Saturday, September 26, 2015

Người Nhật quan tâm đến tranh chấp Biển Đông như thế nào?

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA -2015-09-26  
000_Hkg10209527-622.jpg
 Ông Nguyễn Phú Trọng (trái) và TT Shinzo Abe (phải) tại Tokyo ngày 15 tháng 9 năm 2015. AFP PHOTO / KAZUHIRO NOGI
Một hội thảo về vấn đề Biển Đông diễn ra tại Nhật Bản trong hai ngày 18 và 19 tháng 9 vừa qua tại Nhật Bản. Hoạt  động này diễn ra nhân dịp tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam - Nguyễn Phú Trọng được mời sang thăm Nhật từ ngày 15 đến 19 tháng 9.
TS Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan và hiện là chuyên gia của một số viện nghiên cứu ngoài Nhà nước, tham gia trình bày tại hội thảo.

Mối quan tâm

Vào ngày 26 tháng 9, ông cho biên tập viên Gia Minh biết một số thông tin liên quan; trước hết là mối quan tâm của những thành phần Nhật tham dự:
TS Đinh Hoàng Thắng: Vừa rồi chúng tôi trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Các vấn đề Phát triển (VIDS) và trường Đại học Takhshoku có mời chúng tôi tham dự hội thảo. Hội thảo đó có tên “Căng thẳng trên Biển Đông, tác động của nó (những sự kiện mới đây nhất trên Biển Đông)  đối với quan hệ Việt - Trung và Việt - Nhật như thế nào?”
Họ quan tâm đến quá trình chuyển biến thái độ của Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Theo họ thì Việt Nam từ chỗ hết sức nhân nhượng cho đến giờ đây, Việt Nam đã công khai trước thế giới về các âm mưu và hành động của Tung Quốc.
-TS Đinh Hoàng Thắng
Anh hỏi người ta quan tâm gì tại hội thảo đó, thì có 5 vấn đề mà người Nhật quan tâm. Thứ nhất là họ quan tâm đến quá trình chuyển biến thái độ của Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Theo họ thì Việt Nam từ chỗ hết sức nhân nhượng cho đến giờ đây, Việt Nam đã công khai trước thế giới về các âm mưu và hành động của Tung Quốc. Điểm thứ hai họ quan tâm thông qua hội thảo vừa rồi là những tác động, ảnh hưởng của các diễn tiến mới đây nhất và hiện thời trên Biển Đông. Đó là vụ HD981 khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và việc mới đây bồi đắp/đảo hóa và quân sự hóa trên Biên Đông của Trung Quốc. Họ quan tâm đến ảnh hưởng của các vấn đề này đối vớiv bang giao Trung-Việt và quan hệ Nhật-Việt như thế nào. Đặc biệt phía nhật muốn tìm hiểu các xu hướng trong tương lai gần của các ảnh hưởng này. Vấn đề thứ ba mà họ quan tâm qua hội thảo là muốn tìm hiểu trước mắt, Nhật Bản và VN có thể cùng nhau làm gì để đẩy mạnh hơn nưa, phát huy hơn nữa các “chất lượng mới” của mối bang giao. Cái chất lượng mới theo họ nói giờ đây  cả Việt Nam lẫn Nhật Bản, hai nước coi nhau là “cùng hội cùng thuyền”, hai nước tự coi nhau là “tâm đầu ý hợp”, là “đồng cảm với nhau. Vấn đề thứ tư họ quan tâm là triển vọng hợp tác Nhật-Việt, Nhật-ASEAN đối với việc triển khai quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng song phương và tìm hiểu những cơ hội mới đối với việc phát huy cái đối tác chiến lược đa phương. Vấn đề cuối cùng họ quan tâm là tương lai hợp tác ba bên Nhật Bản-Hoa Kỳ-Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền của Việt Nam và của Nhật Bản ở Biển Đông và Hoa Đông? Họ muốn tìm hiểu tương lai này trong bối cảnh Nhật Bản vừa có đợt vận động chính trị rất sôi động là việc giải thích điều 9 HPN và trong bối cảnh triết lý an ninh “ba không” của Việt Nam.

“Đồng hội, đồng thuyền”

dinh-hoang-thang-400.jpg
TS Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy photo.
Gia Minh: Phía Nhật quan tâm như vậy và như tiến sĩ vừa nói họ cho rằng Việt Nam và Nhật Bản hiện nay ‘đồng hội, đồng thuyền’, ông có đưa ra biện pháp đối tác như thế nào đối với Nhật Bản để có thể tối ưu hóa mối quan hệ này?
TS Đinh Hoàng Thắng: Vầ phần mình, chúng tôi cũng nói lại phân tích của chúng tôi trong một vài năm qua về những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông gây ra những ảnh hưởng như thế nào đối với quan hệ quốc tế của Việt Nam.
Trước hết phải nói rằng tình hình Trung Quốc gần đây căng thẳng trên Biển Đông như thế làm cho mối bang giao Việt- Trung ‘bất định’. Chưa ai hiểu được rồi đây Trung Quốc sẽ đi những bước nào. Và điều này Việt Nam cũng nói rất rõ là chắc chắn sẽ không chịu xuống thang. Nghĩa là gần đây qua các tuyên bố, lúc đầu của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, gần đây các nhà lãnh đạo cao nhất cũng nói Biển Đông là của Trung Quốc. Thậm chí còn có ông phó đô đốc nói Biển Đông/Hoa Nam là của Trung Quốc vì trong tiếng Anh Souch China Sea có chữ China thì Biển Đông là của Trung Quốc. Họ lập luận như thế thì chịu, mọi người ‘botay.com’.
Còn đối với quan hệ Việt- Nhật thì có tương lai, có thể nói lần đầu tiên quan hệ Việt- Nhật là mối quan hệ khá đặc biệt trong khu vực. Có thể nói đối tác chiến lược sâu rộng cũng chưa thể nói hết. Cảm nhận của tôi là có sự gặp gỡ rất lớn về mặt lợi ích giữa hai bên.
Với quan hệ Việt- Nhật thì có tương lai, có thể nói lần đầu tiên quan hệ Việt- Nhật là mối quan hệ khá đặc biệt trong khu vực. Có thể nói đối tác chiến lược sâu rộng cũng chưa thể nói hết. Cảm nhận của tôi là có sự gặp gỡ rất lớn về mặt lợi ích giữa hai bên.
-TS Đinh Hoàng Thắng
Phân tích tình hình như thế thì chúng tôi có đưa ra một giải pháp mà cái này chúng tôi cũng đã nói ở Việt Nam rất nhiều. Đó là giải pháp ‘P& DOWN’. P& DOWN là 5 từ trong tiếng Anh: P là ‘Partnership’ là hệ thống đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của Việt Nam với bên ngoài. D là tiến trình dân chủ hóa. P & DOWN là mối tương quan, tương hổ, tương sinh. Partnership là điểm tựa bên ngoài, Democratization là điểm tựa bên trong . Hai cái tác động và thúc đẩy lẫn nhau làm cho an ninh và phát triển của Việt Nam có cơ sở. Tất nhiên P& DOWN phải dựa trên tình hình đấu tranh sắp tới đây dựa trên căn bản luật pháp quốc tế; bởi vì đối với Trung Quốc không thể đối đầu bằng quân sự, sức mạnh được. Mặc dầu cứ phải chuẩn bị, nhưng cái chính phải nói đến đấu tranh trên mặt trận pháp lý và mặt trận truyền thông. Thứ tư là ‘Wisdom’ tứ phải có ‘quân bình’, ‘thông minh’, ‘minh triết’. Quân bình ở đây có hai ý nghĩa, trước hết phải cố gắng thoát Trung Quốc;  tôi nói ở đây là những cái tiêu cực; chứ quan hệ Việt Trung vẫn phát triển theo kênh của nó. Ví dụ quân bình là quân bình với các nước lớn trong khu vực. Điều này rất quan trọng đối với Việt Nam. Cuối cùng theo tiếng Anh ‘networking’ là hệ thống mà Việt Nam sẽ tham gia từ TPP đến RCEP, những cấu trúc an ninh của khu vực lớn sau này đang hình thành.
Gia Minh: Và họ phản hồi đối với đề xuất, giải pháp mà ông đưa ra, cũng như họ có những giải pháp gì đáng lưu ý?
TS Đinh Hoàng Thắng: Như tôi nói họ rất quan tâm đến P&DOWN. Lúc đầu họ tưởng đây là mô hình  đâu đó từ bên ngoài vì bằng tiếng Anh. Nhưng sau đó tôi giải thích thì họ do tiếng Anh tập trung được đủ những khái niệm và chúng tôi phân tích ‘power of intelligence’- tức sức mạnh của hệ thống mô hình P&DOWN này sẽ có sức đoàn kết lại những thành tố, kết nối lại từng giải pháp, biện pháp, kết nối lại sức mạnh khu vực tạo thành sức mạnh vượt trội để khống chế mọi tình hình khó quản trị, khó kiểm soát được.
Họ cũng có một số đề xuất. Theo họ thì đối tác chiến lược sâu rộng thì về mặt nhà nước có nhà nước lo, không bàn ở đây; nhưng về phía người Nhật thì họ muốn tăng cường hơn nữa cái ‘ngoại giao nhân dân (people-to-people diplomacy) như tổ chức một hội thảo tương tự tại Hà Nội vào thời điểm sớm có thể được. Rồi phía Nhật cũng muốn tăng cường hợp tác với những viện, những trung tâm nghiên cứu ngoài nhà nước. Thứ ba nữa các nội dung nghiên cứu và hợp tác lâu dài mà bạn đề xuất cũng rất đa dạng. Từ vấn đề đổi mới nói chung đến đổi mới thể chế, rồi họ muốn nghiên cứu chính sách hội nhập của Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn. Bạn đặc biệt quan tâm đến tiến trình dân chủ hóa ở VN. Cuối cùng về thời điểm hiện nay diễn giải lại điều 9 Hiến Pháp ( của Nhật) thì họ muốn Việt Nam ủng hộ công khai như Philippines, còn nếu vì lý do gì đó mà chưa thể ủng hộ công khai thì cũng có thái độ tích cực đối với việc Nhật xây dựng  lực lượng quân đội để tạo thành sức mạnh mới trong liên minh Mỹ-Nhật để bảo vệ hòa bình ở Hoa Đông cũng như ở Biển Đông. Đặc biệt họ không chỉ nhấn mạnh đến vấn đề tự do hàng hải hay tài nguyên… mà họ còn nói đến ý nghĩa sâu xa của việc bảo vệ trật tự khu vực, trật tự hiện hành.
Gia Minh: Cám ơn TS Đinh Hoàng Thắng trình bày về những điều mà ông đưa ra tại Nhật vừa qua.

No comments:

Post a Comment