Kèm theo một tấm ảnh to bằng 1/3 trang báo trên trang nhất cho thấy rõ cảnh tàu cảnh sát biển Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam đang thi hành công vụ, Le Monde đưa tít «Bắc Kinh gia tăng khiêu khích và đe dọa hòa bình trên Biển Đông ».
Trên trang 3, tờ báo đăng bức ảnh hai tàu Việt Nam và Trung Qu ốc chúi mũi vào nhau, một hải quân Trung Quốc cầm cờ chỉ về phía tàu tuần duyên đối phương, bên dưới có chú thích «Tuần duyên Trung Quốc đang ra lệnh cho tàu Việt Nam phải đổi hướng, ngày 02/05/2014 trên Biển Đông ». Kèm theo đó là bài viết mang tựa đề « Cuộc truy đuổi trên quần đảo Hoàng Sa ».
Tác giả bài viết cho hay được sự đồng ý của chính phủ, một số phóng viên quốc tế được tham gia tuần tra cùng cảnh sát biển Việt Nam. Tác giả nêu rõ, tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ ngàn năm lịch sử. Việt Nam từng bị nhà Hán đô hộ đến gần 1000 năm, rồi đến cuộc chiến chiếm đảo Hoàng Sa khốc liệt 1974 hay cuộc chiến biên giới đẫm máu 1979.
Cuộc truy đuổi trên Biển Đông được tác giả mô tả giống như màn trình diễn ba-lê trên biển. Các tàu cảnh sát biển Trung Qu ốc tỏ vẻ hung hăng và đầy vẻ đe dọa.
Theo tác giả, mục đích của chính quyền Hà Nội cho phép giới báo chí nước ngoài tham gia cùng các lực lượng tuần duyên là nhằm chứng tỏ với quốc tế chiến dịch phản đối hằng ngày của Việt Nam là ôn hòa và chứng minh rằng phản ứng của Bắc Kinh hung hăng.
Tập Cận Bình : Trung Quốc phải là một cường quốc hải quân
Còn trong bài viết đề tựa « Bắc Kinh áp đặt điều kiện của mình trên Biển Đông », Brice Pedroletti nhận định Trung Qu ốc đang chơi trò « cưỡng ép và răn đe » đối với các nước láng giềng trong các xung đột lãnh hải gần đây như Nhật Bản, Việt Nam hay Philippines.
Hành động thái quá đó được giải thích bởi hai yếu tố : Chiến lược xoay trục về Châu Á của Hoa K ỳ và khao khát trở thành một cường quốc hải quân. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ chủ đạo trong nhiệm kỳ của Tập Cận Bình, kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc năm 2012.
Theo một chuyên gia phương Tây về hải quân, Bắc Kinh có bốn động cơ trong công cuộc chinh phục không gian lãnh hải : Lối vào vùng biển sâu cho các cơ sở hàng hải và tàu ngầm hạt nhân tại Hải Nam, phía nam đất nước ; bảo vệ tuyến lưu thông hàng hải, bảo đảm nguồn thủy sản và tài nguyên thiên nhiên và thỏa mãn nhu cầu chủ nghĩa dân tộc của công chúng.
Đối với Bắc Kinh, chuyện đi lên thành một cường quốc là một lẽ đương nhiên. Nhà nghiên cứu Tại Đan Chí (Yang Danzhi), Trung tâm Nghiên cứu về an ninh khu vực trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, giải thích: « Trong số năm quốc gia thành viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc là quốc gia có những lợi ích ít được ai để ý đến nhất, họ làm những điều mà trước đây họ không hề làm ».
Binh pháp Tôn Tử : « Thắng mà không cần đánh »
Chính những điều kiện theo như cách gọi của các chiến lược gia « kỷ nguyên cơ hội chiến lược » đã tạo thuận lợi cho Trung Quốc, tức là môi trường kinh tế và địa chính trị hỗ trợ cho sự trỗi dậy của quốc gia này. Chỉ cần « Bắc Kinh biến đổi theo hướng có lợi cho mình hiện trạng thống lĩnh của Hoa Kỳ hiện nay tại Thái Bình Dương, nhưng chỉ tới một mức độ nào thôi không cần lật đổ hoàn toàn trật tự hiện tại ».
Chính vì điều này mà Bắc Kinh không sử dụng đến hải quân, mà chỉ đưa lực lượng phi quân sự lên tuyến đầu để hoàn thành mục tiêu tranh giành lãnh thổ. Tuy nhiên chiến lược này cũng gặp phải một số phản ứng trong hàng ngũ quân đội.
Giám đốc Trung tâm chính trị hải quân và nghiên cứu chiến lược, trực thuộc đại học hải dương Quảng Đông cho rằng « Khi đó là vấn đề bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta lẽ ra không nên để mắc bẫy do việc bám chặt cứng nhắc vào quan niệm phát triển ôn hòa ». Theo ông, chỉ cần « sử dụng 10% vũ lực và 90% đàm phán để chấm dứt các tranh chấp ».
Còn theo một nhà nghiên cứu thuộc Stimson Center Washington, « sự trỗi dậy hòa bình » của Trung Quốc được tiến hành bằng hành động « cưỡng bức » và « răn đe ». Bắc Kinh sẽ làm tất cả để « thắng mà không cần đánh » (theo binh pháp của Tôn Tử) và « duy trì hòa bình bằng vũ lực ».
Không chỉ bằng sức mạnh quân sự, Bắc Kinh còn dùng đòn kinh tế để đe dọa các quốc gia đối nghịch như Nhật Bản, Việt Nam hay Philippines. Hành động này đã làm lộ rõ thái độ hung hăng của Bắc Kinh.
Cách tiếp cận này đã được ông Tập Cận Bình trình bày tại Thượng Hải hôm 21/05 vừa qua như là một « khái niệm mới về an ninh ». Bắc Kinh muốn xúc tiến ý tưởng « Phát triển và Hợp tác », theo đó Trung Quốc tự cho minh là nhà cung cấp hàng đầu cho các nước láng giềng Châu Á, tạo thành « dạng an ninh cao quý nhất » bất chấp trật tự và những nguyên tắc lỗi thời do Mỹ thiết lập. Có điều chưa chắc các quốc gia đó với tinh thần dân tộc dâng cao như Việt Nam sẽ tham gia vào hiệp ước hòa bình này.
Biển Đông, chính sách sự đã rồi
Về phần mình, nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng với kiểu chiến lược « sự đã rồi » Bắc Kinh đang đặt các nước láng giềng trong tình trạng báo động. Trung Quốc không còn cách nào khác là thử phản ứng của từng quốc gia và tùy theo hệ quả mà sẽ có những điều chỉnh lối ứng xử của mình.
Les Echos trích dẫn nhận định của bà Valérie Niquet thuộc Quỹ nghiên cứu chiến lược cho rằng : « Nếu họ phản ứng mạnh, Bắc Kinh sẽ giảm nhẹ vị thế, còn nếu họ (các quốc gia có tranh chấp với Bắc Kinh) không phản ứng gì, trong trường hợp đó Trung Quốc rộng đường hành động ». Còn đối với ông Jean-François Di Meglio , Trung tâm Châu Á, Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược « Tiến ba bước rồi lùi lại hai bước ».
Theo quan sát của giới chuyên gia nước ngoài, các vụ tranh chấp liên tục gia tăng trên Biển Đông hàm chứa nhiều hệ quả hơn là các tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Cũng giống như Le Monde, ngoài việc thử phản ứng của các nước liên can, Les Echos nhận định mục đích khiêu khích của Bắc Kinh lần này là còn để thăm dò ý tứ của Hoa Kỳ và chiến lược xoay trục của họ. Cho đến giờ chưa thấy Washington có hành động tái cân bằng quân rầm rộ về phía Châu Á. Đổi lại nhiều thỏa thuận về quân sự đã đạt được như cung cấp trang thiết bị và tổ chức các cuộc tập trận chung trong khu vực.
Cuối cùng tờ báo cho rằng chọn « trọng tài » để giải quyết các tranh chấp là hướng nên theo. Bởi vì, « trọng tài áp đặt quy định về quyền, xuất phát từ một định chế được cho là độc lập ». Theo hướng này, Manila sẽ không là quốc gia duy nhất phản đối công khai chiến lược Bắc Kinh. Việt Nam cũng đang chuẩn bị các thủ tục và có thể tham gia vào cùng trận tuyến với Philippines.
« ASEAN vẫn rất dè dặt trước Trung Quốc »
Tuy nhiên Les Echos ghi nhận khó khăn cho Việt Nam và Philippines trong trận tuyến chống hành động xâm lấn của Trung Quốc là phản ứng quá cẩn trọng của khối ASEAN. Trả lời phỏng vấn tờ Les Echos, ông Gregory Domingo, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Philipines cho rằng chính “quyền lợi kinh tế” buộc khối này phải có những phản ứng dè dặt với Bắc Kinh.
Theo ông Domingo, tuy là có một mặt trận chung phản đối Trung Quốc, nhưng các tuyên bố vẫn còn rất thận trọng. Các quốc gia này cũng không thể nào mạnh tiếng hơn được nữa, do bởi nhiều nước trong số này lệ thuộc rất nhiều vào Bắc Kinh trong lãnh vực thương mại, đầu tư và vay tiền. Công khai chỉ trích Trung Quốc không khác nào là một tự sát.
Mondial 2014: Báo chí Pháp lại tâng bốc đội nhà
Trước trận cầu Pháp – Ecuador ngày mai, báo chí Pháp hôm nay có nhiều bài viết nhận định về đội tuyển của mình. Sau chiến thắng đậm trước đội tuyển Thụy Sỹ hôm thứ sáu vừa qua, lời lẽ của các tờ báo bắt đầu có vẻ như hơi ngà ngà men say.
Le Figaro thán phục đề tựa “Đội tuyển Pháp lại gây sợ”. Bản giao hưởng mà họ trao tặng cho khán giả trong trận cầu với Thụy Sĩ đã làm thay đổi hoàn toàn hình ảnh của đội áo lam. Đến mức đã trở thành đối thủ đáng ngờ cho các đối thủ (hơi quá đáng chăng!). Tờ báo nói rõ với tám bàn thắng, Pháp một lần nữa được xem như là một cường quốc đối với các nhà quan sát quốc tế, bị lôi cuốn bởi lối chơi uyển chuyển, với những cú giao bóng cực kỳ nhanh và quyết đoán.
Tờ Libération giải thích về hai chiến thắng vừa qua của đội tuyển Pháp khi tiết lộ huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Didier Deschamps đã biết phối hợp hai lối chơi: một thiên về tốc độ với một Antoine Griezman phía trước và lối khác dựa vào thể lực của Giroud. Didier Deschamps đã tùy cơ ứng biến bố trí hai danh thủ này trong các trận đấu tại Brazil tùy theo điểm yếu của từng đối thủ - như sự nặng nề của đội Honduras hay sự non yếu của đội Thụy Sĩ… Lối chơi nước đôi này xuất phát từ việc Frank Ribéry bị vắng mặt. Do đó dựa vào vị trí của danh thủ chơi cho Munich này – vốn là tiền đạo cánh trái – mà Didier Deschamps có những hiệu chỉnh tương thích, Griezman hay là Benzema với Giroud trong trục, cho phép di chuyển từ lối chơi này sang lối chơi khác.
Cuối cùng, “các phu nhân cũng đã đến rồi” tờ Le Parisien thông báo. Như vậy là sau trận cầu ngày mai, các cầu thủ Pháp sẽ được nghỉ ngơi “ty tý” với gia đình tại Rio de Janeiro . Mừng cho các cầu thủ nhưng lo cho các cổ động viên. Liệu các bà các cô đến có cản trở đà đi lên của đội tuyển hay không? Mathieu Debuchy vội vàng trấn an người hâm mộ, cho rằng sẽ không có rủi ro phân tán. Anh nói: “Nếu như vợ con ở đây đến cả tháng, thì có thể lắm. Nhưng nếu chỉ là có một chiều tối và một buổi sáng thì sẽ không có rủi ro nào”. Hy vọng là vậy!
Mathieu Valbuena : Mắt xích không thể thiếu của Pháp
Le Monde thì chú ý đến cầu thủ mang áo số 8 “Mathieu Valbuena, chàng lùn đáng tin cậy của Deschamps”. Với chiều cao khiêm tốn (1,67m), phụ trách cánh phải trong đội hình, chàng cầu thủ biên phải chiếm trọn niềm tin của Didier Deschamps ngay từ khi ông đến dẫn dắt đội tuyển. Chính Valbuena là người đã tiếp sức đội bóng ngay từ trận mở màn.
Nếu như đối với đội tuyển Pháp năm nay « Mathieu là một mắt xích không thể thiếu của đội », thì trong những kỳ tranh tài trước đó cầu thủ số 8 là một kẻ vô danh. Mặc áo tuyển quốc gia từ năm 2010, nhưng Valbuena chưa hề được tham gia một trận đấu nào trong kỳ Euro 2012 dưới sự chỉ huy của Laurent Blanc.
Nhưng dưới bàn tay điều khiển của Didier Deschamps, « chàng lùn » đáng yêu này được xem như là kẻ giám sát trò chơi cho cả đội. Điều đáng nói là khả năng thích ứng chiến thuật của Valbuena. Kể từ sau chiến thắng 3-0 trước Ukraina trong vòng đấu loại, cầu thủ số 8 thế được vị trí do Ribery để lại.
Tuy nhiên để có được niềm kiêu hãnh đó đối với Mathieu Valbuena không phải là một điều dễ dàng. Cũng vì chiều cao khiêm tốn mà anh đã bị gạt ra khỏi Trung tâm đào tạo Bordeaux lúc 18 tuổi. Không nản chỉ, Valbuena đến chơi cho các câu lạc bộ nghiệp dư (giải nghiệp dư hạng năm của Pháp CFA 2) và thăng tiến dần dần để rồi ký được hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên tại Olympic Marseille năm 2006. Cũng chính từ đây bắt đầu mối thâm giao với Didier Deschamps, từng dẫn dắt OM từ mùa bóng 2009 đến 2012.
Nhận thức được sự hạn chế về thể hình của mình, Valbuena không ngừng chiến đấu, chống lại mọi định kiến, theo như tâm sự của anh với phóng viên Le Monde. Đối với anh, trận thắng Honduras đã giúp anh phần nào xoa dịu nỗi buồn Cúp thế giới 2010 tại Nam Phi. Kỳ đó, anh chỉ được chơi có 21 phút trong trận thua Mehico 1-2.
Mondial: Những câu chuyện bên lề sân cỏ
Những góc khuất của các đội tuyển tham gia Cúp bóng đá Thế giới lần này cũng là chủ đề được giới báo chí Pháp quan tâm nhiều.
Tờ Le Monde chú ý đến đội tuyển Mỹ và nhận thấy là đội hình của năm 2014 khác rất nhiều so với đội tuyển cách đây 70 năm. Trong đội tuyển năm nay có đến 5 người là gốc Đức kể cả huấn luyện viên trưởng và 5 cầu thủ mang hai quốc tịch. Với số đông cầu thủ gốc Đức như vậy, chỉ còn vài ngày đến trận cầu Hoa K ỳ - Đức, nhiều miệng lưỡi xấu xa cũng bắt đầu lên tiếng cho là trận giữa người Đức với nhau, họ có thể hiểu nhau dễ dàng hơn. Đương nhiên, ông huấn luyện viên trưởng và các cầu thủ gốc Đức phải thề rằng đó không phải là cách thức hành động của người Mỹ. Dù sao đi nữa giống như tựa đề bài viết “Đội tuyển Mỹ, với chất giọng Đức”.
Nhìn sang đội tuyển Anh, Le Monde chia sẻ “Three Lions bị loại, Anh quốc chìm đắm trong u buồn”. Sau trận thua Uruguay và chiến thắng của Costa Rica trước Ý, đội tuyển Anh dưới làn đạn chỉ trích. Báo chí trong nước đã không kiệm lời chỉ trích đội nhà: Hàng phòng thủ tồi, tuyến giữa rời rạc và dàn tấn công “thiếu lửa”.
Các cựu tuyển thủ cũng không tha cho đội bóng, chỉ trích kịch liệt huấn luyện viên trưởng quá ưu tiên cho việc trẻ hóa đội hình bỏ qua kinh nghiệm hay như chiến thuật không tương thích và thiếu kiểm soát bóng của đội.
Brazil, quốc gia xuất khẩu cầu thủ hàng đầu
Nhiều cầu thủ Brazil thi đấu cho các câu lạc bộ Châu Âu cũng là lẽ thường tình. Nhưng sau mỗi mùa bóng, một số cầu thủ đó quyết định ở lại và khoác lên mình màu áo đội tuyển của quốc gia đón nhận. Giống như lời tâm sự của Diego Costa, những gì anh trải qua và đã làm với Atletico Madrid đã để lại nhiều tình cảm sâu đậm với con người và đất nước Tây Ban Nha.
Nhưng có lẽ sự chọn lựa này lại là một sự kém may mắn. Không những Tây Ban Nha thua tan tác bị loại khỏi Cúp bóng đá 2014, mà Diego Costa còn bị công luận Brazil trách mắng thậm tệ là một « kẻ phản bội ».
Le Monde lưu ý, không chỉ riêng Diego Costa, nhiều cầu thủ Brazil khoác áo quốc gia khác. Theo quy định của FIFA, hai năm cư ngụ tại một quốc gia đủ để có được một quốc tịch thể thao. Theo giải thích của một nhà địa lý học thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế Thể thao tại Neuchatel, Thụy Sĩ, « Có nhiều cơ hội thấy các cầu thủ sinh ra ở Brazil chơi cho một quốc gia khác. Brazil là quốc gia xuất khẩu cầu thủ hàng đầu thế giới ».
Các con số thống kê cho thấy trong 31 giải vô địch Châu Âu hạng nhất có đến 471 cầu thủ Brazil chơi cho các câu lạc bộ tại đây. Con số này nhiều hơn cả các cầu thủ gốc Pháp, Serbia hay Achentina.
Giải thích cho hiện tượng này, một giáo sư địa lý học tại La Rochelle cho rằng « mô hình kinh tế chính của các câu lạc bộ Brazil là bán cầu thủ của mình cho các câu lạc bộ nước ngoài, đôi khi ngay từ rất sớm. Nếu như cầu thủ trở thành một sản phẩm, thì công tác đào tạo cũng có thể xem như là một hoạt động sản xuất ».
Như vậy, nhắc đến Brazil là nhắc đến ba dòng sản phẩm chính đậu nành, cà phê và cầu thủ.
Trên trang 3, tờ báo đăng bức ảnh hai tàu Việt Nam và Trung Qu ốc chúi mũi vào nhau, một hải quân Trung Quốc cầm cờ chỉ về phía tàu tuần duyên đối phương, bên dưới có chú thích «Tuần duyên Trung Quốc đang ra lệnh cho tàu Việt Nam phải đổi hướng, ngày 02/05/2014 trên Biển Đông ». Kèm theo đó là bài viết mang tựa đề « Cuộc truy đuổi trên quần đảo Hoàng Sa ».
Tác giả bài viết cho hay được sự đồng ý của chính phủ, một số phóng viên quốc tế được tham gia tuần tra cùng cảnh sát biển Việt Nam. Tác giả nêu rõ, tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ ngàn năm lịch sử. Việt Nam từng bị nhà Hán đô hộ đến gần 1000 năm, rồi đến cuộc chiến chiếm đảo Hoàng Sa khốc liệt 1974 hay cuộc chiến biên giới đẫm máu 1979.
Cuộc truy đuổi trên Biển Đông được tác giả mô tả giống như màn trình diễn ba-lê trên biển. Các tàu cảnh sát biển Trung Qu ốc tỏ vẻ hung hăng và đầy vẻ đe dọa.
Theo tác giả, mục đích của chính quyền Hà Nội cho phép giới báo chí nước ngoài tham gia cùng các lực lượng tuần duyên là nhằm chứng tỏ với quốc tế chiến dịch phản đối hằng ngày của Việt Nam là ôn hòa và chứng minh rằng phản ứng của Bắc Kinh hung hăng.
Tập Cận Bình : Trung Quốc phải là một cường quốc hải quân
Còn trong bài viết đề tựa « Bắc Kinh áp đặt điều kiện của mình trên Biển Đông », Brice Pedroletti nhận định Trung Qu ốc đang chơi trò « cưỡng ép và răn đe » đối với các nước láng giềng trong các xung đột lãnh hải gần đây như Nhật Bản, Việt Nam hay Philippines.
Hành động thái quá đó được giải thích bởi hai yếu tố : Chiến lược xoay trục về Châu Á của Hoa K ỳ và khao khát trở thành một cường quốc hải quân. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ chủ đạo trong nhiệm kỳ của Tập Cận Bình, kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc năm 2012.
Theo một chuyên gia phương Tây về hải quân, Bắc Kinh có bốn động cơ trong công cuộc chinh phục không gian lãnh hải : Lối vào vùng biển sâu cho các cơ sở hàng hải và tàu ngầm hạt nhân tại Hải Nam, phía nam đất nước ; bảo vệ tuyến lưu thông hàng hải, bảo đảm nguồn thủy sản và tài nguyên thiên nhiên và thỏa mãn nhu cầu chủ nghĩa dân tộc của công chúng.
Đối với Bắc Kinh, chuyện đi lên thành một cường quốc là một lẽ đương nhiên. Nhà nghiên cứu Tại Đan Chí (Yang Danzhi), Trung tâm Nghiên cứu về an ninh khu vực trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, giải thích: « Trong số năm quốc gia thành viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc là quốc gia có những lợi ích ít được ai để ý đến nhất, họ làm những điều mà trước đây họ không hề làm ».
Binh pháp Tôn Tử : « Thắng mà không cần đánh »
Chính những điều kiện theo như cách gọi của các chiến lược gia « kỷ nguyên cơ hội chiến lược » đã tạo thuận lợi cho Trung Quốc, tức là môi trường kinh tế và địa chính trị hỗ trợ cho sự trỗi dậy của quốc gia này. Chỉ cần « Bắc Kinh biến đổi theo hướng có lợi cho mình hiện trạng thống lĩnh của Hoa Kỳ hiện nay tại Thái Bình Dương, nhưng chỉ tới một mức độ nào thôi không cần lật đổ hoàn toàn trật tự hiện tại ».
Chính vì điều này mà Bắc Kinh không sử dụng đến hải quân, mà chỉ đưa lực lượng phi quân sự lên tuyến đầu để hoàn thành mục tiêu tranh giành lãnh thổ. Tuy nhiên chiến lược này cũng gặp phải một số phản ứng trong hàng ngũ quân đội.
Giám đốc Trung tâm chính trị hải quân và nghiên cứu chiến lược, trực thuộc đại học hải dương Quảng Đông cho rằng « Khi đó là vấn đề bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta lẽ ra không nên để mắc bẫy do việc bám chặt cứng nhắc vào quan niệm phát triển ôn hòa ». Theo ông, chỉ cần « sử dụng 10% vũ lực và 90% đàm phán để chấm dứt các tranh chấp ».
Còn theo một nhà nghiên cứu thuộc Stimson Center Washington, « sự trỗi dậy hòa bình » của Trung Quốc được tiến hành bằng hành động « cưỡng bức » và « răn đe ». Bắc Kinh sẽ làm tất cả để « thắng mà không cần đánh » (theo binh pháp của Tôn Tử) và « duy trì hòa bình bằng vũ lực ».
Không chỉ bằng sức mạnh quân sự, Bắc Kinh còn dùng đòn kinh tế để đe dọa các quốc gia đối nghịch như Nhật Bản, Việt Nam hay Philippines. Hành động này đã làm lộ rõ thái độ hung hăng của Bắc Kinh.
Cách tiếp cận này đã được ông Tập Cận Bình trình bày tại Thượng Hải hôm 21/05 vừa qua như là một « khái niệm mới về an ninh ». Bắc Kinh muốn xúc tiến ý tưởng « Phát triển và Hợp tác », theo đó Trung Quốc tự cho minh là nhà cung cấp hàng đầu cho các nước láng giềng Châu Á, tạo thành « dạng an ninh cao quý nhất » bất chấp trật tự và những nguyên tắc lỗi thời do Mỹ thiết lập. Có điều chưa chắc các quốc gia đó với tinh thần dân tộc dâng cao như Việt Nam sẽ tham gia vào hiệp ước hòa bình này.
Biển Đông, chính sách sự đã rồi
Về phần mình, nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng với kiểu chiến lược « sự đã rồi » Bắc Kinh đang đặt các nước láng giềng trong tình trạng báo động. Trung Quốc không còn cách nào khác là thử phản ứng của từng quốc gia và tùy theo hệ quả mà sẽ có những điều chỉnh lối ứng xử của mình.
Les Echos trích dẫn nhận định của bà Valérie Niquet thuộc Quỹ nghiên cứu chiến lược cho rằng : « Nếu họ phản ứng mạnh, Bắc Kinh sẽ giảm nhẹ vị thế, còn nếu họ (các quốc gia có tranh chấp với Bắc Kinh) không phản ứng gì, trong trường hợp đó Trung Quốc rộng đường hành động ». Còn đối với ông Jean-François Di Meglio , Trung tâm Châu Á, Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược « Tiến ba bước rồi lùi lại hai bước ».
Theo quan sát của giới chuyên gia nước ngoài, các vụ tranh chấp liên tục gia tăng trên Biển Đông hàm chứa nhiều hệ quả hơn là các tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Cũng giống như Le Monde, ngoài việc thử phản ứng của các nước liên can, Les Echos nhận định mục đích khiêu khích của Bắc Kinh lần này là còn để thăm dò ý tứ của Hoa Kỳ và chiến lược xoay trục của họ. Cho đến giờ chưa thấy Washington có hành động tái cân bằng quân rầm rộ về phía Châu Á. Đổi lại nhiều thỏa thuận về quân sự đã đạt được như cung cấp trang thiết bị và tổ chức các cuộc tập trận chung trong khu vực.
Cuối cùng tờ báo cho rằng chọn « trọng tài » để giải quyết các tranh chấp là hướng nên theo. Bởi vì, « trọng tài áp đặt quy định về quyền, xuất phát từ một định chế được cho là độc lập ». Theo hướng này, Manila sẽ không là quốc gia duy nhất phản đối công khai chiến lược Bắc Kinh. Việt Nam cũng đang chuẩn bị các thủ tục và có thể tham gia vào cùng trận tuyến với Philippines.
« ASEAN vẫn rất dè dặt trước Trung Quốc »
Tuy nhiên Les Echos ghi nhận khó khăn cho Việt Nam và Philippines trong trận tuyến chống hành động xâm lấn của Trung Quốc là phản ứng quá cẩn trọng của khối ASEAN. Trả lời phỏng vấn tờ Les Echos, ông Gregory Domingo, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Philipines cho rằng chính “quyền lợi kinh tế” buộc khối này phải có những phản ứng dè dặt với Bắc Kinh.
Theo ông Domingo, tuy là có một mặt trận chung phản đối Trung Quốc, nhưng các tuyên bố vẫn còn rất thận trọng. Các quốc gia này cũng không thể nào mạnh tiếng hơn được nữa, do bởi nhiều nước trong số này lệ thuộc rất nhiều vào Bắc Kinh trong lãnh vực thương mại, đầu tư và vay tiền. Công khai chỉ trích Trung Quốc không khác nào là một tự sát.
Mondial 2014: Báo chí Pháp lại tâng bốc đội nhà
Trước trận cầu Pháp – Ecuador ngày mai, báo chí Pháp hôm nay có nhiều bài viết nhận định về đội tuyển của mình. Sau chiến thắng đậm trước đội tuyển Thụy Sỹ hôm thứ sáu vừa qua, lời lẽ của các tờ báo bắt đầu có vẻ như hơi ngà ngà men say.
Le Figaro thán phục đề tựa “Đội tuyển Pháp lại gây sợ”. Bản giao hưởng mà họ trao tặng cho khán giả trong trận cầu với Thụy Sĩ đã làm thay đổi hoàn toàn hình ảnh của đội áo lam. Đến mức đã trở thành đối thủ đáng ngờ cho các đối thủ (hơi quá đáng chăng!). Tờ báo nói rõ với tám bàn thắng, Pháp một lần nữa được xem như là một cường quốc đối với các nhà quan sát quốc tế, bị lôi cuốn bởi lối chơi uyển chuyển, với những cú giao bóng cực kỳ nhanh và quyết đoán.
Tờ Libération giải thích về hai chiến thắng vừa qua của đội tuyển Pháp khi tiết lộ huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Didier Deschamps đã biết phối hợp hai lối chơi: một thiên về tốc độ với một Antoine Griezman phía trước và lối khác dựa vào thể lực của Giroud. Didier Deschamps đã tùy cơ ứng biến bố trí hai danh thủ này trong các trận đấu tại Brazil tùy theo điểm yếu của từng đối thủ - như sự nặng nề của đội Honduras hay sự non yếu của đội Thụy Sĩ… Lối chơi nước đôi này xuất phát từ việc Frank Ribéry bị vắng mặt. Do đó dựa vào vị trí của danh thủ chơi cho Munich này – vốn là tiền đạo cánh trái – mà Didier Deschamps có những hiệu chỉnh tương thích, Griezman hay là Benzema với Giroud trong trục, cho phép di chuyển từ lối chơi này sang lối chơi khác.
Cuối cùng, “các phu nhân cũng đã đến rồi” tờ Le Parisien thông báo. Như vậy là sau trận cầu ngày mai, các cầu thủ Pháp sẽ được nghỉ ngơi “ty tý” với gia đình tại Rio de Janeiro . Mừng cho các cầu thủ nhưng lo cho các cổ động viên. Liệu các bà các cô đến có cản trở đà đi lên của đội tuyển hay không? Mathieu Debuchy vội vàng trấn an người hâm mộ, cho rằng sẽ không có rủi ro phân tán. Anh nói: “Nếu như vợ con ở đây đến cả tháng, thì có thể lắm. Nhưng nếu chỉ là có một chiều tối và một buổi sáng thì sẽ không có rủi ro nào”. Hy vọng là vậy!
Mathieu Valbuena : Mắt xích không thể thiếu của Pháp
Le Monde thì chú ý đến cầu thủ mang áo số 8 “Mathieu Valbuena, chàng lùn đáng tin cậy của Deschamps”. Với chiều cao khiêm tốn (1,67m), phụ trách cánh phải trong đội hình, chàng cầu thủ biên phải chiếm trọn niềm tin của Didier Deschamps ngay từ khi ông đến dẫn dắt đội tuyển. Chính Valbuena là người đã tiếp sức đội bóng ngay từ trận mở màn.
Nếu như đối với đội tuyển Pháp năm nay « Mathieu là một mắt xích không thể thiếu của đội », thì trong những kỳ tranh tài trước đó cầu thủ số 8 là một kẻ vô danh. Mặc áo tuyển quốc gia từ năm 2010, nhưng Valbuena chưa hề được tham gia một trận đấu nào trong kỳ Euro 2012 dưới sự chỉ huy của Laurent Blanc.
Nhưng dưới bàn tay điều khiển của Didier Deschamps, « chàng lùn » đáng yêu này được xem như là kẻ giám sát trò chơi cho cả đội. Điều đáng nói là khả năng thích ứng chiến thuật của Valbuena. Kể từ sau chiến thắng 3-0 trước Ukraina trong vòng đấu loại, cầu thủ số 8 thế được vị trí do Ribery để lại.
Tuy nhiên để có được niềm kiêu hãnh đó đối với Mathieu Valbuena không phải là một điều dễ dàng. Cũng vì chiều cao khiêm tốn mà anh đã bị gạt ra khỏi Trung tâm đào tạo Bordeaux lúc 18 tuổi. Không nản chỉ, Valbuena đến chơi cho các câu lạc bộ nghiệp dư (giải nghiệp dư hạng năm của Pháp CFA 2) và thăng tiến dần dần để rồi ký được hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên tại Olympic Marseille năm 2006. Cũng chính từ đây bắt đầu mối thâm giao với Didier Deschamps, từng dẫn dắt OM từ mùa bóng 2009 đến 2012.
Nhận thức được sự hạn chế về thể hình của mình, Valbuena không ngừng chiến đấu, chống lại mọi định kiến, theo như tâm sự của anh với phóng viên Le Monde. Đối với anh, trận thắng Honduras đã giúp anh phần nào xoa dịu nỗi buồn Cúp thế giới 2010 tại Nam Phi. Kỳ đó, anh chỉ được chơi có 21 phút trong trận thua Mehico 1-2.
Mondial: Những câu chuyện bên lề sân cỏ
Những góc khuất của các đội tuyển tham gia Cúp bóng đá Thế giới lần này cũng là chủ đề được giới báo chí Pháp quan tâm nhiều.
Tờ Le Monde chú ý đến đội tuyển Mỹ và nhận thấy là đội hình của năm 2014 khác rất nhiều so với đội tuyển cách đây 70 năm. Trong đội tuyển năm nay có đến 5 người là gốc Đức kể cả huấn luyện viên trưởng và 5 cầu thủ mang hai quốc tịch. Với số đông cầu thủ gốc Đức như vậy, chỉ còn vài ngày đến trận cầu Hoa K ỳ - Đức, nhiều miệng lưỡi xấu xa cũng bắt đầu lên tiếng cho là trận giữa người Đức với nhau, họ có thể hiểu nhau dễ dàng hơn. Đương nhiên, ông huấn luyện viên trưởng và các cầu thủ gốc Đức phải thề rằng đó không phải là cách thức hành động của người Mỹ. Dù sao đi nữa giống như tựa đề bài viết “Đội tuyển Mỹ, với chất giọng Đức”.
Nhìn sang đội tuyển Anh, Le Monde chia sẻ “Three Lions bị loại, Anh quốc chìm đắm trong u buồn”. Sau trận thua Uruguay và chiến thắng của Costa Rica trước Ý, đội tuyển Anh dưới làn đạn chỉ trích. Báo chí trong nước đã không kiệm lời chỉ trích đội nhà: Hàng phòng thủ tồi, tuyến giữa rời rạc và dàn tấn công “thiếu lửa”.
Các cựu tuyển thủ cũng không tha cho đội bóng, chỉ trích kịch liệt huấn luyện viên trưởng quá ưu tiên cho việc trẻ hóa đội hình bỏ qua kinh nghiệm hay như chiến thuật không tương thích và thiếu kiểm soát bóng của đội.
Brazil, quốc gia xuất khẩu cầu thủ hàng đầu
Nhiều cầu thủ Brazil thi đấu cho các câu lạc bộ Châu Âu cũng là lẽ thường tình. Nhưng sau mỗi mùa bóng, một số cầu thủ đó quyết định ở lại và khoác lên mình màu áo đội tuyển của quốc gia đón nhận. Giống như lời tâm sự của Diego Costa, những gì anh trải qua và đã làm với Atletico Madrid đã để lại nhiều tình cảm sâu đậm với con người và đất nước Tây Ban Nha.
Nhưng có lẽ sự chọn lựa này lại là một sự kém may mắn. Không những Tây Ban Nha thua tan tác bị loại khỏi Cúp bóng đá 2014, mà Diego Costa còn bị công luận Brazil trách mắng thậm tệ là một « kẻ phản bội ».
Le Monde lưu ý, không chỉ riêng Diego Costa, nhiều cầu thủ Brazil khoác áo quốc gia khác. Theo quy định của FIFA, hai năm cư ngụ tại một quốc gia đủ để có được một quốc tịch thể thao. Theo giải thích của một nhà địa lý học thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế Thể thao tại Neuchatel, Thụy Sĩ, « Có nhiều cơ hội thấy các cầu thủ sinh ra ở Brazil chơi cho một quốc gia khác. Brazil là quốc gia xuất khẩu cầu thủ hàng đầu thế giới ».
Các con số thống kê cho thấy trong 31 giải vô địch Châu Âu hạng nhất có đến 471 cầu thủ Brazil chơi cho các câu lạc bộ tại đây. Con số này nhiều hơn cả các cầu thủ gốc Pháp, Serbia hay Achentina.
Giải thích cho hiện tượng này, một giáo sư địa lý học tại La Rochelle cho rằng « mô hình kinh tế chính của các câu lạc bộ Brazil là bán cầu thủ của mình cho các câu lạc bộ nước ngoài, đôi khi ngay từ rất sớm. Nếu như cầu thủ trở thành một sản phẩm, thì công tác đào tạo cũng có thể xem như là một hoạt động sản xuất ».
Như vậy, nhắc đến Brazil là nhắc đến ba dòng sản phẩm chính đậu nành, cà phê và cầu thủ.
No comments:
Post a Comment