“TQ muốn giải quyết các TRANH CHẤP TRÊN BIỂN một cách hòa
bình thông qua đàm phán, song sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền và cần phải tăng
cường năng lực quốc phòng và sẽ không từ bỏ các quyền và lợi hợp pháp, cũng như
từ bỏ các lợi ích quốc gia cốt lõi.”
Tập Cận Bình phát biểu trước BCT /
ĐCSTQ ngày 31/7/2013: “TQ muốn giải quyết các TRANH CHẤP TRÊN BIỂN một cách hòa
bình thông qua đàm phán, song sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền và cần phải tăng
cường năng lực quốc phòng và sẽ không từ bỏ các quyền và lợi hợp pháp, cũng như
từ bỏ các lợi ích quốc gia cốt lõi.” theo Tân Hoa Xã.
Trung tướng Chu Thành Hổ, thuộc học
viện Quốc Phòng TC, phát biểu trong một cuộc hội thảo ở New York: “Ở TQ có nhiều
quan điểm khác nhau về vần đề nầy. Có người đã hỏi ông Đới Bỉnh Quốc (lãnh đạo
cao cấp của ĐCSTQ) là Biển Đông có phải là lợi ích cốt lõi không? Chu Thành Hổ
tuyên bố: “KHÔNG MỘT NƯỚC NÀO ĐƯỢC CHIẾM ĐẢO BIỂN
ĐÔNG”.
Lưu Tích Quý, Cục trưởng Cục Hải
Dương TQ, công khai tuyên bố ngày 1/4/2013, Bắc Kinh quyết định sẽ phái tàu tuần
tra thường xuyên ngoài đảo Điếu Ngư / Senkaku và phái lực lượng cấm chốt ngoài
bãi cạn Scarborough (TC chiếm quyền kiểm soát từ Philippines vào tháng
4/2012).
Thiếu tướng Khương Hán Bân, GS Đại
học Quốc Phòng TQ và Đại tá Âu Kiến Bình, Giám đốc Sở Nghiên Cứu Xây dựng QĐTQ,
đã tổ chức hoạt động tuyên truyền “GIẤC MƠ TRUNG HOA” . Theo 2 tên nầy, việc
tranh giành quần đảo Senkaku / Điếu Ngư và biển Đông là tất nhiên không thể
nhượng bộ, thế giới chỉ phục kẻ mạnh, chứ không phục kẻ yếu.
Thiếu tướng Kiều Lượng và Đại tá
Vương Quang Sử là đồng tác giả cuốn “CHIẾN TRANH KHÔNG GIỚI HẠN” đề cập đến vấn
đề làm thế nào để TC có thể đánh bại một đối thủ có công nghệ vượt trội như Mỹ
và các nước có tranh chấp chủ quyền. Theo ông ta nhận xét: “Mỹ sẽ không để xảy
ra chiến tranh nóng với TQ vì Philippines hay các nước ASEAN khác trong vấn đề
tranh chấp Biển Đông. Lợi ích chiến lược giữa Mỹ – Trung có một sự ràng buộc lẫn
nhau rất lớn, do đó lợi ích giữa 2 nước không thể bị chia rẽ bởi những nước
nhỏ.”
CHÂU Á CHI TIÊU 1.400 TỶ USD
QUỐC PHÒNG ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI TC:
Sự trỗi dậy của tên côn đồ, hung hăn,
hiếu chiến và ngang ngược Trung Cộng, một loại hải tặc SOMILIA ở Biển Đông, sống
“NGOÀI VÒNG LUẬT PHÁP QUỐC TẾ” . Điều nầy khiến các quốc gia đồng minh của Mỹ ở
Châu Á-TBD như: Ấn, Nhật, Úc, Indonesia, Malyasia, Singapore, Hàn, Thái sẽ đầu
tư cho kinh phí quốc phòng khoảng 1400 tỷ USD cho gia đoạn 2013-2018, tăng vọt
55% so với giai đoạn 2008-2012 là 919,5 tỷ USD, chủ yếu là tập trung xây dựng
các căn cứ, mua sắm 263 tàu nổi, 31 tàu ngầm, 18 máy trực thăng chống ngầm MH-60
Sea Hawk, 13 máy bay cánh cố định, 5 hệ thống máy bay không người
lái…
Chuyên viên cao cấp William Choong,
viện Nghiên cứu Chiến lược Singapore, cho biết: “Sự hiện diện của Hải – Lục –
Không Quân Hoa Kỳ được trang bị vũ khí hiện đại “siêu khủng” đã cam kết bảo vệ
an ninh đối với các quốc gia nhược tiểu tại Đông Nam Á Châu chống lại sự uy hiếp
của hạm đội TC. Trung tướng Hải quân SCOTT SWIFT cho biết thêm tất cả hải quân
TC hợp lại chỉ mới bằng ĐỆ THẤT HẠM ĐỘI. Hiện nay, nhiều nước ở khu vực Ấn Độ
Dương và TBD đang chuyển hóa thực lực kinh tế thành sức mạnh quân sự.
Các học giả Viện Nghiên Cứu Chính
Sách Hoa Kỳ đã đánh giá “Chủ nghĩa bành trướng” của TC là “CHÁNH SÁCH PHÁT XÍT
CỔ ĐIỂN” (Bejing Embraces Classical Fascism). Bắc Kinh đã đề xướng “DÂN TỘC HÁN
VĨ ĐẠI” nhằm phục hồi Đế Quốc Đại Hán, dưới mỹ từ “GIẤC MƠ TRUNG HOA” . Họ ngụy
tạo đường lưỡi bò 9 đoạn là Biển Lịch Sử chiếm hơn 80% biển ĐNÁ. Nhưng cho tới
nay, Bắc Kinh không bao giờ dám công khai đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền các
hải đảo và hải phận tại Biển Đông ra trước cơ quan trọng tài quốc tế LHQ. Vì
thuyết ngụy tạo Biển Lịch Sử ngày nay đã lổi thời, nó đã hoàn toàn đi ngược
những điều khoản của CÔNG ƯỚC LHQ về LUẬT BIỂN.
Chiếu điều 76 Công ước LHQ về Luật
Biển các quốc gia vùng duyên hải được hưởng quy chế THỀM LỤC ĐỊA 200 HẢI LÝ (370
km) để thăm dò và khai thác dầu khí. Đây là chủ quyền chuyên biệt (sovereign
exclusive right). Mọi sự tự tiện chiếm hữu của ngoại bang dù có võ trang hay
không đều BẤT HỢP PHÁP, vô giá trị và vô hiệu lực. (điều 77 và 81). Về mặt địa
lý, quần đảo Hoàng Sa, đảo Tri Tôn chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và quần đảo
Hoàng Sa chỉ cách thềm lục địa VN 160 hải lý. Tiến sĩ Khoa học Armand Krempf,
Giám đốc Viện Hải Học Đông Dương, sau 2 năm nghiên cứu đo đạc và vẽ bản đồ các
hải đạo và đáy biển, đã lập phúc trình kết luận rằng: “Về mặt địa chất, các đảo
Hoàng Sa là thành phần của VN.” (Geologiqement les Parcels font partie du
Vietnam).
Tại Trường Sa cũng vậy, Bãi Thanh
Long Tứ Chính là nơi khai thác dầu khí, độ sâu chỉ tới 400 thước và tại quần đảo
Trướng Sa độ sâu chỉ tới 200 thước. Như vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy
biển, cũng giống như Hoàng Sa, các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của
thềm lục địa VN từ đất liền ra biển. Theo quan điểm của các luật sư Covington và
Burling viết trong bản tuờng trình ngày 19/6/1995 gởi Chính phủ VNCS, quần đảo
Trường Sa có triển vọng được hưởng quy chế THỀM LỤC ĐIA MỞ RỘNG đến 350 cây số.
Trong khi đó, Trường Sa cách bờ biển Quảng Đông có một rãnh nước sâu tới 4.550
thước; vì vậy, TC không được hưởng quy chế thềm lục địa mở rộng 350 hải
lý.
THAM VỌNG ĐƯỜNG LƯỠI BÒ CỦA
TC:
Đường Lưỡi Bò chiếm hơn 80% hải phận
Biển Đông, nó nằm sát bờ biển các quốc gia duyên hải, chỉ cách Quãng Ngãi 40 hải
lý, cách Natuna (Indonesia) 30 hải lý và cách Philippines và Malyasia 25 hải lý.
Đây là hành vi cực kỳ thô bạo, vi phạm CÔNG ƯỚC LHQ VỀ LUẬT BIỂN dành chủ quyền
chuyên biệt cho các quốc gia vùng duyên hải kể trên được hưởng tối thiểu 200 hải
lý THỀM LỤC ĐỊA PHÁP LÝ để thăm dò và khai thác dầu khí.
TC không thể coi mình là một ngoại lệ
bằng cách ban hành LUẬT BIỂN QUỐC NỘI năm 1992 (Domestic Law of the Sea) để bành
trướng lãnh hải (Territorial Sea), Vùng Tiếp Cận (Contiguous Zone) về hải phận
và coi Lưỡi Bò là “biên thùy chiến lược” của đảo Hải Nam. TC ngang ngược sử dụng
“Luật Rừng” theo chủ trương “MẠNH ĐƯỢC YẾU THUA” lấy thịt đè người. Vì vậy, TC
càng ngày càng bị cộng đồng quốc tế cô lập vì tham vọng tranh đoạt Biển
Đông.
TC càng hung hăng càng có lợi cho Mỹ,
ngoài việc bán vũ khí ồ ạt cho các nước ven vùng duyên hải để chống lại chủ
nghĩa bành trướng TC. Điều quan trọng hơn hết là TC đẩy các nước vùng ĐNÁ đang
củng cố quan hệ với Hoa Kỳ. Tướng không quân Herbert Carlisie, Chỉ huy lực lượng
không quân Hoa Kỳ tại Châu Á-TBD, nói: “Thái độ tuyên bố chủ quyền hung hăng,
ngang ngược là một tính toán sai lầm của TC, thực tế đã mang bạn bè chúng tôi
lại gần nhau hơn, họ vẫn muốn sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ để đối trọng
lại với TC.”
Bộ Trưởng BQP Philippines Voltaire
Gazmin nói: “Để bảo vệ chủ quyền trên biển, Philippines không thể đơn độc chiến
đấu, chúng tôi cần một liên minh, nếu không sẽ nước lớn bắt nạt.” Một thực tế
không thể phủ nhận là phần lớn người dân Philippines mong muốn sự tái hiện diện
của Mỹ tại Philippines và tái sử dụng căn cứ Subic. Manila đã chi 230 triệu USD
để tu bổ lại hạ tầng cơ sở của căn cứ Subic để có thể tiếp nhận các các phi cơ
chiến đấu và tàu chiến Mỹ.
Mối quan hệ giữa Philippines và Nhật
Bản cũng tương đồng như quan hệ giữa Philippines với Mỹ. Tháng 6 vừa qua, Bộ
trưởng BQP Nhật Bản Itsunori Onodera đến thăm Manila đã cam kết hợp tác chặt chẽ
với Manila trong vấn đề bảo vệ chủ quyền trân Biển Đông. Và sẽ nhanh chóng cung
cấp cho Philippines 10 tàu tuần tiểu thế hệ mới. Lực lượng Mỹ và Nhật đến
Philippines sẽ mang lại cho nước nầy nhiều lợi ích như giúp Manila huấn luyện
binh lính, nâng cao khả năng phối hợp hiệp đồng tác chiến cho lực lượng vũ trang
nước nầy. Điều quan trọng nhất là Mỹ và Nhật cam kết sẽ bảo vệ Philippines trong
tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông với TC. Tổng thống Aquino gần đây
đã hài lòng tuyên bố: “Chúng ta đã có hai đồng minh chiến lược là Mỹ và Nhật
Bản.” . Với những diễn biến thực tế đang diễn ra tại Biển Đông, xem ra “GIẤC MƠ
TRUNG HOA” của Tập Cận Bình xem ra còn vô vàn thách thức.
TẬP CẬN BÌNH DỰA VÀO CÁI GÌ
ĐỂ THỰC HIỆN GIẤC MƠ TRUNG HOA?
Theo nhận định của Le Nouvel
Observateur, là cường quốc quân sự thứ ba trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ và Nga,
cũng là một trong những quân đội tham nhũng nhất, vô kỷ luật nhất, thiếu nhân
tài nhất, vô kỷ luật nhất và thiếu nghiệm chiến đấu. Nạn mua quan bán chức tràn
lan. Hàm tướng thì phải cần tới hàng trăm ngàn đô la.
Trong cuốn “TRUNG QUỐC BƯỚC RA THẾ
GIỚI” đã khẳng định: “Nhiều người lo ngại về một cuộc chinh phục thế giới của
Bắc Kinh, nhưng họ còn xa mới đạt đến tầm thống trị thế giới.” Tuy hiện nay, TC
đang là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, có thể một ngày nào đó họ sẽ đứng ở vị
trí “số 1″ . Nhưng, so sánh về GDP, tổng thu nhập kinh tế quốc dân của Mỹ hiện
chỉ hơn gấp đôi TC, nhưng về thu nhập bình quân đầu người thì Mỹ vượt rất xa gấp
12 lần, còn Nhật Bản cũng hơn gấp 8 lần so với Bắc Kinh.
Mặc dù TC đã đầu tư rất nhiều tiền
của để xây dựng quân đội hùng mạnh, với tham vọng trở thành cường quốc quân sự
số 1 châu Á. Nhưng, họ không có đồng minh và nhiều căn cứ quân sự như Mỹ ở nước
ngoài. Hải quân không có khả năng phát động chiến tranh cách bờ chỉ 300 dặm Anh
(tương dương 482 km). Tạp chí “Kanwa Defense Review” số ra tháng 7/2013 cho
biết: Quân đội TQ thiếu hụt nhân tài nghiêm trọng. Trong khi 38,4% sĩ quan trong
quân đội Hoa Kỳ có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ, trong khi đó trong quân đội TQ
chưa đầy 2%.
ẤN ĐỘ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
CHỐNG TC:
Theo nhận định của Thiếu tướng (hồi
hưu) Ấn Độ Raja Menon: “Tàu ngầm & mẫu hạm Ấn Độ sẽ đánh sập “KINH TẾ” Trung
Cộng” . Theo ông, chỉ cần khống chế được tuyến giao thông trên biển Ấn Độ Dương,
hải quân Ấn Độ có thể đánh sập nền kinh tế Trung Cộng.”
Tờ The Hindu mới đây đã dăng bài phân
tích của Thiếu tướng Hải quân hồi hưu Raja Menon chỉ ra rằng: “Rất có thể tuyến
đường giao thông trên biển hiện nay sẽ trở thành điểm yếu đối với TC trong tương
lai.” Theo ông Raja Menon, chỉ cần chi ra 600 tỷ Rupee (tương đương với 98,2 tỷ
USD) tăng cường lực lượng hải quân Ấn Độ đủ khả năng phong tỏa, kiểm soát được
tuyến giao thông đường biển chiến lược của TC trên Ấn Độ Dương. Như vậy, toàn bộ
đường biên giới ở dãy Hymalaya, quân đội Ấn Độ sẽ kềm chân lực lượng vũ trang TC
trên bộ, giúp Hải quân Ấn có thể phong toả đường biển, đánh sập nền kinh tế
TC.”
Ý tưởng của tướng Raja Menon bắt
nguồn từ mấy món hàng “siêu khủng” mà Hải quân Ấn Độ mới sắm được như: Tàu ngầm
hạt nhân lớp AKULA thuê của Nga hơn 1 năm, HKMH Vikramaditya mà Ấn Độ mua của
Nga. Tàu ngầm hạt nhân tự chế tạo INS ARIHANT. HKMH tự chế tạo INS VIKRANT.
Ngoài ra, Ấn Độ đang lên kế hoạch chế tạo HKMH với lượng choáng nước 65.000
tấn.
Nhiều chuyên gia quân sự và học giả
Ấn Độ tin tưởng rằng, nếu khống chế được con đường biển chiến lược trên Ấn Độ
Dương sẽ “bóp nghẹt” đường nền kinh tế TC. Đây là một chiến lược đúng đắn vì
hiện nay, các công ty TC vơ vét các tài nguyên thiên nhiên như dầu khí để đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Nếu như, tuyến đường vận chuyển thương mại quan
trọng trên Biển Đông qua eo biển Malacca là mạch máu năng lượng nối liền với Ấn
Độ Dương, 40% lượng hàng hóa của thế giới và hầu hết số các tàu dầu nhập cảng
vào Hoa Lục và Đông Á đều đi qua eo biển nầy. Đó là “tuyến đường huyết mạch” vì
nếu eo biển Malacca bị phong tỏa, TC sẽ vùng vẫy như thế nào trong tình huống
đó. Điều này cho thấy, nền kinh tế TC có thể bị đánh sập bất cứ lúc
nào.
Theo Times of India, Ấn Độ sắp xây
dựng một căn cứ hải quân trên bờ biển phía đông để giám sát và theo dõi các hoạt
động của hải quân TC trên Biển Đông và Ấn Độ Dương. Căn cứ nầy nằm trong dự án
VARSHA sẽ được xây dựng gần Rambilli trên bờ biển của tiểu bang Andhra Pradesh
và cách trụ sở của Bộ Chỉ Huy Hải quân miền Đông khoảng 50 km. Mục đích chính
của dự án Varsha là canh chừng các hoạt động của hải quân TC. Một khi dự án nầy
hoàn tất sẽ có mặt 3 tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo, 6 tàu ngầm tấn công, tàu
ngầm INS Chakra, nhiều loại chiến đấu cơ, máy bay không người lái.
Mới đây, ngày 23/8/2014, tàu hộ vệ
INS Kamorta (loại tàu có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến săn ngầm chính thức đi
vào hoạt động ở bến cảng Đông Nam Ấn Độ. Một tuần trước đó, tàu khu trục tên lửa
INS Calcutta lớn nhất trong các tàu chiến nội địa của Ấn Độ cũng hạ thủy đi vào
hoạt động. Trong vấn đề biên giới, Tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Damodardas Modi
đã áp dụng lập trường cứng rắn đối với TC.
Trong buổi lễ hạ thủy tàu khu trục
INS Calcutta vào hoạt động, ông Modi cho biết: “Không để nước nào dám coi thường
Ấn Độ” . Để đối đầu với TC, chính quyền Narendra Modi đang gấp rút xây dựng quân
đội hiện đại. Ngân sách quốc phòng khóa 2014-2015 tăng 12% so với tài khóa trước
đó, đạt 2.290 tỷ rupee (37 tỷ USD). Mặt khác, Ấn Độ tranh thủ ký hợp đồng mua ít
nhất 126 chiến đấu cơ Rafale của Pháp trước cuối năm nay.
Trong năm 2014, Ấn Độ đã và đang
triển khai 5 tàu chiến, trong đó có 2 tàu chiến kể trên và 10 năm tới Ấn Độ đang
lên kế hoạch đóng 42 tàu chiến, trong đó có 3 tàu săn ngầm để tăng cường phòng
thủ đối với hải quân TC hoàn toàn không giới hạn ở trên biển. Truyền thông Ấn
ngày 28/8/2014 dẫn nguồn tin BQP Ấn Độ cho biết: Tên lửa “đất đối không” AKASH
kiểu mới do Ấn Độ phát triển đã phối trí ở khu vực Tây Bắc, đề phòng tất cả mối
đe dọa máy bay TC đến từ biên giới phía Bắc.
Dù Ấn Độ không tuyên bố chủ quyền
trên Biển Đông, nhưng Ấn Độ có một lợi ích là “Tự do hàng hải” (FON). TC ngang
ngược coi Biển Đông là ao nhà của họ. Còn New Delhi nhiều lần nêu lập trường “Tự
do hàng hải” và bảo vệ lợi ích của mình. Cựu Ngoại trưởng Ấn Độ S. M. Krishma
thì khẳng định: “BIỂN ĐÔNG LÀ TÀI SẢN THẾ GIỚI” .
Tờ Fuji Sankei Business của Nhật, số
ra ngày 29/8/2014 có bài viết: “Ấn Độ tăng cường nhanh chóng quân bị nhằm vào
Trung Cộng” đối với hành động dựa vào sức mạnh quân sự tăng cường bành trướng
của TC. Động thái mới đây của quân PLA lấn chiếm khu vực có tranh chấp với ở
phía Đông dãy Himalaya và giương biểu ngữ khẳng định chủ quyền: “Đây là lãnh thổ
của Trung Quốc, hãy lùi lại” . Ngày 18/8/2014, quân PLA lại xâm nhập vào khu vực
Burtse cũng thuộc Ladakh, cũng giương biểu ngữ khẳng định chủ quyền như
trên.
Ngoài khu vực Ladakh, TC còn tranh
chấp với Ấn Độ bang Arunachal Pradesh mà New Delhi đang kiểm soát. Cuối tháng
6/2014, Ấn Độ lên tiếng phản đối bản đồ mới phi pháp của TC trong đó coi vùng
Arunachal Pradesh là một phần của Tây Tạng.
Hiện nay, Ấn Độ đang có kế hoạch
thiết lập “quan hệ chiến lược” 4 bên với Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ để
cùng nhau đối phó với sự ảnh hưởng ngày càng lớn vào quốc gia đang trỗi dậy là
TC. Vì vậy, Ấn Độ hưởng ứng tích cực chiến lược tái cân bằng Châu Á – TBD của Mỹ
, tăng cường thực thi chiến lược “ĐÔNG TIẾN” , không ngừng phát triển mối quan
hệ với Mỹ, Nhật, Australia và các nước ĐNÁ để gia tăng ảnh hưởng về chính trị
của Ấn Độ tại khu vực Biển Đông. Đồng thời Ấn Độ luôn cảnh giác cao độ với sự
tiến quân vào Ấn Độ Dương của hải quân TC.
Ngày 28/5/2013, Itar-Tass đưa tin:
Không quân Ấn Độ sẽ triển khai 18 chiến đấu cơ Su-30MKI xuống căn cứ phía Nam.
Bộ Trưởng BQP Antony cũng xuống phía Nam để chủ tọa lễ khai trương căn cứ không
quân Thanjavur thuộc tiểu bang Tamil Nadu. Nước nầy cũng đã điều động 40.000
quân chuyên tác chiến khu vực rừng núi để bịt kín tuyến biên giới và có đủ khả
năng chống sự xâm nhập của quân TC. Trong cuộc chiến tranh biên giới Ấn – Hoa
năm 1962, TC đòi chủ quyền vùng biên giới Ấn Độ rộng 90.000 km2 thuộc tiểu bang
Arunachal Pradesh, phía Đông Bắc Bhutan và Bangladesh.
Trong chuyến công du nước ngoài quan
trọng đầu tiên kể từ khi thắng cử hồi tháng 5/2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra
Modi với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hai nhà lãnh đạo thúc đẩy hợp tác an
ninh, đàm phán một thỏa thuận về năng lượng hạt nhân và ký một hiệp định về đất
hiếm. Trong chuyến thăm 4 ngày của Thủ tướng Narendra Modi tới Nhật từ ngày 31/8
tới 3/9/2014. New Delhi đã ký thỏa thuận mua 6 thủy phi cơ Utility Seaplan Mark
2 của Nhật để bảo vệ bờ biển đang có nhu cầu rất lớn về thủy phi cơ phục vụ tuần
tra và giám sát bờ biển Ấn Độ Dương, gồm các hòn đảo trên biển Andaman và quần
đảo Nicobar. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ cùng Ấn Độ hợp tác sản xuất loại máy bay nầy
trên lãnh thổ Ấn Độ. Điều nầy đã chứng minh quan hệ quốc phòng giữa 2 nước ngày
càng chặt chẽ.
NHẬT BẢN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
CHỐNG TC:
Tạp chí Asiaweek của Hồng Kông, số ra
ngày 26/08/2013, có đăng bài phỏng vấn ông Toshio Tamogami, Cựu Tư lệnh Tự vệ
Trên Không, ông cho biết: Hải – Không quân Nhật Bản hơn rất xa so với TC. Ông
đánh giá tàu sân bay Liêu Ninh không có khả năng tác chiến, vì nó sản phẩm phế
thải từ thời Liên Xô, sự vá víu của TC cũng khó mà bảo đảm cho nó hoàn thành tốt
công tác huấn luyện, chứ đừng nói là khả năng tác chiến.
Hiện nay, quy mô, tính chất và phương
pháp huấn luyện của TC vẫn còn theo mô hình mà Nhật đã sử dụng 30 năm trước đây.
Trong lúc đó, lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản, có một đơn vị tập họp các
huấn luyện viên bay lão luyện, có kỹ năng xuất sắc nhất, họ nỗ lực nghiên cứu
các phương pháp tấn công của máy bay nước khác. Kết hợp với các số liệu của máy
bay tuần tiểu chống ngầm P-3C Orion, có thể theo dõi đối thủ chờ cơ hội thuận
lợi là tiêu diệt. Có thể nói là tàu ngầm TC chưa kịp đến mục tiêu thì đã bị đánh
chìm.
Nếu một cuộc chiến tranh xảy ra giữa
Trung Cộng và Ấn – Nhật. Tại Biển Đông, lực lượng Hải quân Ấn Độ phong tỏa eo
biển Malacca thì Nhật dễ dàng bóp nghẹt yết hầu hải quân TC tại eo biển Soya ra
Thái Bình Dương, cùng với eo biển Tsushima, đây chính là yết hầu trên con đường
độc đạo ra Thái Bình Dương của Hải quân Trung Cộng. Eo biển Soya ở phía Bắc và
eo biển Tsushima ở phía Nam là một trong những con đường thông ra biển Thái Binh
Dương. Eo biển Soya là con đường “nút cổ chai” là một vị trí chiến lược, có thể
dễ dàng bị phong tỏa, cắt đứt chỉ bằng lực lượng hải quân nhỏ.
Để bảo vệ Senkaku, khống chế lối ra
vào Thái Bình Dương của Hải quân Trung Quốc, Nhật quyết định xây dựng căn cứ
quân sự trên đảo Yonaguni, cách không phận Senkaku 6 phút bay. Yonagumi là một
hòn đảo nằm ở cực Tây của Nhật Bản, giáp với Đài Loan và TC, trên đảo có người
ở, cách quần đảo Senkaku 150 km. Khu vực biển phụ cận của nó chính là luồng
đường chủ yếu của hải quân TC ra vào Thái Bình Dương.
[1] LIÊN MINH VỚI
MỸ:
Nhật Bản sẽ không thỏa hiệp trong
việc tranh chấp với lãnh thổ với TC trên biển Hoa Đông và không có sự nhượng bộ
nào cho Bắc Kinh về vấn đề quần đảo Senkaku / Điếu Ngư. Ngoại trưởng John Kerry
cũng đã xác nhận rằng Hoa Kỳ mở rộng hiệu lực của HIỆP ƯỚC AN NINH với Nhật Bản.
Theo hiệp ước nầy, có nghĩa Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ đồng minh Châu Á-TBD trong
trường hợp xảy ra xung đột quân sự.
Động thái gần đây của Nhật Bản đã đưa
3 chiến hạm và khoảng 1.000 binh sỹ và 4 chiến đấu cơ đến bờ biển phía Nam tiểu
bang California, Hoa Kỳ, trong vòng 2 tuần trong khuôn khổ một cuộc tập trận lớn
chưa từng có với Mỹ nhằm để nâng cao khả năng tấn công đổ bộ. Cuộc tập trận đánh
dấu lần đầu tiên, chiến hạm Nhật đưa binh lính đi xa như thế. Các lực lượng Hải
– Lục – Không quân của Nhật đã tập trận cùng với quân đội đồng minh Hoa Kỳ. Cuộc
tập trận nầy được đa số các nước châu Á khác hoan nghênh khi thấy quân đội Nhật
thiện chiến hơn.
[2] LIÊN MINH VỚI ẤN
ĐỘ:
Bởi thái độ tự phụ, hung hăng và
ngang ngược của Bắc Kinh đã khiến Nhật – Ấn liên minh chặt chẽ, tạo thành thế
GỌNG KỀM chiến lược để cùng đối đầu với TC. Biển Đông luôn dậy sóng, không có
một có một ngày bình yên vì chiến lược “GIÀNH ĐẢO LẤN BIỂN” theo kế sách vết dầu
loang trên mặt biển của hải quân TC. Động thái nầy của TC đã khiến Ấn Độ tích
cực hành động, thực thi “CHIẾN LƯỢC ĐÔNG TIẾN” để đối phó và ngăn chận sự bành
trướng của hải quân TC ở khu vực Ấn Độ Dương. Trong khi đó tại biển Hoa Đông, TC
lại gây hấn với Nhật liên quan đến việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư /
Senkaku.
Theo Thời Báo Hoàn Cầu, trong bối
cảnh này, việc New Dehli và Tokyo tăng cường bang giao, tập trận chung đang
thành hình một liên minh chiến lược, tạo thành thế gọng kềm, gây sức ép TQ ở
Biển Đông & biển Hoa Đông, tiếp tay với Mỹ bao vây và kềm hãm sự trỗi dậy
của TC.
Ông Liu Zongyi, viện nghiên cứu Quốc
Tế Thượng Hải nói rằng, việc Ấn Độ ra mắt tàu sân bay INS Vikrant vừa hạ thủy
tại Kochi ngày 12/8/2013 và Nhật Bản ra mắt tàu sân bay trực thăng lớn nhất của
nước nầy kể từ Thế chiến II trong lúc căng thẳng với TC còn đang tiếp diễn, đó
là tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH có thể mang theo tới 10 chiếc F-35B. Đánh
giá việc Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay INS Vikrant và Nhật ra mắt tàu sân bay trực
thăng là một lời cảnh báo nghiêm trọng cho TQ.
[3] LIÊN MINH VỚI
ÚC:
Nhật Bản và Úc bắt tay chặt chẽ bằng
hiệp ước an ninh quốc phòng, trao đổi công nghệ tàu ngầm quân sự. Thủ tướng Úc
Tony Abbott ủng hộ chính sách “TỰ VỆ TẬP THỂ” của Nhật Bản. Cả một liên minh tứ
cường Mỹ – Ấn – Nhật – Úc đang thành hình trên bàn cờ chiến lược thế giới theo
học thuyết “TÂN ĐẠI ĐÔNG Á” của Thủ tướng Shinzo Abe để đối phó với sự trỗi dậy
hung hăng bá quyền khu vực của Bắc Kinh đang đe dọa cho vùng Châu
Á-TBD.
[4] LIÊN MINH VỚI CÁC
QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á:
(1) VỀ MẶT KINH TẾ: Các nền
kinh tế kinh tế Đông Nam Á sẽ cung cấp một thị trường đầy tiềm năng cho hàng hóa
và dịch vụ của Nhật Bản, giúp đẩy mạnh sự phục hồi của Nhật Bản sau thời kỳ suy
thoái kéo dài hàng thập kỷ. ĐNÁ có nhiều thế mạnh được các tập đoàn Nhật Bản
đánh giá cao, có cơ sở hạ tầng tốt, lao động có tay nghề cao với giá nhân công
hợp lý so với Hoa Lục. Vì vậy, kể từ năm 2009, các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư
ngày càng nhiều vào vùng nầy. Việc thành hình CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN sẽ tạo cơ
hội cho sự hợp tác Đông Á.
(2) VỀ MẶT CHÍNH TRỊ: Nhật
Bản nhận thức được tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực đã bị mất dần vào tay
TC. Tokyo muốn bắt tay với ASEAN để kềm chế sự trỗi dậy của TC. Thủ tướng Shinzo
Abe không né tránh khi bày tỏ những lo ngại của ông về sự hiện đại hóa quân sự
và cách hành sử sự của TC trên Biển Đông. Chiến lược của Nhật Bản là cung cấp sự
hỗ trợ về kinh tế, chính trị và an ninh cho các nước ĐNÁ để giải quyết những bất
ổn do những tranh chấp lãnh do TC gây ra
Trong năm 2013, Thủ Tướng Shinzo Abe
lần lượt công du qua các quốc gia Đông Nam Á như: Việt Nam, Thái lan, Indonesia,
Malaysia, Singapore, Philippines, Brunei và Myanmar mà mỗi chặng dừng chân, Thủ
tướng Abe và các nhà lãnh đạo Nhật đều cho thấy mong muốn thúc đẩy hợp tác về
ngoại giao và kinh tế với các quốc gia thành viên của khối ASEAN. Đặc biệt đối
với Philippines, Nhật Bản sẽ cung cấp 10 tàu tuần tiểu cho Philippines theo
phương thức viện trợ phát triển của chánh phủ (Viện trợ không hoàn lại – ODA) để
nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines.
[5] LIÊN MINH VỚI
HÀN:
Mặc dù Nhật và Hàn Quốc là 2 quốc gia
thù nghịch trong Thế chiến II và vẫn còn đang tranh chấp chủ quyền đối với quần
đảo Takeshima / Dokdo, nhưng phải liên minh với nhau để đối phó kẻ thù chung là
TC. Park Young-June, Đại học Quốc Phòng Hàn Quốc, viết: “Nếu mong muốn điều gì
đó thì ngày nay chúng tôi cần một nước Nhật Bản mạnh mẽ hơn để duy trì thế cân
bằng an ninh trong khu vực.” Như vậy, Hàn Quốc coi TC và Triều Tiên là những mối
đe dọa lớn hơn Nhật Bản.
[6] KẾT CHẶT QUAN HỆ VỚI
NATO:
Tối ngày 15/4/2013, Thủ tướng Nhật đã
tiếp kiến Tổng thư ký Tổ Chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ông Anders Fogh
Rasmussen. Lần đầu tiên Nhật Bản & NATO ra “TUYÊN NGÔN CHÍNH TRỊ CHUNG” .
Tuyên ngôn nêu rõ, Nhật Bản và các quốc gia thành viên của khối NATO xây dựng
những nguyên tắc hợp tác: “Tự do, dân chủ và pháp trị…” , thúc đẩyhợp tác đối
phó chung về vấn đề an ninh hải dương và tấn công trên không gian mạng. Tờ
Sankei Shimbun bình luận, mục đích của Nhật Bản khi xây dựng mối quan hệ khăng
khít với NATO không ngoài mục đích kềm chế TC.
Theo Cao Hoa, thuộc Viện Khoa Học Xã
Hội TQ, bình luận: Việc NATO cam kết đưa ra các nguyên tắc bảo đảm an ninh cho
Hàn Quốc & Nhật Bản, thực tế là một nổ lực mới của khối nầy đang triển khai
trên phạm vi toàn cầu, một tổ chức mới kiểu như “NATO PHƯƠNG ĐÔNG” mà Hoa Kỳ đã
bắt đầu khời xướng từ vài năm trước đây. Rõ ràng, mối quan hệ nầy có ý đồ không
tốt đối với TQ.
Trước động thái “diệu võ giương oai”
gây hấn, khiêu khích của hải quân TC tại biển Hoa Đông trong việc tranh chấp chủ
quyền quần đảo Điếu Ngư / Senkaku, đã thúc đẩy Nhật Bản chuyển chính sách quốc
phòng từ thế phòng thủ thụ động sang thế chủ động tấn công. BQP Nhật tăng thêm
khả năng tác chiến cả trên bộ lẫn trên biển và Nhật Bản không có sự lựa chọn nào
khác là thành lập lực lượng TQLC trong chiến lược quốc phòng mới của mình. Lực
lượng TQLC của Nhật là đơn vị thiện chiến nhất của Nhật trong Thế chiến
II.
Từ khi lên cầm quyền, Thủ tướng
Shinzo Abe tái khẳng định sẽ tăng cường xây dựng quân sự hóa quốc phòng, nhằm
thực hiện độc lập về chính sách quốc phòng, thoát khỏi sự lệ thuộc vào đồng minh
Hoa Kỳ. Lập trường cứng rắn của Nhật là do tranh chấp quần đảo Senkaku giữa Nhật
– TC gây ra. Với sức mạnh khoa học công nghiệp tân tiến hàng đầu thế giới và đội
ngũ khoa học gia tài giỏi. Nếu Nhật Bản muốn, thì chỉ trong một thời gian rất
ngắn, Nhật Bản sẽ nhanh chóng trở thành cường quốc quân sự, có thể ngang hàng
với Nga, chỉ đứng sau Mỹ. Nước Nhật tự sáng tạo vũ khí chiến lược siêu khủng đều
được xếp loại hàng đầu công nghệ thế giới. Nhật không cần sáng tạo những chiến
đấu cơ hàng nhái, những phiên bản sao chép từ nước ngoài như TC. Bắc Kinh sẽ làm
gì trước lực lượng hải quân hùng mạnh nhất châu Á và hàng loạt vũ khí siêu khủng
hàng đầu của Nhật?
Tham vọng siêu cường thống trị thế
giới của Trung Cộng bị Mỹ – Ấn – Nhật – Úc – Hàn bủa vây, phong tỏa khắp nơi.
Nếu tháo gở yếu tố Hoa Kỳ ra khỏi mạng lưới bủa vây TC. Chỉ riêng giữa gọng kềm
chiến lược Ấn – Nhật tại Châu Á-TBD đã làm cho con rồng giấy CHINA khó khăn vùng
vẫy. Đây là hậu quả của sự chèn ép, bắt nạt quá đáng các nước nhỏ của TC. Bộ
Trưởng BQP Philippines là Voltaire Gazmin đã phản ảnh rất đúng sách lược gây hấn
trên Biển Đông của TC: “Để bảo vệ chủ quyền trên biển, Philippines không thể đơn
độc chiến đấu. Chúng ta cần liên minh nếu không sẽ bị nước lớn bắt nạt.” (ám chỉ
TC) Trung Cộng giờ đây là hiện thân của con “hổ giấy” cô đơn.
Bản chất hung hăng ngang ngược của
bọn lãnh đạo Bắc Kinh chỉ dám hiếp đáp, bắt nạt các nước nhỏ như Việt Nam,
Philippines. Trong gọng kềm chiến lược bủa vây và khép chặt của Hoa Kỳ – Ấn –
Nhật – Úc tại Biển Đông & Hoa Đông. TC phải tìm một liên minh chiến lược làm
vây cánh để cân bằng cán cân quân sự với Hoa Kỳ – Ấn – Nhật tại Châu Á-TBD.
Trong tầm ngắm của Bắc Kinh đó là nước Nga, cường quốc số 2 về sức mạnh quân sự,
chỉ đứng sau Mỹ.
TƯƠNG QUAN LỰC LỰC LƯỢNG GIỮA
TRUNG CỘNG & NHẬT:
Nếu Trung – Nhật xảy ra cuộc xung đột
quân sự sẽ khó đoán biết ai thắng ai bại, nhưng nếu Ấn Độ nhập cuộc, phong tỏa
đường eo biển Malacca và mở cuộc tổng tấn công sườn phía Tây, thọc sâu vào lãnh
thổ Hoa Lục thì TC sẽ lâm vào thế “LƯỠNG ĐẦU THỌ ĐỊCH” . Chiến tranh sẽ đưa tới
nguy cơ mất ổn định trong nước, có thể dẫn tới hỗn loạn làm sụp đổ của chế độ.
Đó là chưa kể sự can thiệp của Hoa Kỳ, gây áp lực quân sự vào miền duyên hải
phía Nam Hoa Lục.
Theo Vasily Kashin, nhà nghiên cứu
cao cấp Trung Tâm Chiến Lược Nga, đánh giá: “Trên biển, Bắc Kinh hoàn toàn không
có ưu thế số lượng mang tính áp đảo, đồng thời về chỉ tiêu chất lượng, tàu chiến
TC hoàn toàn thua xa Nhật Bản. Bắc Kinh sở hữu tàu ngầm có thể tạo ra mối đe dọa
nhất định đối với Nhật Bản. Bắc Kinh đừng quên rằng, bất kể là kinh nghiệm,
thiết bị, chiến thuật thì lực lượng phòng vệ Nhật Bản thậm chí còn MẠNH HƠN CẢ
MỸ.” Kashin dự đoán. “Nếu 2 bên xảy ra xung đột, sử dụng lực lượng quân sự cùng
số lượng, người TQ sẽ bị tổn thất to lớn, họ chắc chắn sẽ không tấn công cùng
cấp độ với Nhật Bản. Hiện nay, vũ khí của Nhật Bản rất nổi bật, tính chất cá
nhân tác chiến cao hơn. Trình độ huấn luyện của lính TC cũng không được đánh giá
cao, vũ khí của PLA thua xa Nhật Bản một cách toàn diện. Nếu chiến tranh xảy ra,
Bắc Kinh sẽ phải hứng chịu thất bại nhục nhã.”
Còn theo Konstantin Sivkov, thuộc Học
viện Địa Chính Trị Nga, đánh giá sức mạnh của Hải, Không quân TC cao hơn Nhật
một chút: “Về lục quân, PLA hơn nhiều Nhật. TC có 2,5 triệu quân, Nhật chỉ có
250.000 quân. Nhưng, chiến tranh chiếm đảo sẽ chủ yếu dựa vào Hải, Không quân,”
ông chỉ ra. “Không quân TC chủ yếu sử dụng máy bay kiểu cũ. Về chất lượng, máy
bay chiến đấu của Nhật có ưu thế mang tính quyết định hơn.” Sivkov cho rằng:
“Tổn thất của TC sẽ rất lớn, nhưng Nhật chỉ dựa vào sức mạnh của mình sẽ không
thể ngăn chận được bước tiến của TC, vì chiến lược của TC lấy “thế công” làm
chính, còn Nhật Bản nghiêng về “phòng thủ” . Nhưng, Tokyo còn có một ưu thế
khác, đó là đồng minh Hoa Kỳ. Washington có nghĩa vụ phải can thiệp bằng quân
sự. TC chắc chắn sẽ đại bại nếu đụng độ với sức mạnh liên minh Nhật – Mỹ, đó là
chưa kể đến lực lượng quân sự của Ấn Độ nếu nhập cuộc.
Bắt đầu từ đầu năm 2014, Tokyo đã
liên tiếp có động thái giải thích lại Hiến Pháp, dỡ bỏ lệnh cấm “Quyền tự vệ tập
thể” , sửa đổi các nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, tăng cường sức mạnh quân sự…
“SÁCH TRẮNG QUỐC PHÒNG 2014″ đã khiến bọn lãnh đạo Bắc Kinh phản đối rất quyết
liệt. Theo “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản” vừa được công bố ngày 5/8/2014 vừa
qua. Nhật Bản đã lên tiếng công khai sức mạnh quân sự hải – lục – không quân
vượt trội hơn lực lượng vũ trang của Trung Cộng.
Theo quan điểm của tôi (tác giả), nếu
chiến tranh nổ ra giữa Nhật – Trung, chưa cần đến lúc Hoa Kỳ nhập cuộc, mà chỉ
cần Ấn Độ mở mặt trận tấn công toàn diện trên dọc tuyến biên giới Ấn – Trung,
đồng thời dùng ưu thế tàu sân bay phong tỏa eo biển Malacca để giải tỏa áp lực
TC tại mặt trận phía Đông. Con rồng giấy Trung Cộng sẽ lâm vào thế “LƯỠNG ĐẦU
THỌ ĐỊCH” và khó có thể vùng vẫy giữa hai gọng kềm chiến lược Nhật –
Ấn.
Cập nhật những tài liệu tổng
hợp
NGUYỄN VĨNH LONG
HỒ
9/12/2014
http://baovecovang2012.wordpress.com/2014/09/13/con-rong-giay-china-vung-vay-giua-2-gong-kem-an-nhat-nguyen-vinh-long-ho/
TVQ chuyển9/12/2014
No comments:
Post a Comment