Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2015-09-03
Hàng trăm tiểu thương tập trung trước cổng trụ sở UB tỉnh Hà Tĩnh ngày 17 tháng 8, 2015.Photo: Trần Tuấn/LĐ
Có thêm vụ tiểu thương đang buôn bán tại chợ cũ phản đối dự án xây chợ mới do chính quyền địa phương lập nên.
Lý do vì sao có sự phản đối như thế?
Lý do không chịu sáp nhập.
Vào ngày 11 tháng 8 năm 2015, hàng trăm tiểu thương tại chợ thị xã Kỳ Anh đã tụ tập tại đường Phan Ðình Phùng, gần trụ sở ủy ban tỉnh Hà Tĩnh biểu tình, yêu cầu được gặp bí thư, chủ tịch tỉnh để phúc trình việc được giữ lại chợ cũ Kỳ Anh.
Đây là chợ nằm ngay trung tâm thị xã Kỳ Anh được xây dựng từ khá lâu và được sửa sang lại vào năm 1994, song cơ sở vật chất còn sử dụng được. Tại đây có khoảng 600 người đang buôn bán nhiều năm qua. Trong khi đó, chợ mới Kỳ Anh bắt đầu xây dựng cách đây 5 năm, ở phường Sông Trí và khoảng 2 tháng nữa sẽ hoàn thành. Tuy nhiên trước quá trình xây dựng thì chính quyền không thông báo cho dân, nay công trình xây dựng gần xong thì chính quyền lại thông báo sẽ đóng chợ cũ.
Chợ mới Kỳ Anh được xây dựng cách chợ cũ khoảng 3 cây số, xa khu dân cư, vị trí buôn bán không thuận lợi, giá thuê gian hàng cao.
Khi những tiểu thương trong chợ biết tin chính quyền sẽ đóng chợ cũ thì Vào ngày 11 tháng 8 năm 2015, hàng trăm tiểu thương tại chợ thị xã Kỳ Anh đã tụ tập tại đường Phan Ðình Phùng, gần trụ sở ủy ban tỉnh Hà Tĩnh biểu tình, yêu cầu được gặp bí thư, chủ tịch tỉnh để phúc trình việc được giữ lại chợ cũ Kỳ Anh, không muốn sáp nhập sang chợ mới dự kiến đưa vào sử dụng trong tháng 10 năm 2015.
Chị bán được 30 năm rồi, chị bán hàng thịt lợn, hàng gạo, có chị phản đối vì chợ này cách đây mấy chục năm trời rồi chợ này là chợ của huyện, còn công thương này mở ra không thông qua ý của kiến dân, không họp bàn bạc với dân, chỉ có xây dựng chợ lên rồi ép dân đi vào chợ mớichị Miễn
Vụ việc này đã kéo dài âm ĩ từ vài tháng qua nhưng chính quyền tỉnh Hà Tĩnh vẫn không có biện pháp hữu hiệu để làm thoả mãn bà con tiểu thương. Trước đó, từ ngày 28/6 khoảng 500 hộ tiểu thương kinh doanh lưu động ở chợ Kỳ Anh đã đồng loạt đống cửa, bãi thị khiến cho hoạt động thương mãi bị gián đoạn.
Một số tiểu thương cho rằng chủ trương xã hội hoá đầu tư xây dựng chợ là đúng nhưng phải hợp lòng dân, phải lắng nghe ý kiến của nhân dân. Bà con tiểu thương cũng băn khoăn về nguồn vốn, mức giá mua quầy ốt mới cũng như hiệu quả hoạt động của chợ trung tâm sau khi sáp nhập.
Khi được hỏi về lý do các tiểu thương không muốn sáp nhập vào chợ mới chị Miễn một tiểu thương buôn bán 30 năm rồi cho biết.
“Chị bán được 30 năm rồi, chị bán hàng thịt lợn, hàng gạo, có chị phản đối vì chợ này cách đây mấy chục năm trời rồi chợ này là chợ của huyện, còn công thương này mở ra không thông qua ý của kiến dân, không họp bàn bạc với dân, chỉ có xây dựng chợ lên rồi ép dân đi vào chợ mới”
Chú Tèo tiếp lời.
“Cái đó thực ra là một tiểu thương chú không được thống nhất lắm, còn hợp lòng dân chú cũng thống nhất thôi, còn những cái thông nhất chú không nói mà những cái không thống nhất chú cũng dám nói”
Khi đa số các tiểu thương phản đối việc di dời vào chợ mới thì chị Hoàn bán 10 năm rồi, bán nhôm nhựa tạp hóa lại xem việc di dời vào chợ mới là việc nên làm vì đó là chủ trương của nhà nước thì mình nên làm còn những việc khác mình không quan tâm.
“Chị cũng không biết, có nghĩa họ không thích vào, vì họ bảo là xa chị cũng không biết vì chị nhà gần trong đó, còn về giá cả cao nhưng đến giờ chưa ai ra giá cả, có nghĩa là cao hay thấp cũng chưa ai biết cả. Nói chung theo chị thì chủ trương của nhà nước thế nào là chị thực hiện còn phản đối thế này là chị không đi, chỉ trường hợp có giấy mời của ủy ban phường chị mới đi, còn tự phát chị không đi”
Còn chị Thủy lại xem ra không biết gì khi nhiều người phản đối, kể cả khi chính quyền mời đi học chị cũng không đi.
“Chị không đi họp nên chị không biết”
Vào chiều ngày 19/08/2015 chính quyền có mời các tiểu thương lên thị xã để họp nhưng nhiều tiểu thương phản đối và nhất quyết không vào chợ mới dù có chết, cô Miễn cho biết thêm.
“Hôm tê mới họp đây, nhưng dân phản đối dân không vào, còn chính quyền bắt buộc dân phải vào chợ nhưng dân bảo dù chết họ cũng không vào, bởi vì trước đây là chợ của đời ông đời cha để lại, chợ này là phía Nam thị trấn còn chợ kia là chợ phía Bắc thị trấn bà Châu Cẩm ni bà mở ra bà xây rồi bà bắt dân phải vào trong nớ ”
Ý kiến của chính quyền.
Theo những tiểu thương cho hay, trước đây chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cho xây dựng một trung tâm thương mại với tổng kinh phí đến 72 tỷ đồng nhưng không hề hỏi ý kiến của các tiểu thương. Việc làm này của chính quyền không được công khai, minh bạch và không hề làm lợi cho bà con tiểu thương. Đến khi dự án chỉ còn 2 tháng nữa hoàn thành thì các tiểu thương mới nhận được thông báo là chính quyền sẽ phá chợ cũ và sáp nhập vào chợ mới cách đó 3km. Đã vậy, sau khi xây dựng xong chính quyền lại còn ép bà con phải vào kinh doanh ở chợ mới nhưng không hề nói đến chính sách hỗ trợ cho họ.
Thì hiện nay chợ cũ cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng không sử dụng được nữa nên chúng tôi mới xây chợ mớiĐại diện UBND Hà Tĩnh
Đến khi nhận được thông báo và nghe thông tin nhiều tiểu thương đã bức xúc vì cách làm việc của chính quyền cộng với việc thông tin thuế chợ đó rất đắt nên vào chiều ngày 11/08/2015 hàng trăm tiểu thương đã đến gần trụ sở ủy ban tỉnh Hà Tĩnh biểu tình, yêu cầu được gặp bí thư, chủ tịch tỉnh để phúc trình việc được giữ lại chợ cũ Kỳ Anh, không muốn sáp nhập sang chợ mới dự kiến đưa vào sử dụng trong tháng 10 năm 2015.
Để tìm hiểu thêm thông tin chúng tôi có liên lạc với văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và người đại diện cho biết:
“Thì hiện nay chợ cũ cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng không sử dụng được nữa nên chúng tôi mới xây chợ mới.”
Một số tiểu thương cho biết là giá thuế trong chợ mới rất cao và các dịch vụ thì không được chính quyền trợ giúp thì chính quyền cho biết thêm:
“Cái đó thì chúng tôi chưa có quyết định chính thức”
Việc xây dựng chợ mới là để giúp cho các tiểu thương có cơ sở hạ tầng tốt hơn, và có chỗ bán dễ dàng hơn để phục vụ cho cho người dân đó là điều tốt. Tuy nhiên việc không minh bạch trong quá trình xây dựng chợ mới của chính quyền Hà Tĩnh cũng như vị trí của chợ mới không được thuận lợi trong việc mua bán khiến nhiều tiểu thương phản đối.
Bất chấp sự phản đối của tiểu thương, cơ quan chức năng cho biếtt dự kiến chợ mới sẽ đưa vào sử dụng vào tháng 10 năm nay.
No comments:
Post a Comment