Friday, November 21, 2014

Mổ xẻ "vũ khí" khai thác dầu mới TQ:Tàu khoan Con Hổ

(Baodatviet) - Khi ông Tập Cận Bình đang bắt tay với ông Obama ở APEC Bắc Kinh thì cũng là lúc báo chí TQ đưa tin về thành tựu tàu khoan dầu của họ

Ngày 8 tháng Mười Một vừa rồi, tại Bắc Kinh, trong lúc Tập Cận Bình bắt tay Obama và các lãnh đạo APEC khác thì cũng là lúc từ Thượng Hải, Trung Quốc thông báo đã chế tạo thành công chiếc tàu khoan biển đầu tiên mà IP tức sở hữu trí tuệ (Intellectual Property) hoàn toàn là Trung Quốc.
Với một đất nước luôn mang tiếng "nhái", ăn cắp công nghệ, cái chữ IP lần này luôn được khoe khoang trên mọi phương tiện đại chúng toàn cầu. Chỉ có điều, tờ Media Telegraph của Anh khi đưa tin về tàu khoan này lại không có ảnh tàu khoan mà là ảnh Tập tươi cười (hiếm thấy) bên Obama.
Chúng ta nhớ rằng công nghệ Aegis, một công nghệ chỉ huy sức mạnh chiến đấu của các chiến hạm Hoa Kỳ và NATO đã được gián điệp Chi Mak (tức麥大志màidàzhì Mạch Đại Chí) "nẫng nhẹ" khi làm việc cho một đơn vị cung cấp thiết bị cho Hải quân Mỹ tại Anaheim California và được Trung Quốc áp dụng ngay cho tàu khu trục Lanzhou - con tàu đầu tiên của lớp 054A - đóng tại Xưởng Giang Nam Thượng Hải. Cái Lanzhou đó cũng từng vào Biển Đông để hầm hè với các nước trong khu vực.
Hình trên tờ Media Telegraph bên cạnh tin về tàu khoan
Hình trên tờ Media Telegraph bên cạnh tin về tàu khoan
Trở lại với con tàu khoan này, trước hết chúng ta tìm hiểu xem tại sao nó lại có tên dài dòng như thế: "Reignwood Opus Tiger 1". Thực ra tên dó do ba bộ phận cấu thành đó là Reignwood + Opus + Tiger 1, nói ngắn gọn tên con tàu chỉ là Tiger 1 tức con tàu thứ nhất thuộc dòng họ Con Hổ, còn hai chữ đầu là tên chủ của nó.
Trên trang mạng Rigzone chuyên về giàn khoan dầu khí đã điểm tên nó, trong số 174 tàu khoan trên toàn thế giới, kể cả con Hổ này cùng với 3 con nữa chuẩn bị xuất xưởng.
Reignwood là ai?
Tra từ diển, chúng ta chả hiểu chữ đó có nghĩa là gì, còn nếu tách ra reign+wood, ta đoán mò là ông chủ muốn ghép chữ reign là thống trị, thống soái với wood là rừng cây, đại khái vậy.
Còn nếu vào trang web của tập đoàn này, ta biết được tên Trung văn của nó là Tập đoàn Hoa Bân ( 华彬集团) mà chủ nhân là tiến sĩ người Thái tên là Chanchai. Chả có gì xa lạ với nhiều bạn trẻ vì ông ta là chủ của thứ nước uống mà nhiều bạn đã nghiền, đó là các lon nước "Bò Húc" nổi tiếng với chữ Red Bull và hình vẽ hai con bò đang đấu sừng với nhau.
Kinh doanh từ năm 1984 tại Thái, Chanchai vốn gốc người Sơn Đông đã tìm về "cố quốc" vào năm 1996 và thành lập tập đoàn Reignwood trụ sở tại Bắc Kinh chuyên về hàng tiêu dùng, bất động sản, sân golf, các trò giải trí, du thuyền.
Chả thế mà vào trang nhà của Reignwood vào lúc này ta thấy họ đăng hai tin nổi bật của Tập đoàn: một là tin về tàu khoan con Hổ, hai là vở opera do các nghệ sĩ châu Âu hợp tác với nhà hát opera Bắc Kinh dưới sự chỉ đạo của nghệ sĩ Ý nổi tiếng Placido Domino. Vở nhạc kịch có tên "Khi phương Đông và phương Tây gặp nhau".
Nhiều quốc gia trên thế giới chắc không còn lạ gì loại nước uống tăng lực này
Nhiều quốc gia trên thế giới chắc không còn lạ gì loại nước uống tăng lực này
Chẳng là Rudyard Kipling trước đây đã "phán" rằng: Đông là Đông, Tây là Tây, chẳng bao giờ cả hai sẽ gặp nhau (East is East, and West is West, and never the twain shall meet). Từ một anh chuyên về "ăn chơi, nhảy múa ,buôn nhà cửa", nhảy sang lĩnh vục biển khơi, Reignwood đã mua gần hết cổ phần của một công ty chuyên khoan ngoài khơi, đó là Opus, có trụ sở tại Singapore với một dàn chỉ huy đa quốc tịch, giàu kinh nghiệm trận mạc khoan biển.
Và điều thú vị là cái tên Opus trong tiếng Anh có nghĩa là một tác phẩm âm nhạc lại khéo phù hợp với một Tập Đòan "ăn chơi ra tiên" như Reignwood này!
Vậy cuối cùng cái tên tàu khoan dài dòng "Reignwood Opus Tiger 1" được hiều là con tàu đầu tiên của dòng các con tàu mang tên Hổ dưới sự điều hành khai thác của công ty Opus, còn chủ tàu thực sự là Reignwood.
Ngoài các ông chủ Thái Lan, có bao nhiêu ông chủ người Trung Quốc, những nhà tư bản đò, trong đó có nhiều tư bản đỏ dầu khí trong cái Reignwood này? Có lẽ đó cách đa dạng hóa, "tái cơ cầu", để Trung Quốc không chỉ có một tập đoàn dầu khí CNOOC đầy quyền uy, trong khi ông Tập đang nêu cao "nhà nước pháp quyền", sau các vụ lột trần tham nhũng tại CNOOC vừa rồi !?
CSSC và xưởng đóng tàu Thượng Hải
Nói về chủ nhân như thế đã tạm đủ, giờ ta đi vào câu chuyện chính, đó là người tạo ra được cái IP của TQ, những người đẻ ra con tàu này từ khâu thiết kế ý tưởng, thiết kế cơ bản, thi công ..., tất cả thuộc về Tập đoàn CSSC và thành phần chủ yếu của nó là Xưởng Đóng tàu Thượng Hải.
Trong một số bài trước, tôi đã nói tới cái tập đoàn CSSC khá "gần gũi" với Việt Nam, với việc nó đẻ ra nhà máy đóng tàu Bạch Đằng Hải Phòng...
CSSC cũng là cấp trên của Xưởng Waigaoqiao (Ngoại Cao Kiều) chế tạo nên cái giàn khoan nửa chìm HYSY 981 thuộc loại hiện đại nhất trong làng giàn khoan nửa chìm hiện nay (thế hệ 6, DP đạt mức 3) đã từng hạ đặt trái phép trong vùng biển nước ta. Và ông chủ của Công ty thiết kế giàn khoan Friede Goldman - người đã cung cấp thiết kế cơ bản của 981 cho Trung Quốc cũng như thiết kế giàn Tam Đảo 5 đang đóng tại Vũng Tàu - đã từng thực tập tại Trung Quốc khi mới bước vào nghề cách đây gần 20 năm...
Lễ hạ thủy tàu khoan Con Hổ số 1
Lễ hạ thủy tàu khoan Con Hổ số 1
Nói vậy để thấy bắt tay vào làm cái tàu khoan, CSSC không phải bắt đầu từ con số 0, còn Xưởng Thượng Hải có truyền thống lâu đời, được thành lập từ năm 1862, ven sông Hoàng Phố. Đó là một trung tâm sửa chữa tàu có uy tín, đã đóng mới nhiều tàu hàng đa công dụng và đặc biệt trong những năm gần đây đã đóng chiếc giàn khoan nửa chìm đầu tiên của TQ mang tên "Khám Thám số 3 -勘探3 " cùng hợp tác thiết kế với Viện Thiết kế 708.
Tại sao lại là tàu khoan?
Chúng ta đều biết rằng, với những chỗ nước sâu ,giàn tự nâng,giàn chân cố định... trở nên bất lực. Lúc đó người ta phải cần tới phương tiện có hiệu quả hơn đó là giàn khoan nửa chìm và tàu khoan.
Một kỷ niệm với người Việt Nam chúng ta, là dòng dầu đầu tiên phụt lên từ đáy biển Đông, nay chai dầu đó vẫn được lưu giữ trong các bảo tàng đó là các sự kiện: 10 giờ 25 phút ngày 30/04/1984 giếng khoan gặp đá chứa dầu, ngày 7/05/1984, giếng khoan đạt độ sâu 3001 mét và ngày 26/05/1984 phụt lên dòng dầu công nghiệp, lễ mừng tìm thấy dầu ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam được tổ chức long trọng vào ngày 3/06/1984.
Công việc khoan này do tàu khoan Liên Xô mang tên nhà địa chất nổi tiếng Mikhail Mirchink (Михаил Ф. Мирчинк 1901 - 1976), con tàu lúc đó mới 1 tuổi đời,đóng năm 1983 tại Xưởng Rauma-Repola cảng Pori Phần Lan (nay là STX Finland) theo thiết kế lớp Pelican của Công ty Gusto MSC.
Thực ra, người Mỹ đã tìm ra dầu tại đây từ trước 1975, Mirchink lập lại việc người khác đã làm. Tàu khoan cũng thường có mặt trong thăm dò khai thác tại vùng biển nước ta, cùng với các giàn tự nâng, giàn nửa chìm, ví như tàu Energy Searcher của Northern Offshore, tàu khoan biển nông Geotin 1 của Công ty Timah Indonesia tại vùng biển miền Trung nước ta...
Tàu khoan có mọi chức năng hoạt động như các giàn khoan nửa chìm nhưng nó lại có một đặc điểm nổi bật mà các giàn khác không có, đó là tình linh hoạt, tự chạy được. Bởi vì trước hết nó là con tàu, có tính cơ động lớn, có thể nhanh chóng di chuyển bằng thiết bị đẩy của mình từ chỗ này sang chỗ khác.
Tàu khoan có khả năng tiết kiệm thời gian khi di chuyển giữa các giếng dầu toàn cầu. Để đi từ Vịnh Mehico tới ngoài khơi Angola châu Phi, tàu khoan di chuyển khoảng 20 ngày trong khi giàn nửa chìm phải nhờ vả vào tàu kéo và mất ít nhất 70 ngày.
Chi phí để đóng một tàu khoan cao hơn một chiếc giàn nửa chìm có cùng kích thước nhưng bù lại chủ tàu khoan có thể tính giá ngày thuê cao hơn do do giàm thời gian không hoạt động khi di chuyển, chuẩn bị.
Từ tàu khoan, qua khoang công nghệ (moon pool), ống chống (riser) được thả xuống đáy biển, với cái ngăn phụt tràn BOP nối với miệng giếng khoan. Khi đưa tin về cái tàu khoan này, một số báo của ta gọi BOP ( blow-out preventer) là cái máy (!) chống phụt tràn.
Cái van chống phụt tràn,gọi tắt là BOP! (Nghe cái van ta tưởng nó nhỏ.)
Cái van chống phụt tràn,gọi tắt là BOP! (Nghe cái van ta tưởng nó nhỏ.)
Thực ra nó chỉ là một cái van to lớn bọc lấy bề mặt giếng dầu. Trong khi khoan, van có thể được đóng lại nếu xảy ra hiện tượng quá áp trong vỉa dầu. Do van được đóng lại (thường điều khiển từ xa thông qua các bộ thủy lực), giúp cho ta ngăn ngừa được áp suất gây nổ xả ra làm ta khống chế lại được áp suất trong vỉa.
Sau đó, tỷ trọng của bùn khoan trong lỗ khoan sẽ tăng trở lại đạt áp suất chất lỏng trong vỉa và BOP sẽ được mở trở lại để tiếp tục khoan. Vì nó là chi tiết cực kỳ quan trọng về mặt an toàn trong công tác khoan nên các bản tin Trung Quốc đều đưa tin về cái BOP này cùng với tin tàu khoan, dù rằng công nghệ của BOP này được Trung Quốc mua của hãng Cameron có trụ sở tại "thủ phủ dầu khí toàn cầu" Houston, Texas Hoa Kỳ.
Cho tới nay mới chỉ có một vài hãng sở hữu và điều hành tàu khoan đó là Transocean, Pride International, Seadrill, Noble Corporation, Atwood Oceanics và Pacific.
Chính vì tính cơ động nên so với giàn nửa chìm, nó dễ bị xê dịch hơn, công việc neo giữ phải đặc biệt chú ý. Thường người ta vẫn dùng cách thả neo thông tường hay dùng phương pháp DP tức định vị động học (Dynamic positioning).
Tàu khoan Tiger
Xin tóm tắt giới thiệu một vài con số khô khan về con tàu này:
Chiều dài toàn bộ 170,3 mét. Chiều rộng: 32m. Chiều cao mạn tới boong chính 15,6mét. Mớn nước: 10,5m. Lượng chiếm nước tối đa 45.200 tấn. Tàu làm việc tại các vùng nước sâu tới 5000 ft tức 1520 mét. Kích thước khoang công nghệ (Moon Pool): 19,6m x 11,8m. Định biên tối đa 150 người.
Tàu có máy chính 5 x 2700kW (3600HP) HYUNDAI Diesel Engine kéo các máy phát điện 2.600kW alternators. Điện 6,6kV / 600v / 440v / 208v / 110v; 60 Hz. Thiết bị đẩy / Tốc độ vận hành 2 x Azimuth Thruster kiêm lái (Steer Prop) /Tốc độ di chuyển 9,5 hải lý/giờ.
Hệ thống chằng buộc: dùng hệ thống neo 8 điểm thường quy, mỗi nhánh gồm một chiếc neo Stevpris Mk6 nặng 12 tấn với cáp thép 3 �” dài tới 3000m và xích 3” dài tới 450m. Tời kéo dây: 4 x tang tời đúp, lực kéo 180 tấn, phanh tời 600 tấn.
Tàu khoan Con Hổ số 1
Tàu khoan Con Hổ số 1
Qua tóm tắt đặc tính kỹ thuật của Tiger ,ta nhận thấy một số điểm:
Trước hết, con tàu được thiết kế với chủ trương thật tiết kiệm ,có tính cạnh tranh cao nhưng vẫn đảm bảo khả năng khai thác và an toàn và nhắm vào vùng hoạt động cụ thể là vùng nước sâu biển Hoa Đông và Nam Hải (tức Biển Đông).
Giá con tàu chưa công bố chính xác nhưng khoảng 250 triệu USD và được đóng ngay một loạt 4 chiếc. Việc tiết kiệm hợp lý có thể thấy rõ qua việc người ta vẫn dùng hệ thống 8 neo thông thường mà không dùng hệ thống định vị động học đắt tiền.
Neo sử dụng thuộc loại Stevpris là loại neo qua hình vẽ chúng ta thấy nó có sức bám cực lớn, bắt đầu được sử dụng từ những cuối năm 1990, sức bám của nó lớn hơn trọng lượng bản thân tới 50 lần. Tức là neo 12 tấn nhưng tạo ra lực bám lên tới 600 tấn!
Đã có dịp tới thăm một số xưởng sản xuất neo xích tại Giang Tô,Triết Giang,tôi tận mắt nhìn thấy các công việc rèn đúc cần nhiều "cơ bắp", là thế mạnh để Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường neo xích toàn cầu.
Tàu khoan mang tên Hổ thật sự là một cố gắng đáng khích lệ của các nhà đóng tàu Trung Quốc như đất nước này đã từng ghi danh Chen Fangyun (Trần Phương Doãn 陈芳允1916 - 2000) là cha đẻ của hệ vệ tinh toàn cầu Bắc đẩu tức là hệ GPS Trung hoa, Peng Shilu (彭士禄 Bành Sĩ Lộc 1925) là cha đẻ của tàu ngầm Trung Hoa và Xú Qǐnán (徐芑南 Từ Kỉ Nam 1936) là cha đẻ của các thiết bị lặn sâu ,trong đó có chiếc Giao Long nổi tiếng !!
Giàn khoan nửa chìm và tàu khoan dùng cho chỗ nước sâu
Giàn khoan nửa chìm và tàu khoan dùng cho chỗ nước sâu
Thứ hai, là một nước đóng tàu có sản lượng nhiều năm đứng đầu thế giới nhưng chính một lãnh đạo ngành đóng tàu nước này đau đớn than thở rằng TQ chỉ là nước đóng tàu lớn (đại) nhưng không mạnh (cường) mà một ví dụ dễ thấy là rất ít máy móc, phụ tùng lắp nên con tàu mang nhãn hiệu Trung Quốc được thế giới công nhận.
Tức là việc "nội địa hóa", nói theo ngôn ngữ Việt, vẫn chưa vươn tới tầm toàn cầu. Để thực hiện chiến lược tiến ra biển xa và sâu, Trung Quốc đã xây dựng cả một khu chuyên chế tạo các thiết bị giàn khoan tại Khải Đông tỉnh Giang Tô.
Cái BOP to lớn như hình chụp có thể rèn đúc ra được nhưng hệ điều hành cùa nó vẫn phải mang nhãn hiệu Cameron Multiplex. Cũng như tập đoàn ABB đã "thắng lớn" trong việc cung cấp toàn bộ thiết bị điện cho con tàu này, đặc biệt là cái Azimuth Thruster tức là chân vịt điện vừa đẩy tàu vừa kiêm nhiệm vụ lái tàu, một phát minh của ABB mà cả thế giới đều đang dùng.
Một vài cái thiết bị nhỏ bé khác, ví như các camera của hệ thống quan sát bằng thép không gỉ cũng được cung cấp bởi hãng Oxalis Anh Quốc...
Thế mà tiến độ giao tàu Tiger 1 này vẫn bị chậm mất 6 tháng chỉ vì công tác chế tạo thiết bị khoan cung cấp không kịp tiến độ, đáng nhẽ giao tàu vào cuối tháng tư, nhưng phải tới ngày 8 tháng Mười Một vừa rồi mới bàn giao được!
Bởi lẽ, để có được một thứ "hàng hiệu", đòi hỏi sự sáng tạo cao độ trong một môi trường như đã sản sinh ra Steve Jobs hay Bill Gates.
Đỗ Thái Bình

No comments:

Post a Comment