Saturday, October 10, 2015

Gia Lai: Cây độc được trồng khắp nơi, kể cả trong nhà!

Thiên Thư-Thứ Bảy, 10/10/2015 - 15:00

Dân trí Sò đo cam được IUCN liệt vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng trên thế giới. Tuy nhiên, loài cây này lại được trồng khắp nơi trên đường phố Gia Lai và cả trong nhà dân.

Sò đo cam có tên khoa học là Spathodea campanulata (còn gọi là chuông đỏ, hồng kỳ, tulip Châ Phi…). Năm 2003, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp sò đo cam vào vị trí 41 trong danh sách “100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng trên thế giới”.
Sò đo cam là cây phát tán hạt qua gió, mọc nhanh, có khả năng loại bỏ các cây khác trong cùng phạm vi phân bố, nên nó sẽ nhanh chóng xâm chiếm các vùng đất hoang hóa, các vùng rừng đã bị tác động dẫn đến việc làm giảm mức độ đa dạng sinh học do sự cạnh tranh tiêu cực với các loài cây khác.
Năm 2011, trong thông tư 22/2011 của Bộ TN&MT đã xác định cây sò do cam là loài thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại.
Sò đo cam được trồng tại một công viên ở đầu thị trấn Ia Kha (huyện Ia Grai)
Sò đo cam được trồng tại một công viên ở đầu thị trấn Ia Kha (huyện Ia Grai)
Mặc dù tác hại của loài cây này rõ rệt như vậy, nhưng không biết từ đâu và khi nào, sò đo cam đã có mặt ở Việt Nam. Và tại Gia Lai vài năm trở lại đây, loài cây này đã và đang có mặt ở nhiều huyện, thị và thành phố. Hầu hết trên các đường quốc lộ như 19, 14, 25… chạy qua các huyện An Khê, Mang Yang, Đăk Đoa, TP Pleiku, Ia Grai… đều có mặt sò đo cam ở 2 bên vỉa hè. Thậm chí, trong khuôn viên một số cơ quan, ban ngành và ngay cả hộ gia đình đều có mặt loại cây độc hại này.
Một số cơ quan nhà nước ở Gia Lai cũng trồng cây sò đo cam trong khuôn viên trụ sở.
Một số cơ quan nhà nước ở Gia Lai cũng trồng cây sò đo cam trong khuôn viên trụ sở.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Gia Lai cho biết, bản thân ông cũng không biết cây sò đo cam là loại cây độc. Công ty phụ trách việc trồng, chăm sóc cây xanh trên địa bàn TP Pleiku và từ trước đến nay chưa hề trồng loại cây này. Tuy nhiên, tại TP Pleiku vẫn xuất hiện loại cây này là do một số cơ quan, hộ gia đình họ thấy cây xanh có tán mát, lại ra hoa quanh năm nên họ tự kiếm về trồng. Còn một số cây xuất hiện trên đường phố Pleiku là do người dân tự ý kiếm cây về trồng trước vỉa hè nhà mình hoặc cơ quan mình. Công ty chỉ trồng 4 loại cây chủ lực là: thông, sao, dầu và long não.
Hoa sò đo cam sặc sỡ và tán cây mát quanh năm nên đã được chọn để trồng
Hoa sò đo cam sặc sỡ và tán cây mát quanh năm nên đã được chọn để trồng
“Sò đo cam xuất hiện ở Pleiku khoảng 4-5 năm nay, người ta thấy đẹp thì tự trồng chứ không trồng theo chủ trương. Còn cây trên vỉa hè ở các tuyến đường trên địa bàn huyện không thuộc trách nhiệm của công ty chúng tôi. Giờ ở một số nơi bán cây giống, cây cảnh vẫn bán loại cây sò đo cam này”, đại diện phía công ty cho biết.
Trước đó, tại Đăk Nông, Sau khi trồng 1.600 loại cây gây hại này, cơ quan chức năng địa phương đã lên phương án chặt bỏ toàn bộ sò đo cam trên địa bàn để trồng thay thế loại cây khác.

No comments:

Post a Comment