Thursday, September 25, 2014

Mỹ tấn công IS: Chính xác từng chi tiết kế hoạch Obama

(Baodatviet) - Liên quân Mỹ nhắm vào mục tiêu kinh tế của tổ chức khủng bố IS để tấn công. Đây là một bước trong chuỗi chiến lược mà Tổng thống B.Obama đề ra.
Nước Mỹ không đơn độc

Ngày 23/9/2014, liên quân Mỹ bắt đầu tổ chức chiến dịch tấn công quy mô lớn vào lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng. 47 quả tên lửa Tomahawk được phóng đi từ các tàu khu trục hiện diện ở vịnh Ba Tư. Sau loạt tên lửa này, các chiến đấu cơ của không quân, hải quân Mỹ bắt đầu xuất kích.
Quân đội Mỹ sử dụng đa dạng các loại vũ khí trong cuộc chiến này, từ oanh tạc cơ B-1, chiến đấu cơ F-16, F-18, thậm chí siêu tiêm kích F-22 cũng vào cuộc.
Ngày 24/9/2014, chiến dịch không kích tiếp tục với những mục tiêu mới là các nhà máy lọc dầu ở Syria, nơi được coi là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu của Nhà nước Hồi giáo IS.
Cuộc không kích của ngày 24 này còn đánh dấu một vấn đề khác, Mỹ không còn chiến đấu một mình khi các đồng minh Ả Rập Saudi, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, đã tham chiến, tấn công tổng cộng 13 cuộc không kích vào 12 mục tiêu ở phía Đông Syria.
Kết quả cuộc không kích được khẳng định đã thành công với các nhiệm vụ được đề ra ban đầu. Các cơ sở lọc dầu này cung cấp từ 300 - 500 thùng dầu/ngày và khủng bố IS đã kiếm đều đặn 2 triệu USD mỗi ngày nhờ việc buôn lậu dầu.
Hình ảnh của Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ cho thấy các mục tiêu của IS bị bắn phá ở Syria.
Hình ảnh của Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ cho thấy các mục tiêu của IS bị bắn phá ở Syria.
Trong cuộc không kích ngày 23/9, nước Mỹ cũng đã tuyên bố hoàn thành mục tiêu khi đã lấy mạng được một trong những thủ lĩnh nguy hiểm của lực lượng khủng bố này.
Trong một động thái khác chứng tỏ sự không cô độc của Mỹ, ngày 24/9/2014, Hội đồng Chính phủ Bỉ đã chấp thuận cho việc quân đội nước này tham gia liên minh quốc tế chống IS mà Mỹ đứng đầu. Chính phủ Bỉ tuyên bố lý do họ gửi quân đội tham chiến do Hội đồng Bảo an đã chấp thuận kế hoạch chống khủng bố của Mỹ tại phiên họp của Đại Hội đồng LHQ lần thứ 69.
Ngoài ra, Bỉ cũng tích cực tham gia công việc huấn luyện binh sĩ người Kurd ở Iraq để chống lại IS. Lực lượng không quân Hà Lan cũng quyết định cử đi 6 tiêm kích, 2 máy bay hậu cần và 250 lính không quân để tham chiến.
Từng bước một, Mỹ đang đi rất đúng bài để kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế và biến cuộc chiến chống khủng bố thành một cuộc chiến mang quy mô toàn cầu.

Chiến lược của Obama
Đến thời điểm này, người ta có thể nhìn thấy chiến lược mà Tổng thống Mỹ Barack Obama vạch ra trong bài diễn văn tuyên chiến với IS đang được thực hiện chính xác đến từng chi tiết nhỏ.
Trong ngày 11/9, trên các kênh truyền hình của Mỹ, ông chủ Nhà Trắng đã có một bài diễn văn lịch sử, một lần nữa nước Mỹ đặt mình trong tình trạng chiến tranh, và tuyên bố chiến tranh với khủng bố. Trong bài diễn văn ấy, chiến lược tiêu diệt IS đã được Tổng thống Mỹ gói gọn trong những câu chữ như sau:
"Mỹ sẽ lãnh đạo một liên minh mới, và tiến hành một chiến dịch có hệ thống. Liên minh này sẽ đẩy lùi, làm suy yếu và cuối cùng là tiêu diệt tận gốc IS."
Các cuộc không kích nhằm vào các nhà máy lọc dầu miền đông Syria
Các cuộc không kích nhằm vào các nhà máy lọc dầu miền đông Syria
Tính đến thời điểm ngày 24/9/2014, 13 ngày sau khi bài diễn văn hùng hồn của Tổng thống Obama được phát đi, từng bước trong chiến lược ấy được thể hiện một cách đầy đủ, lớp lang, và chính xác.
Về vấn đề liên minh, Mỹ đã nhanh chóng hô hào được một liên minh hùng mạnh, mang quy mô toàn cầu, trải dài từ Đông sang Tây, từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương, với sự tham gia của 30 quốc gia. Tuy nhiên, thời kỳ đầu vận động liên minh, nước Mỹ tỏ ra bị cô đơn khi bạn thì ít mà bè thì nhiều.
Tất cả những cái tên được nêu trong danh sách đều sẵn sàng tài trợ vũ khí, súng ống đạn dược, tài trợ nhân đạo, nhưng chưa một ai nhắc đến hai từ tham chiến. Họ chỉ đơn giản làm phần đầu tiên và kết thúc của một cuộc chiến tranh. Đồng nghĩa với việc gánh nặng chiến phí của Mỹ là không hề suy giảm.
Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, bằng việc vận động được Hội đồng Bảo an LHQ chấp thuận kế hoạch không kích, ít nhất Mỹ đã có những người kề vai sát cánh, có thể kể tên ra ở châu Âu là Pháp, Bỉ, Hà Lan, Trung Đông có các quốc gia Ả Rập, Australia đang xem xét... Chiến phí được san sẻ, mối căm thù của IS được san sẻ... những điều này đảm bảo cho cuộc chiến lâu dài của Mỹ được nhẹ gánh.
Tiếp đến, trong chuỗi mục tiêu "đẩy lùi, suy yếu, tiêu diệt" mà Tổng thống Obama nhắc đến. Đầu tiên là những đòn tấn công phủ đầu rậm rộ. Mỹ có thể bắn 47 quả tên lửa Tomahawk mà chỉ có thể lấy mạng 20 chiến binh IS trong ngày 23/4, nhưng nhiêu đó đủ đê chứng minh quyết tâm chơi đến cùng của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Obama phát biểu tại Liên hợp quốc
Tổng thống Mỹ Obama phát biểu tại Liên hợp quốc
Những cuộc không kích ở gần Baghdad, ở biên giới Iraq - Syria, và đến nay là trong lãnh thổ Syria cho thấy những đường hành quân của IS đang bị không lực Mỹ truy về tận gốc. Đây chính là kế hoạch "đẩy lùi" của Mỹ.
Hiện tại, Mỹ tiếp tục triển khai đến việc làm suy yếu, khi nhắm trực diện vào những nơi hái ra tiền của IS, chính là những nhà máy lọc dầu bị chiếm đóng phục vụ cho mục đích buôn lậu dầu.
Đồng thời, Mỹ kêu gọi các quốc gia láng giềng với Syria và Iraq tham gia vào liên minh của mình, nhằm tạo ra sự bao vây trong khu vực, từng bước cô lập IS.
Tuy nhiên, không kích ròng rã không thể mang lại thắng lợi. Không kích mà không có chiến lược cụ thể, Washington chẳng khác gì chơi trò đập chuột, đập chỗ này, con chuột chui ra từ hố khác. Và Mỹ bắt đầu thực hiện một kế hoạch song song. Họ sử dụng những chiến binh người Kurd, huấn luyện lực lượng này, cùng với bộ binh Iraq thành những lực lượng thiện chiến.
Đồng thời, Mỹ kêu gọi các đồng minh của mình hỗ trợ quân sự, vũ khí cho những đội quân này. Tất cả để chuẩn bị cho thời cơ chín muồi, khi "chặn đứng, đẩy lùi, làm suy yếu" thành công, bước tiếp theo sẽ là tiêu diệt. Đây mới là cuộc chiến thật sự, thảm khốc nhất, tang thương nhất, là công việc trên mặt đất. Và phần đó dành cho chính những người địa phương.
Phải nói rằng, Mỹ đã toan tính sao cho họ tốn ít chiến phí nhất, huy động được sức mạnh lớn nhất, và ít thiệt hại nhất, nhưng vẫn đảm bảo cơ hội tiêu diệt được IS - mối nguy hiểm nhất với an ninh Mỹ vào thời điểm này.

Đỗ Minh Tú

No comments:

Post a Comment