Monday, September 1, 2014

Phạt 140 triệu đồng 6 báo quảng cáo thực phẩm chức năng sai phép



Published on September 1, 2014   ·  
THUCPHAM-THUOC

Mới đây, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định xử phạt 6 báo với tổng số tiền lên đến 140 triệu đồng vì quảng cáo thực phẩm chức năng sai phép.
Ngày 28/8, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định xử phạt báo Đời sống & pháp luật với mức phạt 25 triệu đồng do đăng quảng cáo sai phép đối với các sản phẩm Trà Tam thanh, Cốt Bách Bổ, Entive Dược Viramax, Maxhair không phù hợp với nội dung xin phép.
Báo Sức khỏe& Đời sống bị xử phạt 25 triệu đồng do đăng các sản phẩm Phụ Bì Khang, Ích Tâm Khang… không đúng cấp phép.
Báo Kinh doanh & Pháp luật bị phạt 25 triệu đồng do đăng quảng cáo không đúng cấp phép với các sản phẩm sau: Định Tràng Đơn, Bonioxy, Boni Gut, Boni Happy, Vương Tâm Thống, Minh Nhãn Khang, Cốt Thoái Vương, Boni Ancol, Boniseal…
Phạt báo Gia đình Việt Nam 20 triệu đồng do đăng sai phép các sản phẩm BoniStar, Bảo Khí Khang, Phụ Lạc Cao…
Phạt báo Phụ nữ Việt Nam 20 triệu đồng do đăng sai phép các sản phẩm Dầu tỏi tía Tuệ Linh trên ấn phẩm Hạnh phúc gia đình số 34.
Trước đó, Thanh tra Bộ TT&TT đã xử phạt Báo tuổi trẻ mức phạt 25 triệu đồng do đăng sai phép các sản phẩm Viên uống Hoa Thiên, Trà Tam Thanh, Mãnh Chúa Diệu Khang.
Căn cứ xử phạt 6 báo kể trên theo điểm a, khoản 2, điều 70 Nghị định 158/2013/NĐ-CP, tháng 11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Trước đó, trả lời Báo điện tử Infonet, Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhiên, Trưởng phòng Công tác Thanh tra, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khẳng định, việc quảng cáo thực phẩm chức năng sai phép có nhiều tác hại, trước hết có thể nói ngay là người tiêu dùng chịu thiệt nhất, bởi các thông tin quảng cáo không chính xác có thể gây ra sự hiểu lầm sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh, làm cho người bệnh lầm tưởng có thể chữa được bệnh, tốn kém tiền của sử dụng để điều trị trong một thời gian dài mà không mang lại hiệu quả. Trong thời gian đó, bệnh có thể đã diễn biến nguy hiểm, nặng hơn, khó điều trị hơn.
Việc quảng cáo thực phẩm chức năng sai quy định tạo sự không công bằng trong việc kinh doanh sản xuất sản phẩm thực phẩm giữa các doanh nghiệp; dẫn đến việc mất niềm tin của người tiêu dùng vào thực phẩm chức năng, ảnh hưởng uy tín các loại thực phẩm chức năng thực sự có công dụng tốt cho con người, ảnh hưởng đến chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Ngoài ra, việc quảng cáo sai còn ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế quốc dân, khi thực phẩm chức năng bị mất uy tín trong nước và Quốc tế…
THEO INFONET

No comments:

Post a Comment