Saturday, October 17, 2015

Báo động nạn bảo mẫu bạo hành trẻ mầm non

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-10-17
2b7f1955-dbb0-456f-85e4-18fa5a124513-622
Vụ hai bảo mẫu hành hạ trẻ em tại cơ sở mầm non tư thục Phương Anh, tại quận Thủ Đức, TP.HCM hồi tháng 12 năm 2013.Ảnh từ video clip.

Bức xúc và lo ngại

Tình trạng bảo mẫu hành hạ các cháu nhỏ tại các cơ sở giáo dục mầm non tiếp tục được phát hiện. Điều này khiến dư luận xã hội bức xúc và lo ngại.
Vấn nạn bảo mẫu bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non đã làm cả xã hội lo lắng. Hình ảnh ghi lại từ các clip video được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy, các cô bảo mẫu trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ đã đánh đập, hành hạ dã man các cháu bé.
Bà Tân, một cư dân ở Quận Bình thạnh – TP. HCM cho chúng tôi biết suy nghĩ của bà khi được biết các thông tin bảo mẫu hành hạ trẻ:
Nghe những chuyện ấy khiến tôi tức tối, không biết rằng các cháu của mình đi học có bị đối xử như thế không? Trong khi các cháu còn nhỏ quá, chúng nó chưa biết cái gì hết.
-Bà Hoa
“Trông con người ta mà các cô giáo tát, mà dập đầu các em xuống là điều không thể có, khi trẻ ăn uống mà nôn ra thì họ còn giộng cổ trẻ xuống bồn nước thì là điều khó có thể chấp nhận được.”
Bà Hoa, một phụ huynh ở Đồng nai tiếp lời:
“Nghe những chuyện ấy khiến tôi tức tối, không biết rằng các cháu của mình đi học có bị đối xử như thế không? Trong khi các cháu còn nhỏ quá, chúng nó chưa biết cái gì hết.”
Việc bạo hành trẻ mầm non của các bảo mẫu là một vấn đề xã hội hết sức nghiêm trọng, vì tình trạng này nếu không sớm được chấm dứt sẽ mang lại một hậu quả vô cùng lớn cho sau này. Thạc sĩ Đinh Thu Thủy, một chuyên gia tâm lý ở Hà nội nhận xét:
“Trẻ em cũng như những tờ giấy trắng, sống trong một môi trường thế nào sẽ chịu ảnh hưởng của một môi trường như vậy. Nếu như các em sống trong một môi trường bạo lực thì rất dễ sau này thì các em đó sẽ có các tư tưởng như vậy.”
Đối với trẻ, 1.000 ngày đầu trong đời là rất quan trong trong việc xây dựng nhân cách sống, điều đó cho thấy vấn đề bạo hành trẻ ở lứa tuổi mầm non sẽ mang một di hại vô cùng lớn đối với xã hội. Hiện nay, bảo mẫu thiếu nhất là kỹ năng kiềm chế, họ không ý thức được những hành động đó cũng là những dạng bạo hành về tâm lý, và trẻ sẽ bị ám ảnh suốt đời. Từ Hà nội, Tiến sĩ Xã hội học Nguyễn Đình Bảo nhận định: 
 000_Hkg4032446-305.jpg
 Trẻ em Việt Nam chơi trong sân trường mẫu giáo được xây dựng với kinh phí từ Peace Trees Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị hôm 10/9/2010 

“Đã có những nghiên cứu cho thấy, việc bạo hành trẻ nó sẽ ám ảnh đến cả những thế hệ sau nữa, những em bé này sau này lớn lên sẽ có không ít em sẽ hành hạ những người khác tương tự như vậy.”
Tình trạng này thường xảy ra khi các bảo mẫu không được đào tạo bài bản, song về cơ bản là do các bảo mẫu thiếu tình thương yêu đối với các em nhỏ. Áp lực của việc nuôi dạy trẻ là rất lớn, rất khó khăn ngay cả đối với những người được đào tạo bài bản và có năng lực thật sự. Điều đó tất yếu dẫn đến việc thiếu kiềm chế, hoặc không có phương pháp nên đã nổi nóng rồi hành hung trẻ. TS. Nguyễn Đình Bảo giải thích:
“Những em bé này thường là những đứa trẻ kém ăn, chán ăn hay sợ ăn, mà hàng ngày các cô giáo này bị tiếp xúc thường xuyên như thế nên nó cứ nhen nhóm dần, nhen nhóm dần. Lâu dần như thế nó làm cho tích tụ, và một lúc nào đó thì nó bùng lên.”

Nguyên nhân

Khi được hỏi, nguyên nhân do đâu khiến cho vấn nạn hành hung trẻ trở nên phổ biến và không được chấm dứt?
Một cán bộ thuộc Vụ Giáo dục Mầm non – Bộ GD&ĐT yêu cầu dấu danh tính cho rằng, xuất phát từ tâm lý “yêu cho roi cho vọt”, không chỉ có bố mẹ mà nhiều thầy cô ở trường cũng xem việc dùng roi vọt để uốn nắn trẻ em là một “biện pháp” hiệu quả để trẻ phải vâng lời. Hơn nữa, nhiều cô bảo mẫu mầm non không được đào tạo, không có bằng cấp chuyên môn vẫn đứng ra tổ chức các điểm nuôi dạy trẻ là nguyên nhân trực tiếp:
"Bản thân các cô bảo mẫu đó chưa chắc đã là những người yêu nghề và công việc mà họ lựa chọn ở đây là do họ buộc phải làm để kiếm kế mưu sinh. Và hầu hết những người đó đều không được đào tạo một cách có bài bản. -ThS. Đinh Thu Thủy
“Cái chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non là cái tư cách, đạo đức cần phải rõ nét hơn rất nhiều. Ngay từ khâu đầu vào, tuyển giáo viên mầm non chúng tôi đã hết sức chú ý đến điều này.”
Những quy định về điều kiện mở cơ sở nuôi dạy trẻ đều có những thông tư hướng dẫn rất cụ thể, tuy nhiên, họ đã không thực hiện theo và đa số các bảo mẫu đã không được đào tạo một cách bài bản. Mặt khác là mức lương của các giáo viên ở các trường mầm không cao, các chính sách BHXH không lâu dài cũng là một trong những nguyên nhân. ThS. Đinh Thu Thủy cho biết:
“Bản thân các cô bảo mẫu đó chưa chắc đã là những người yêu nghề và công việc mà họ lựa chọn ở đây là do họ buộc phải làm để kiếm kế mưu sinh. Và hầu hết những người đó đều không được đào tạo một cách có bài bản.”
Cơ quan chức năng từ cấp địa phương, đã thiếu sát sao trong việc quản lý đối với các cơ sở chăm nuôi trẻ tự phát. Về phía quản lý Nhà nước lâu nay chưa nghiêm khắc đối với các vụ việc bạo hành trẻ ở các cơ sở mầm non, là nguyên nhân làm cho tình trạng này không có hồi kết. Ông Bích, một phụ huynh học sinh kiến nghị:
“Những vấn đề này cần phải được xử lý nghiêm đúng người, đúng tội theo và xử theo luật pháp nhà nước, bởi vì đây là một vấn đề chung của cả xã hội.”
Theo báo Lao động online, trao đổi về những hành vi bạo hành trẻ mầm non xảy ra trong thời gian gần đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã nói về các giải pháp cần thiết để chấm dứt:
“Bạo hành trẻ em trong nhà trường dưới bất kỳ hình thức nào cũng không thể chấp nhận được và cần phải xử lý nghiêm, nhất là ở trẻ lứa tuổi mầm non. Để hạn chế những vụ việc tương tự xảy ra, không chỉ cần những bảo mẫu có đạo đức và lương tâm mà cần hơn là sự tăng cường phối hợp giữa ngành giáo dục với chính quyền địa phương trong việc rà soát, kiểm tra các sơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp hoạt động của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, giúp họ tự ý thức hơn về những hành vi, hành động của mình đối với trẻ.”
Hiện nay, nhiều người vẫn cho rằng vấn nạn bạo hành đối với trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non chỉ là phần nổi của “tảng băng”. Bởi khi mà ngay chính một số người làm công tác giáo dục mầm non, cũng còn cho rằng, việc dọa nạt, mắng trẻ để đưa vào kỷ luật là chuyện bình thường.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/alarming-nannies-violence-av-10162015215447.html/vav_101615.mp3

No comments:

Post a Comment