Saturday, September 20, 2014

Nước cờ mới để Mỹ "chiếu tướng" Trung Quốc

Phan Thuấn | 19/09/2014 19:40

Ảnh minh họa (Washington Times)


Năng lực đánh chặn tên lửa mới có thể bảo vệ Hải quân Mỹ trước các mối đe dọa từ Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

James A. Lyons, cựu Đô đốc Hải quân Mỹ, nguyên Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương đã có bài viết đánh giá về ý đồ bành trướng của Trung Quốc và những đối sách của Hải quân Mỹ.
James A Lyons Jr.jpg
Cựu Đô đốc James A. Lyons
Dưới đây là lược dịch nội dung bài viết:
Trong khi thế giới đang hướng sự chú ý vào những hành động tàn bạo của Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Iraq, Syria cùng và những động thái quân sự của Nga ở miền Đông Ukraine, Trung Quốc tiếp tục những chiến thuật hiếu chiến trong việc áp đặt tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp ở cả biển Đông và biển Hoa Đông.
Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công trực tiếp vào khái niệm "tự do biển cả", vốn là nền tảng trong chiến lược hàng hải của Mỹ trong vòng 238 năm qua. Với hầu hết 90% lượng hàng hóa thương mại của thế giới được vận chuyển trên biển, việc triển khai khái niệm "tự do biển cả" đóng vai trò quan trọng thiết yếu đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế của Mỹ.
Thách thức gần đây nhất của Trung Quốc đối với khái niệm trên là việc áp sát máy bay trinh sát chống ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ trên vùng không phận quốc tế ở phía Đông Nam đảo Hải Nam. Một tiêm kích của Trung Quốc đã áp sát máy bay P-8 của Mỹ với khoảng cách chưa đầy 10m. Hành động trên của máy bay Trung Quốc không những thiếu chuyên nghiệp mà còn có thể gây ra một vụ tai nạn nghiêm trọng.
Máy bay Trung Quốc “múa bụng, khoe hàng” trước máy bay Mỹ
Máy bay Trung Quốc “múa bụng” trước máy bay Mỹ
Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ tàu ngầm dưới lòng đất ở đảo Hải Nam cho các tàu ngầm hạt nhân tấn công và tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo lớp Jin, đồng thời ra sức áp đặt một vùng đặc quyền quanh hòn đảo này.
Trước đây, đã từng có một chuỗi các vụ chạm trán giữa lực lượng của Trung Quốc và các máy bay, tàu chiến của Hải quân Mỹ hoạt động trong khu vực thuộc vùng biển và không phận quốc tế được cả thế giới công nhận.
Vụ va chạm nguy hiểm nhất diễn ra vào tháng 4/2001, khi tiêm kích J-8 của Trung Quốc va chạm với máy bay trinh sát EP-3 của Hải quân Mỹ đang bay cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 70 dặm. Máy bay Trung Quốc sau đó đã lao xuống biển và chiếc EP-3 buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. 24 thành viên phi hành đoàn bị Trung Quốc tạm giữ trong vòng 11 ngày, Trung Quốc còn tiến hành tháo dỡ các thiết bị nhạy cảm của chiếc EP-3.
Chiếc EP-3E khi đang bị giữ tại Hải Nam
Chiếc EP-3E khi đang bị giữ tại Hải Nam
Luật pháp quốc tế đã đề cập rõ về phạm vi mà một máy bay có thể hoạt động. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng tình huống nguy hiểm đó là do những chuyến bay trinh sát của Mỹ gây ra và coi đây là nguyên nhân sâu xa của bất kì vụ tai nạn nào. Đối với Mỹ, đây là một quan điểm hết sức vô lý.
Hình ảnh minh họa vụ tai nạn do phía Trung Quốc đưa ra
Trong khi một số quan chức Mỹ cố gắng làm dịu những vụ tai nạn trên, thì Chuẩn Đô đốc Zhang Zhaoghong thuộc Đại học Quốc phòng Bắc Kinh lại tiếp tục có hành động khiêu khích khi tuyên bố rằng máy bay Trung Quốc cần phải áp sát hơn nữa đối với các máy bay trinh sát của Mỹ để tạo áp lực nhiều hơn. Bắc Kinh không hề lo sợ mà còn ra sức đe dọa Mỹ, buộc Washington phải chấm dứt những chuyến bay hợp pháp như trên, cùng với những hoạt động hải quân khác vốn được bao hàm trong khái niệm "tự do biển cả" của Mỹ.
Những tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc với hầu hết biển Đông là một phần các chiến thuật gây hấn nằm trong chiến lược chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD) đẩy Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc muốn kiểm soát chuỗi đảo thứ nhất, và sau cùng tới chuỗi đảo thứ hai bao gồm Guam - căn cứ chủ chốt của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Để tạo ra "sức mạnh cơ bắp" nhằm thực hiện chiến lược của mình, 2 thập kỉ qua, Trung Quốc đã theo đuổi chương trình bành trướng quân sự khổng lồ đối với cả lực lượng thông thường và lực lượng chiến lược của họ. Mục tiêu của chương trình này là thách thức Hải quân Mỹ. Trung Quốc cũng sở hữu một chương trình không gian và chiến tranh mạng cực kỳ hiếu chiến. Thêm vào đó, năng lực tên lửa hạt nhân và tên lửa thông thường của nước này được tăng cường chưa từng có.
Trung Quốc cũng đã phát triển được tên lửa đạn đạo chống hạm, DF-21D, được thiết kế nhằm vào các tàu chiến mặt nước chủ lực của Mỹ, đặc biệt là các tàu sân bay. Với mối đe dọa này, Bắc Kinh hi vọng có thể thiết lập thành công chiến lược A2/AD trong thời điểm mong muốn.
Hình ảnh được cho là của tên lửa DF-26C Trung QuốcHình ảnh được cho là của tên lửa DF-26C Trung Quốc
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung mới là DF-26C, được cho là có thể bắn tới đảo Guam. DF-26C là tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn, có thể phóng đi từ các bệ phóng di động. Sự kết hợp này cho phép chúng có thể được cất giấu trong đường hầm chiến lược lược dài 3.000 dặm của Trung Quốc cho tới khi sẵn sàng để sử dụng. Theo các báo báo, tên lửa mới có khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, siêu vượt âm. Có tin cho rằng DF-26C được phát triển từ tên lửa chống hạm DF-21.
Những tên lửa mới của Trung Quốc là một mối đe dọa nghiêm trọng và khó có thể đối phó bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện nay của Mỹ. Tuy nhiên, một thuật toán và phần mềm đặc biệt đã được phát triển để có thể nâng cấp nhanh chóng các tên lửa đánh chặn hiện nay của Washington như PAC-3 và SM-6.
Ứng dụng này cũng có thể mở rộng cho một số hệ thống tên lửa đánh chặn khác. Mặc dù không được tiết lộ chi tiết nhưng dựa trên 15 năm thử nghiệm, nó đã chứng tỏ năng lực dự đoán và đánh chặn hiệu quả trước các mục tiêu cơ động và siêu vượt âm được phân loại. Đây là thuật toán duy nhất đã được chuyển đổi thành công vào phần mềm máy tính và được đưa ra để cải thiện khả năng của các hệ thống hiện có nhằm đối phó một loạt các mối đe dọa.
Do thực tế các đầu đạn siêu vượt âm đang được các đối thủ tiềm năng của Mỹ phát triển nên Washington không thể chần chừ triển khai phần mềm đó, viện cớ tiến hành các cuộc thử nghiệm bình thường không cần thiết. Mỹ cũng cần tránh có tư tưởng bài ngoại. Phần mềm này là một nhân tố thay đổi cuộc chơi và phải được sẵn sàng triển khai. Nó sẽ chặn đứng những tên lửa đạn đạo chống hạm và tên lửa siêu vượt âm của Trung Quốc, từ đó làm thay đổi đáng kể cán cân chiến lược.
theo Đại Lộ

No comments:

Post a Comment