Saturday, September 19, 2015

Sạt lở “bào mòn” TPHCM, dân “bỏ của chạy lấy người”

Đình Thảo – Lê Nhiên-Thứ Bảy, 19/09/2015 - 15:01

Dân trí Chỉ trong vòng 2 tháng trở lại đây, TPHCM đã phát sinh thêm 8 điểm sạt lở mới, nâng tổng số điểm sạt lở nguy hiểm tại thành phố lên đến con số 45. Điều đáng lo ngại là tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng cả về số vụ và mức độ thiệt hại, gây bất an cho người dân.

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố đã xảy ra nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng khiến người dân mất ăn, mất ngủ, nhiều gia đình chỉ sau một đêm thức dậy đã rơi vào cảnh trắng tay vì nhà bị “hà bá” nuốt gọn.
4-1442646129883

Nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi xuống sông trong thời qua ở TPHCM do sạt lở
Nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi xuống sông trong thời qua ở TPHCM do sạt lở
Cụ thể, đêm 1/7, một mảnh đất có diện tích khoảng 2.000 m2 tại phường Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức, TPHCM) đã bất ngờ bị sạt lở, kéo theo ngôi nhà kiên cố cùng 3 người đang ngủ bên trong xuống sông, may mắn là một nhóm công nhân đang ngồi chơi gần đó phát hiện sự việc đã lao xuống sông cứu được cả 3 người này lên bờ.
Sau đó 3 ngày, một vụ sạt lở khác xảy ra tại xã Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) làm 1.000 m2 đất trôi xuống sông, kéo theo 2 ngôi nhà liền kề. May mắn, 13 người trong 2 gia đình này kịp thoát ra ngoài.
Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác dịch vụ Thủy lợi TP, 7 tháng đầu năm 2015, toàn thành phố đã xảy ra 11 vụ sạt lở bờ sông, kênh, rạch với tổng diện tích hơn 4.500 m2, gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản và đe dọa đến tính mạng của người dân.
Trong khi đó, theo Khu Quản lý đường thủy nội địa TPHCM, từ tháng 5 đến nay đã phát sinh 8 điểm sạt lở mới, nâng tổng số điểm sạt lở nguy hiểm tại thành phố lên đến con số 45. Trong đó, huyện Củ Chi có 4 điểm mới; quận 2, Thủ Đức, huyện Cần Giờ, Nhà Bè mỗi nơi thêm 1 điểm.
2-1442646130319

Nhiều điểm sạt lở mới phát sinh và đe dọa đến cuộc sống của người dân
Nhiều điểm sạt lở mới phát sinh và đe dọa đến cuộc sống của người dân
Tại các khu vực sạt lở, Sở GTVT đã chỉ đạo Khu Quản lý đường thủy nội địa cắm biển cảnh báo và phối hợp với chính quyền địa phương, thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến sạt lở để kịp thời cảnh báo nhân dân phòng ngừa và tránh các thiệt hại đáng tiếc khi sự cố xảy ra.
Cũng theo Sở GTVT, tình trạng san lấp, xây dựng trái phép lấn chiếm sông và trên hành lang bờ sông, kênh, rạch vẫn còn tồn tại đã làm thu hẹp dòng chảy, gia tăng tải trọng tạo áp lực gây sạt lở như trên tuyến kênh rạch.
Ngoài ra, việc khai thác cát bừa bãi với quy mô lớn ở khu vực (đặc biệt trên tuyến sông Sài Gòn, sông Đồng Nai...) và các vùng phụ cận làm thay đổi chế độ dòng chảy của sông, gây mất cân bằng bùn cát, dẫn đến gia tăng xói lở bờ sông, kênh, rạch.
Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản của nhân dân tại các vị trí sạt lở, Sở GTVT kiến nghị ủy ban nhân dân các quận huyện tổ chức di dời khẩn cấp người, tài sản ra khỏi các vị trí đặc biệt nguy hiểm nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do sạt lở gây ra.
5-1442646130029

Trước đây, những ngôi nhà này cách bờ sông cả trăm mét nhưng hiện nay sông đã ăn sâu vào đến tận móng nên chủ nhà phải tháo chạy đi nơi khác sinh sống
Trước đây, những ngôi nhà này cách bờ sông cả trăm mét nhưng hiện nay sông đã "ăn sâu" vào đến tận móng nên chủ nhà phải tháo chạy đi nơi khác sinh sống
Theo ghi nhận của PV Dân trí tại xóm Đáy, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TPHCM, nhiều hộ dân đã bỏ đi nơi khác, những hộ còn ở lại cũng đang thấp thỏm từng ngày. Một người dân sống ở xã Nhơn Đức chia sẻ: “Sạt lở gần tới vườn nhà rồi, ở đây 3 hộ dân phía trước đã phải dọn đi nơi khác sống, căn nhà tôi nằm ở phía sau không biết có thể chống chọi được bao lâu nữa”.
Tương tự, tình trạng sạt lở nghiêm trọng cũng đang xảy ra và đe dọa nhiều hộ dân ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Nhiều hộ dân ở đây đã bỏ nhà chuyển đi nơi khác sống.
Bà Châu Thị Gạo (73 tuổi, ngụ xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) cho biết: Nhiều năm nay, các hộ dân sống quanh khu vực đã bỏ nhà đi, một số người do không có điều kiện nên vẫn cố bám trụ lại nhưng không biết mất nhà lúc nào.
Hiện nay, 400 hộ dân ven sông ở huyện Nhà Bè, TPHCM luôn phải sống trong tâm lý sợ hãi, mất ăn mất ngủ trước tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Văn Trường, Phó chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết, huyện đang tập trung làm 2 khu tái định cư để khẩn trương di dời các hộ dân sống ven kênh rạch, những khu vực có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.
Một căn nhà nằm mấp mé bờ sông Long Kiển, chủ nhân ngôi nhà này đã tháo chạy đi nơi khác sinh sống
Một căn nhà nằm mấp mé bờ sông Long Kiển, chủ nhân ngôi nhà này đã tháo chạy đi nơi khác sinh sống
Tại khu vực Cù Lao Dừa (phường Long Trường, quận 9, TPHCM) cũng là “điểm nóng” về nạn khai thác cát trái phép, trực tiếp gây ra tình trạng sạt lở.
Theo phản ánh của người dân địa phương, tại khúc sông Tắc (đoạn gần cầu Trường Phước, phường Long Trường) đang có dấu hiệu đất bị khoét sâu mà nguyên nhân là do “cát tặc” gây ra, làm sạt lở hai bên bờ sông.
Bà Hồ Thị Lan, một người dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở bức xúc cho biết: Đất vườn nhà bà và nhiều hộ dân khác ở Cù Lao Dừa bị nước sông ăn sâu vào gần chục mét. Nhiều cây trồng, công trình phụ bị nước cuốn trôi.
“Nạn hút cát trộm ở đây thường xuyên xảy ra vào ban đêm đến rạng sáng. Người dân chúng tôi phản ứng, báo chính quyền địa phương thì bị “cát tặc” đe doạ nên ai cũng khiếp sợ”, bà Lan bức xúc.

Do không có điều kiện nên bà Châu Thị Gạo vẫn cố bám trụ lại căn nhà của mình nhưng không biết sẽ sạt lở xuống sông lúc nào
Do không có điều kiện nên bà Châu Thị Gạo vẫn cố bám trụ lại căn nhà của mình nhưng không biết sẽ sạt lở xuống sông lúc nào
Trao đổi với PV Dân trí, Bà Trần Thị Thu Hoài, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 9, TPHCM thừa nhận tình trạng hút cát trái phép trên địa bàn đang diễn biến phức tạp.
“Chỉ hơn 10 năm nay, trên địa bàn quận 9 đã có 20 km bờ sông bị sạt lở, ước tính khoảng 40 ha đất bị cuốn trôi. Mới đây chúng tôi nhận được báo cáo về tình trạng hút cát gây sạt lở ở Cù Lao Dừa và đã phối hợp với Công an, các đơn vị liên quan tiến hành ngăn chặn, xử lý”, bà Hoài thông tin.
Biển cảnh báo sạt lở được chính quyền địa phương lắp đặt dọc các sông ở huyện Nhà Bè
Biển cảnh báo sạt lở được chính quyền địa phương lắp đặt dọc các sông ở huyện Nhà Bè
Theo bà Hoài, việc bắt quả tang đối tượng khai thác cát lậu là rất khó vì giữa đêm, chúng thường nhấn chìm ghe, nhảy sông bỏ trốn khi bị phát hiện.
Sáu tháng đầu năm 2015, Phòng CSGT đường thủy (PC68) Công an TPHCM, Công an quận 9… kết hợp với các ngành chức năng huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai tuần tra 145 lần, phát hiện 11 ghe thuyền liên quan đến hút cát trộm, thu nhiều máy bơm công suất lớn.
Trong lúc chờ đợi những giải pháp của các ngành chức năng nhằm hạn chế tình trạng sạt lở, hàng ngày, người dân TPHCM vẫn phải sống trong thấp thỏm lo âu không biết mất nhà khi nào.
Tình trạng khai thác cát trái phép đã trực tiếp làm nạn sạt lở thêm nghiêm trọng
Tình trạng khai thác cát trái phép đã trực tiếp làm nạn sạt lở thêm nghiêm trọng

No comments:

Post a Comment