Nguyễn Văn Trần (Danlambao) - Ngày nay, khi nói về Hồ Chí Minh, sách vở, báo chí của đảng cộng sản và nhà nước Hà Nội đều tập trung đánh bóng ông, cả thêu dệt những chuyện không có về ông. Trái lại, những chuyện thật về ông, họ bỏ qua hoặc dấu nhẹm đi vì những chuyện này không có tác dụng đề cao lãnh tụ cộng sản.
Sự thật về Hồ Chí Minh chỉ được phơi bày trung thục, đầy đủ, khi chế độ công sản Hà Nội sụp đổ, báo chí, xuất bản trả lại cho tư nhân và quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận được tôn trọng.
Hôm nay, sau khi đọc qua bản thảo quyển “Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước” do Ông Vy Thanh biên soạn, nhà Sự Thật Thật ở Californie, Hoa Kỳ, xuất bản, chúng tôi ghi lại 2 chuyện quan trọng về Hồ Chí Minh mà tài liệu chánh thức của Hà Nội không hề nhắc tới.
Chuyện thứ nhất là vụ Hồ Chí Minh âm mưu với Lâm Đức Thụ bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lấy tiền. Vụ thứ hai là 2 bức thư do Hồ chí Minh viết từ nhà tù Hồng Kông bằng chữ hán gởi cho Lâm Đức Thụ van xin Lâm Đức Thụ tìm cách giải cứu ông sớm ra khởi tù.
Vụ Hồ Chí Minh bán Phan Bội Châu cho Pháp đã có nhiều người nói qua. Nay chúng tôi nhắc lại với vài nhận xét riêng, tưởng không thừa lắm.
Vụ khám phá 2 bức thư thủ bút của Hồ Chí Minh sẽ giúp xác nhận tác giả “Ngục Trung Nhật ký”, chấm dứt một vụ “cướp tác quyền” - cộng sản là phải “cướp” - trong văn học từ hơn nửa thế kỷ nay.
Hồ Chí Minh âm mưu với Lâm Đức Thụ bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp
Tác giả “Hồ Chí Minh tại Trung quốc”, Văn Nghệ, Californie, Hoa Kỳ, 1999, Ông Tưởng Vĩnh Kính nhận xét về Hồ Chí Minh:
“Hồ Chí Minh tiến hành các hoạt động xâm nhập, phân hóa, và trừ khử những người không cùng chí hướng với ông ta. Mà Phan Bội Châu là một nhà cách mạng dân tộc không cộng sản, lãnh tụ Quang Phục Hội, không cùng chí hướng với Hồ Chí Minh. Vậy Hồ Chí Minh có trừ khử Phan Bội Châu đúng là việc làm tâm huyết theo chủ trương của ông”.
Kể lại âm mưu của Hồ chí Minh cấu kết với Lâm Đức Thụ đưa Cụ Phan Bội Châu vào tô giới Pháp để bị Pháp bắt dẫn độ về Việt Nam, Tưởng Vĩnh Kính trích dẫn Cụ Hoàng văn Chí trong quyển “Từ Thực dân đến Cộng sản” (From colonialism to communism,1964, Chân Trời Mới, Sài gòn, 1966):
“Giữa lúc phong trào Quang Phục Hội đang gặp khó khăn, nhưng chưa tan rã hẳn, thì Cụ Phan Bội Châu bị ông Nguyễn Ái Quốc lập mưu bán cho Pháp lấy 10 vạn đồng, hồi ấy một con trâu trị giá 5 đồng. Cụ Phan vốn biết ông Nguyễn Ái Quốc là Cộng sản, nhưng Cụ cho rằng Cộng sản cũng nhiệt tình yêu nước như Quốc gia, nên cụ quý trọng và hoàn toàn tín nhiệm ông Nguyễn. Cụ theo lời Nguyễn Ái Quốc đến một địa điểm ở Thượng Hải, mà Cụ không biết là thuộc tô giới Pháp. Cụ bị cảnh sát Pháp bắt và đưa về Việt Nam để xử tội. Giới cách mạng Việt Nam ở Trung quốc đều biết rõ việc này, và một người đồ đệ của ông Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại với chúng tôi rằng, sau vụ này ông Nguyễn Ái Quốc đã giải thích hành động của ông như sau: Cụ Phan đã già lẫn, không còn ích lợi cho cách mạng; việc Pháp bắt Cụ và xử án Cụ tất nhiên sẽ gây phong trào phản đối trong quốc nội, rất có lợi cho tinh thần cách mạng; sau hết, tiền nhận được của Pháp sẽ dùng để đưa thêm thanh niên trong nước xuất ngoại.
Việc này, ông Nguyễn Ái Quốc đồng mưu với Lâm Đức Thụ (tên thật là Nguyễn Công Viễn), một thời là đại diện cho Cụ Phan ở Hồng-Kông, và sau theo Cộng sản. Hai người chia đôi tiền nhận được của Pháp" (trg 38 – 39) .
Lời tường thuật của Cụ Hoàng văn Chí rất đáng tin là thật vì Cụ tham gia kháng chiến chống thực dân giành độc lập cho Việt Nam từ 1946 tới 1954 ở Miền Bắc. Trong thời gian theo kháng chiến, Cụ là thư ký của Phạm văn Đồng nên khi Cụ nói“Một người đồ đệ của Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại với chúng tôi rằng... thì đó không ai khác hơn là Thủ tướng Phạm văn Đồng”.
Về vụ Cụ Phan Bội Châu bị Tây bắt, Mai văn Bộ trong “Đường vạn dặm của Hồ Chí Minh” (Trẻ, Tp Hồ chí Minh, 2007), nhận xét “Chúng tôi không chép lại bức thư thứ ba của Cụ Phan Bội Châu gởi Lâm Đức Thụ vì tên này làm chỉ điểm cho mật thám Pháp, chắc hẳn có can dự trong việc Pháp bắt cụ Phan (trg 423).
Hồ Chí Minh liên hệ vô cùng mật thiết với Lâm Đức Thụ chắc chắn ông không tránh khỏi can dự vào vụ bán Cụ Phan Bội Châu. Lập luận của Mai văn Bộ nhằm bênh vực Hồ Chí Minh nhưng thật ra lại hàm ý tố cáo Hồ Chí Minh cũng là kẻ đồng phạm.
Hồ Chí Minh liên hệ mật thiết và xưng em với Lâm Đức Thụ cũng dễ hiểu bởi Lâm Đức Thụ vốn là một gương mặt quan trọng nổi cộm trong các Tổ chức tiền thân công sản hoạt động cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Tên thật là Nguyễn Công Viển, Lâm Đức Thụ là thành viên của Tâm Tâm Xã ra đời ở Quảng Châu năm 1923 với 7 người đầu tiên như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Giản Khanh, Đặng Xuân Hồng, Trần Quốc Húy, Lê Cầu và Nguyễn Công Viển (Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919-1945, Giáo Dục, Hà Nội, 2002, trg 52).
Vĩnh Sinh trong “Việt Nam và Nhật Bản, Giao lưu văn hóa” (Văn Nghệ, Tp Hồ chí Minh, 2001, trg 242) thuật lại là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để qui cho Lâm Đức Thụ là kẻ chủ mưu. Vậy trong vụ bán Cụ Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh chỉ là kẻ tòng phạm?
Theo “Phan Bội Châu niên biểu”, Nguyễn Khắc Ngữ chú thích, Sài Gòn, 1973, trang 209-210, Cụ Phan Bội Châu và Cụ Nguyễn Hải Thần tới yết kiến Tưởng Giới Thạch và Lý Tế Thâm nhân Trường Hoàng Phố vừa thành lập. Hai vị chỉ huy Hoàng Phố rất vui lòng nhận lời yêu cầu của 2 Cụ gởi thanh niên Việt Nam tới học nên Cụ Phan Bội Châu, sau đó, thảo luận với các đồng chí trong Quang Phục Hội giải tán Hội để cải tổ thành Việt Nam Quốc dân đảng cho gần với Trung hoa Quốc dân đảng. Cụ liền biên soạn Chương trình và Đảng cương cho Việt Nam Quốc dân đảng.
Sau 3 tháng, Chương trình và Đảng cương in xong, Nguyễn Ái Quốc từ Mạc-tư-khoa tới Quảng Châu và nhiều lần nhắc Cụ thay đổi...
Nguyễn Ái Quốc nhắc Cụ Phan Bội Châu thay đổi bỏ Quang Phục Hội, chắc nhắc bằng thư vì ông tới Quảng Châu ngày 11/11/1924 (Biên niên tiểu sử, tập I, Hà Nội, 1993, trg 206), hoặc nhờ những người quen biết cả hai bên như các Cụ Hồ Tùng Mậu hay Hồ Học Lãm chuyển thư.
Và Cụ Phan Bội Châu chắc phải biết Lý Thụy, Tống văn Sơ chính là Nguyễn Tất Thành, nghĩa là Nguyễn Ái Quốc từ ngày 14/02/1925.
Khi tới Quảng Châu, Hồ Chí Minh thành lập Chi bộ Việt Nam của Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức và gởi thư mời Cụ Phan Bội Châu tham dự lễ ra mắt. Tháng 6/1925, Cụ nhận được thư mời đi Quảng Châu. Trong thư gởi cho Nguyễn Ái Quốc trước kia, Cụ đã có ý muốn đi Quảng Châu gặp Nguyễn Ái Quốc để thảo luận tình hình chánh trị Việt Nam và nhất là nghe ý kiến của Nguyễn Ái Quốc. Cụ tỏ ra rất quí Nguyễn Ái Quốc, hoàn toàn không có ý đề phòng kẻ gian, theo cách ứng sử lương thiện của nhà nho. Nên Cụ không ngần ngại đi Quảng Châu thì lúc sắp lên tàu, Cụ bị một nhóm người tập kích, dẫn vào tô giới pháp để cụ bị Pháp bắt, đưa về Hải Phòng và giải về Hà Nội.
Lý Thụy là bí thư Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức và Chủ tịch Chi bộ Việt Nam. Có thể hiểu Hồ Chí Minh lập hội này chỉ để có điều kiện mời Cụ Phan Bội Châu, đưa cụ vào bẫy cho Pháp bắt.
Sau khi cụ Phan bị Pháp bắt giải về Việt Nam, Hồ Chí Minh bèn thâu tóm hết nhân sự, tài sản và tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng của Cụ Phan tại Trung quốc! Và sau đó, Hồ Chí Minh thành lập Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội!
Cũng theo Hoàng văn Chí, nhân vụ bán cụ Phan Bội Châu thành công, Lý Thụy và Lâm Đức Thụ tiếp tục hợp tác làm ăn. Thanh niên từ Việt Nam bí mật qua học trường Hoàng Phố, lúc về, ai không chịu theo Thanh niên Đồng chí hội, Hồ Chí Minh thông báo tên tuổi cho Lâm Đức Thụ ở Hồng Kông để Thụ báo tin cho mật thám Pháp đón bắt. Hai người lại chia nhau tiền thưởng của Pháp.
Nhưng chỉ trong một thời gian, hai “lái thanh niên”- tiếng chỉ Lý Thụy và Lâm Đức Thụ- không còn người để bán nữa vì, ở Việt Nam, thấy đưa thanh niên đi mà không thấy trở về nên ngưng không gởi đi học Hoàng Phố nữa. Một số thanh niên học xong không chịu gia nhập Thanh niên Đồng chí hội, chọn ở lại theo Trung hoa Quốc dân đảng hoặc gia nhập quân đội Tưởng Giới Thạch vì được tin những người về trước đây bị Lý Thụy chỉ điểm cho Pháp bắt.
Chuyện Hồ Chí Minh cấu kết với Lâm Đức Thụ bán cho Pháp những thanh niên Việt Nam yêu nước để lấy tiền, không chỉ riêng Cụ Hoàng văn Chí viết lại, mà những đảng viên kỳ cựu của Việt Nam Quốc dân đảng, lúc di cư vào Nam, cũng thường kể lại.
Hết tiền không thể sống ở Hồng Kông được nữa, Lâm Đức Thụ xin Pháp trợ cấp và về Nam Vang, sau cùng về quê quán Thái Bình. Kịp lúc Việt Minh nổi lên, Thụ hoảng sợ, bèn bí mật gặp Hồ chí Minh vừa lên làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dĩ nhiên, Hồ Chí Minh hứa bảo vệ cho Thụ, bảo Thụ hãy về sống yên ổn ở làng quê và căn dặn Thụ tuyệt đối không được tiết lộ những hoạt động của hai người ở Hồng Kông trước đây.
Vâng lời Hồ Chí Minh, Lâm Đức Thụ về Kiến Xương sống yên ổn được vài năm. Tới 1950, khi quân đội Pháp kiểm soát tới Huyện thì cán bộ cộng sản Việt Minh bắt Lâm Đức Thụ bỏ vào rọ đem thả trôi sông cho mò tôm.
Hồ chí Minh xử lý như vậy vì sợ Lâm Đức Thụ sẽ chạy theo Pháp, với tư cách nhân chứng, sẽ tố cáo những hành động cực kỳ bỉ ổi của Hồ chí Minh. Vừa để chạy tội cho chính mình. Kẻ nói trước có lẽ phải!
Vậy mà trong “Hồ Chí Minh Toàn Tập” và “Hồ Chí Minh Biên Niên Tiểu Sử”, 10 tập, không có một chữ nào về Phan Bội Châu trong 2 năm 1924-1925, và sự liên lạc giữa cụ Phan và Nguyễn Ái Quốc! Cả trong 2 tập hồi ký "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” và “Vừa đi đường vừa kể chuyện”, Hồ Chí Minh không có một chữ về Cụ Phan Bội Châu, bậc tiền bối cách mạng ái quốc, cũng không nhắc lại sự hợp tác với Lâm Đức Thụ và nhất là viết thư van xin Lâm Đức Thụ tìm cách cứu thoát khỏi nhà tù. Hơn nữa, đối với Lâm Đức Thụ, chẳng những là “đồng chí” (vì sau khi Hồ Chí Minh rời Quảng Châu tháng 4/1927, Đồng Chí Hội được giao lại cho Hồ Tùng Mậu, rồi Lâm Đức Thụ. Thụ triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc Đồng Chí Hội ở Hương Cảng từ ngày 1-19/5/1929. Có 17 đại biểu đã đến tham dự đại hội: 4 từ Tổng bộ, 2 từ Xiêm, số còn lại đều từ Việt Nam... Đến năm 1930, Đồng Chí Hội mới được đổi tên thành đảng CSVN), mà còn là bạn với nhau từ thuở nhỏ, hai gia đình giáo hảo với nhau nhiều đời và Lâm Đức Thụ cùng vợ, Bà Lương Huệ Quần, giới thiệu Bà Tăng Tuyết Minh cho Hồ Chí Minh, tổ chức đám cưới cho 2 người (Tăng Tuyết Minh, Hoàng Tranh, sử gia, Viện phó Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, Diễn Đàn, 9-2001, Paris, trg 17-20).
Đúng là người cộng sản chỉ có mục tiêu. Tình cảm, ơn nghĩa, lẽ phải,... là những biểu hiện ủy mị tiểu tư sản như "Giáo lý của người cách mạng” dạy (Serge Netchaïev).
Sau ngày 30/6/1925, Cụ Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt ở Thượng Hài, các đồng chí của Việt Nam Quốc dân đảng của Cụ ở Trung quốc đều rất phẫn nộ trước việc cấu kết hèn hạ giữa Lý Thụy và Lâm Đức Thụ bán đứng Cụ Phan cho Pháp, cùng tẩy chay Lý Thụy làm cho Lý Thụy không thể hoạt động được nữa, phải lên tiếng thanh minh.
Về phần Cụ Phan Bội Châu, trong Phan Bội Châu Niên biểu, thấy Cụ không hề nhắc một chữ đến Lâm Đức Thụ, và cũng không hề biết là Lâm Đức Thụ và Lý Thụy cấu kết để bán Cụ cho mật thám Pháp. Cụ quá lương thiện!
Nhận xét về Hồ Chí Minh, Tưởng Vĩnh Kính viết:
“Mỗi một hành động của ông Hồ Chí Minh đều nhằm phục vụ ý đồ của chính ông; và thường thì ông nắm phần chủ động trong mọi tình huống. Ông có một nguyên tắc cơ bản, bất cứ điều gì thích hợp với nhu cầu của ông, ông sẽ không ngần ngại lợi dụng mọi cơ hội để kết hợp và tranh thủ; bất cứ cái gì làm trở ngại cho sự phát triển thực lực của bản thân ông, ông sẽ dùng mọi cách để bài trừ hoặc tiêu diệt.
Ông tuyệt đối cần ngoại viện, nhưng không muốn cho cá nhân hoặc đảng phái nào khác nhận ngoại viện.
Ông cũng cần tranh thủ quần chúng, nhưng không muốn cá nhân hoặc đảng phái nào khác tranh thủ quần chúng.
Ông lớn mạnh không phải từ những hô hào về chủ nghĩa cộng sản. Ông đã dùng rất nhiều tên giả, lấy chủ nghĩa dân tộc để ngụy trang, lợi dụng tất cả những cơ hội có lợi để bảo tồn và phát triển lực lượng của bản thân ông.
Bởi vậy, mỗi hành động của ông đều cho thấy ông là một người theo cơ hội chủ nghĩa, chỉ biết lấy sự sinh tồn, lợi hại của bản thân mình làm mục tiêu chính”.
Nhận xét của Tưởng Vĩnh Kính xác nhận thêm tại sao trong kháng chiến Việt Nam, Hồ Chí Minh chủ trương giết tất cả những người yêu nước không cộng sản. Cả những người cộng sản trí thức và lương thiện.
Thế mà Hồ Chí Minh vẫn bị Mao-Lê Duẩn hạ bệ sát ván từ 1963. Nhưng Hồ vẫn chịu phép ép mình dưới áp lực của Lê Duẩn để được yên thân, làm vua Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, an hưởng tuổi già, chết mồ cao, mả đẹp, đảng sùng bái. Nói Hồ Chí Minh đi làm cách mạng yêu nước không đúng. Trên báo Thanh niên số ngày 20/12/1926, phát hành tại Quảng Châu, Hồ Chí Minh viết “Cái danh từ Tổ quốc là do các chánh trị gia đặt ra để đè đầu nhơn dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có Tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”.
Tóm lại, khi tìm hiểu con người thật của Hồ Chí Minh “tìm đường cứu nước”, người ta sẽ thấy, không riêng gì cộng sản, mà bất cứ một thế lực nào mạnh, cả thổ phỉ, miễn có thể ban cho Hồ chí Minh quyền lực lớn thi ông chạy theo phục vụ. Vì hoài bão của ông là làm vua, làm quan để phục hận cho cha và bản thân lúc trẻ.
Tác giả Ngục Trung Nhật ký
Trong “Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước” (sđd, trang 193-199), tác giả Vy Thanh có công sưu tầm được 2 bức thư thủ bút bằng chữ Hán của Lý Thụy-Tống Văn Sơ, tức Hồ Chí Minh, viết từ nhà tù Hồng-Kông năm 1931 gửi Lâm Đức Thụ, xưng em với Lâm Đức Thụ, “em Lý Thụy-Tống Văn Sơ cầu khẩn anh Lâm Đức Thụ tìm mọi cách giúp cho em ra khỏi trại giam”. Anh Lâm Đức Thụ có nhận lời giúp đỡ em Lý Thụy-Tống Văn Sơ. Thụ nhờ luật sư người Anh, ông Frank Loseby, can thiệp và em Lý Thụy của ông quả nhiên được thả sau đó.
Hồ Chí Minh sợ bị Nhà đương cuộc Anh tại Hương Cảng vì kết tội không được nên trục xuất ông ra khỏi biên cảnh để ông phải lên tàu làm công. Mà một khi đã lên tàu, thì nếu không sa vào tay của Việt Nam Quốc Dân Đảng phản động, thì cũng phải vào tay bọn đế quốc. Đàng nào thì cũng chỉ có chết mà thôi (Lời của Hồ chí Minh, Tưởng Vĩnh Kính, sđd, trg 123).
Hai bức thư do chính tay Lý Thụy - Tống văn Sơ, tức Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh viết từ nhà tù là tài liệu để so sánh với bút tự của trang Ngục Trung Nhật ký sẽ giúp ta khám phá ra đâu là sự thật vế tác giả tập thơ tù.
Cẩn thận, chúng tôi đem hỏi một Giáo sư dạy văn chương Hán Nôm ở Đại học Văn khoa Sài Gòn trước 1975 những bức thư này có phải do một người viết hay không? Ông trả lời “Tôi không biết môn giảo tự nhưng tôi nghĩ một người chỉ biết qua dạng tự cũng có thể nói ngay những bức thư này hoàn toàn không phải do một người viết”.
Chúng tôi đem hỏi thêm một vị Phật tử tỵ nạn ở Thụy Điển. Sau khi đối chiếu bản thủ bút trang bìa Ngục Trung Nhật Ký với các bức thư của Hồ chí Minh, cũng quả quyết hoàn toàn không phải của một người viết, tức không phải của Hồ chí Minh.
Xin mời bạn đọc so sánh các bản thủ bút dưới đây: 1 trang Ngục Trung Nhật ký của Hồ Chí Minh và 2 bức thư của Lý Thụy - Tống văn Sơ cũng chính là Hồ Chí Minh để xem có phải tất cả đều do Hồ Chí Minh viết hay không? Nhận xét của bạn đọc sẽ trả lời ai là tác giả Ngục Trung Nhật ký? Có phải Hồ Chí Minh không?
1 - Thủ bút trang cuối của Ngục Trung Nhật Ký, trích “Mai Văn Bộ, Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh”, Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2007, trang 283:
2 - Trích 2 bức thư của Lý Thụy-Tống văn Sơ trong Vy Thanh (sđd, trang 193-196), gởi Lâm Đức Thụ;
Hồ Chí Minh vốn chuyên nghề chỉ điểm (có ăn lương), cho Nga, cho Tàu cộng, cấu kết chặt chẽ với Lâm Đức Thụ, một việt gian tay sai của Tây, để bán những người yêu nước – ông hoàn toàn không phải một chánh khách – nên con người của ông là một bóng đen dày mịt lại được phủ thêm nhiều lớp tuyên truyền gian dối của cộng sản. Quyển biên khảo “Hồ chí Minh tìm đường cứu nước?” của Vy Thanh cũng chỉ có thể đem lại vài tia sáng lóe lên ném vào bóng đen ấy chớ vẫn chưa đủ đánh tan tảng đen để một Hồ Chí Minh thiệt hiện nguyên hình. Nhưng phải nhìn nhận công trình biên khảo của tác giả Vy Thanh rất quí, một đóng góp rất giá trị giúp người đọc nhìn lại một giai đoạn lịch sử đất nước với cái nhìn của Sự thật Thật.
Rất tiếc đọc xong quyển sách, người đọc cố gắng nhớ lại sự việc tác giả ghi lại trong sách để thấy “Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước”, lại không thấy mà chỉ thấy “Hồ chí Minh tìm đường bán nước”.
Vậy ngày nay đảng cộng sản Hà Nội dạy đảng viên “Sống, làm việc và học tập theo gương Hồ Chí Minh” là tìm đường bán nước thì có gì sai quấy đâu.
No comments:
Post a Comment