi chung rất đông trước cửa, cho người ta làm việc công khai như vậy luôn. Sau những lần như vậy thì Hóa thấy người ta cũng ít đến và những người láng giềng bắt đầu cảm thấy đồng tình, đồng cảm với trường hợp mà người ta cảm thấy bên an ninh chính quyền họ làm một cách phi lý.  Những cách mà Hóa làm việc nói chung cũng phải đối mặt với họ nhiều.  Thế nên tốt nhất là mình phải nêu lên cách đầu tranh của mình thôi: mặt đối mặt làm việc với người ta. Theo quan điểm cá nhân của Hóa thì hiện nay cũng chả có cách nào để hữu hiệu được, để chống đối lại cả bởi vì họ quá đông. Tốt nhất là mặt đối mặt, nói chuyện với họ theo cách làm việc tôn trọng nhau, thượng tôn pháp luật, sau cũng nói chuyện giải bày những gì mình đang làm, không phải làm cho cá nhân mình mà đấu tranh với cả họ luôn để họ hiểu, đấy là cách Hóa thường hay dùng.
Chân Như: Lúc nãy Hoàng Thành có nói là cần phải mặt đối mặt với người đang thực thi công quyền..thì trường hợp của Thành, Thành đã có cơ hội để đối mặt với họ chưa và đã được họ giải quyết ra sao?
Hoàng Thành: Em cũng đang tiếp cận với những anh công an khu vực, cũng như an ninh khu vực. Trên thực tế họ tránh em, họ chỉ lấy một lí do duy nhất rằng chỉ làm việc với người đứng tên chủ hợp đồng cho nên như hôm nọ, lúc đó em không có nhà thì chị chủ nhà và anh công an khu vực tới nhà đề suất việc là lấy lại nhà và không cho thuê nữa, mặc dù là bản hợp đồng mới có hiệu lực được có bốn đến năm ngày thôi. Khi mà anh công an khu vực nghe tin rằng em đang trên đường về giải quyết việc này thì anh công an khu vực cũng tránh mặt em luôn và khi em về thì anh công an khu vực không có mặt ở nhà em nữa.  Vấn đề cần giải quyết, họ vẫn chưa giải quyết được cho em và em chỉ đấu tranh trong bản hợp đồng em có quyền được ở 15 ngày khi bắt đầu chị chủ nhà thông báo chứ không được phép rằng ngày hôm sau chuyển hết đồ đi luôn mà trong khi đó em rất nhiều đồ và mới lắp đặt các thứ trong nhà mới xong.
Chân Như: Còn Vương Các thì sao?
Vương Các: Lần đầu tiên  trường hợp đó xảy ra với tôi thì tôi cũng không có cơ hội để mà được gặp bên công an địa phương. Hôm tối cách đây khoảng 10 ngày thì họ có vào phòng tôi kiểm tra. Tuy nhiên, chủ nhà họ biết trước đã gọi  điện cho tôi bảo rằng không nên về bởi vì chủ nhà cũng sợ phiền phức xảy ra; Và tôi cũng nói rằng nếu như việc ngại sợ bị bên công an sách nhiễu trong việc kinh doanh của họ thì tôi cũng không muốn làm phiền họ. Qua việc đó tôi cũng lấy làm tiếc khi tôi không có cơ hội để gặp công an trong buổi đó để nói chuyện mặc dù tôi rất muốn về những chủ nhà khuyên đừng nên như vậy.  Nếu trong thời gian tới, việc tương tự như vậy xảy ra thì tôi không chỉ đợi họ tới phòng mà sẽ lên trực tiếp đồn công an trên địa bàn đó để  làm việc với họ.
Chân Như: Phía công an thường dùng việc đăng ký tạm trú, tạm vắng và chế độ hộ khẩu để quản lý việc cư trú của người dân. Các bạn đánh giá thế nào về những quy định này trong xã hội hiện đại ?
Hoàng Thành: Em thấy họ đưa ra những điều này để có cớ o ép, bắt buộc dựa trên công quyền nhằm lấn át vào quyền tự do cư trú của công dân. Khi mà có những việc phải có nơi tạm trú tạm vắng thì em nghĩ rằng việc lạm dụng qui định về hộ khẩu để hạn chế quyền lợi hợp pháp của công dân  sẽ xảy ra thường xuyên hơn như là vấn đề của em. Đôi khi họ dùng luôn quyền đó để cản trở công nhân thực hiện cái quyền tự do cư trú của mình và họ dễ dàng kích động hoặc là họ xúi giục, họ gây áp lực để họ đạt được  mục đích của họ, đối với cả những người mà họ không thích ở trong khu vực quản lý của họ.  Chẳng hạn như anh Khánh công an khu vực, không muốn em trong khu vực của anh ấy một cách gián tiếp thì anh ấy sẽ tạo lên áp lực của chủ nhà,  chủ nhà  chỉ nói rằng chị hoặc anh cần phải lấy lại nhà trong việc cá nhân, còn mời em đi chỗ khác.  Không bao giờ công an trực tiếp ra mặt  yêu cầu anh chuyển đi hộ khẩu khác.  Khi em về thì anh Khánh có nói với cả em của em rằng là nếu như cậu Thành này còn ở trong khu vực của anh thì anh đuổi đến cùng; Và lời khuyên thứ hai của anh Khánh dành cho em của em tức là nếu mà muốn yên thân thì tách cậu Thành này ra, đó là những gì mà em hiểu.
Vương Các: Theo đánh giá của tôi ở Việt Nam này mà còn những quy định phải khai báo việc lưu trú thì tôi cho những quy định này là những quy định vô cùng lạc hậu; Những quy định này chỉ tồn tại một số quốc gia cộng sản chẳng hạn như Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.  Tôi đi nước ngoài cũng khá nhiều  và cũng sống ở đó một thời gian dài. Tuy nhiên, những nước tôi đi qua tôi chưa khi nào mà giờ phải làm việc đi đăng ký tạm trú giống như Việt Nam.  Chính vì thế, tôi cho rằng là không phù hợp với thời hiện đại như thế này nữa.
Văn Hóa: Đúng rồi. Dường như anh Hoàng Thành và anh Vương Các nói ra rất chi là đầy đủ về những cái mặt hại và rắc rối của chế độ khẩu khẩu của Việt Nam.  Riêng em em có bổ sung thêm ý kiến: chế độ hổ khẩu nhằm giúp bên chính quyền nắm chặt mối lợi cho họ đó là họ có thể quản lý chặt chẽ rất chi là nhiều những cá nhân, những người liên quan tới trong gia đình của mình. Trong khi đó, những chế độ hộ khẩu nói như anh Vương Các nói lại quá đỗi lạc hậu. Hơn nữa, họ cố tình lợi dụng những việc đó để tạo lên những thủ tục hành chính cho người dân Việt Nam thôi.
Chân Như: Với những áp lực về nơi ăn chốn ở thì liệu có làm chùn bước con đường mà bạn đang chọn không?
Vương Các: Về cá nhân của tôi, từ Sài Gòn ra Hà Nội để đi học ở ngoài này và thuê nhà trọ, tôi cũng đã ý thức được việc bên công an họ có thể sách nhiễu và gây áp lực những việc này đối với mình chẳng hạn như việc thuê phòng trọ. Do tôi cũng đã lường trước được cái rủi ro này nên tôi đón nhận nó một cách rất là bình thường. Tôi cho rằng những việc này nó giống như việc trả thù vặt nên tôi cũng không cần quan tâm nhiều. Tôi cũng sẽ không chùn bước cho bất kỳ một hành vi sách nhiễu nào từ phía chính quyền, để mà tiếp tục công cuộc dấn thân đầu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Hoàng Thành: Con đường đấu tranh thì em sẽ vẫn tiếp tục vì em coi đó là một lí tường, hầu như dựa trên luật pháp và những điều đúng đắn thì em vẫn tiếp tục đấu tranh.  Sau này thì chắc chắn em phải chuyển đi nơi khác. Trước mắt,em tính như thế. Nếu mà chuyển đến nơi khác mà họ vẫn cứ làm những việc tương tự thì chắc chắn các cách giải quyết của em cũng như là em vừa nói với anh em sẽ đòi lại quyền lợi của mình.
Văn Hóa: Cá nhân bản thân em, nói chung là chỉ biết xác định mình đấu tranh cho cá nhân của mình và cho gia đình mình, những người thân của mình.  Trước tiên, em nghĩ đấu tranh là cái quyền giống như là một điều bắt buộc mình phải có; Đó là lương thực của mình mà mình không làm thì mình chết đói cho nên chả có gì để cho em có thể bỏ được.  Em không bao giờ chùn bước, nói chung, mình phải đấu tranh cho bằng được những gì mình đang định hướng.
Xin cám ơn ba bạn Hoàng Thành, Vương Các và Văn Hóa đã dành thời gian cho chương trình tuần này.

No comments:

Post a Comment