Trong buổi họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã cảnh cáo Nhật Bản là không nên xen vào cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á tại vùng Biển Đông, để gọi là « bảo vệ hòa bình và ổn định trong vùng ».
Đối với Bắc Kinh, các tuyên bố của Tokyo phản đối hành vi của Trung Quốc cắm giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là không phù hợp với thực tế và lẫn lộn giữa các sự kiện, « xuất phát từ động cơ chính trị là muốn can thiệp vào tình hình Biển Đông với một mục đích bí mật ».
Trung Quốc đã có phản ứng gay gắt kể trên sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, 24 tiếng đồng hồ trước đó, đã tuyên bố « quan ngại về tình hình căng thẳng trong khu vực do hoạt động khoan dầu đơn phương của Trung Quốc ». Lãnh đạo chính phủ Nhật Bản đã nhận định như trên nhân cuộc tiếp xúc với Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam tại Tokyo.
Tuyên bố của ông Abe đã củng cố thêm phát biểu của Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, ngay từ đầu tháng Năm này, đã tỏ ý quan ngại về hành vi đơn phương của Trung Quốc, đã làm cho tình hình khu vực căng thẳng hẳn lên.
Ngoài việc chỉ trích hành động gây căng thẳng của Trung Quốc, Nhật Bản cũng có dấu hiệu thúc đẩy mạnh mẽ hơn kế hoạch giúp đỡ Việt Nam tăng cường năng lực chấp pháp trên biển.
Theo hãng tin Nhật Kyodo, trong cuộc họp hôm 22/05, Nhật Bản và Việt Nam cũng đã đồng ý tăng cường hợp tác song phương trong việc đảm bảo an ninh hàng hải. Một số nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết là Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida dự trù sẽ ghé thăm Việt Nam vào khoảng cuối tháng Sáu, đầu tháng Bảy để thúc đẩy hợp tác trong việc bảo đảm an ninh hàng hải trong vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Theo nguồn tin trên, tại Hà Nội, ông Kishida và đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh có rất nhiều khả năng là sẽ đồng ý tăng tốc độ tham vấn lẫn nhau về việc Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Mục tiêu là để đối phó tốt hơn với các hành động quyết đoán trên biển của Trung Quốc trong vùng Biển Đông.
Đối với Bắc Kinh, các tuyên bố của Tokyo phản đối hành vi của Trung Quốc cắm giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là không phù hợp với thực tế và lẫn lộn giữa các sự kiện, « xuất phát từ động cơ chính trị là muốn can thiệp vào tình hình Biển Đông với một mục đích bí mật ».
Trung Quốc đã có phản ứng gay gắt kể trên sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, 24 tiếng đồng hồ trước đó, đã tuyên bố « quan ngại về tình hình căng thẳng trong khu vực do hoạt động khoan dầu đơn phương của Trung Quốc ». Lãnh đạo chính phủ Nhật Bản đã nhận định như trên nhân cuộc tiếp xúc với Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam tại Tokyo.
Tuyên bố của ông Abe đã củng cố thêm phát biểu của Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, ngay từ đầu tháng Năm này, đã tỏ ý quan ngại về hành vi đơn phương của Trung Quốc, đã làm cho tình hình khu vực căng thẳng hẳn lên.
Ngoài việc chỉ trích hành động gây căng thẳng của Trung Quốc, Nhật Bản cũng có dấu hiệu thúc đẩy mạnh mẽ hơn kế hoạch giúp đỡ Việt Nam tăng cường năng lực chấp pháp trên biển.
Theo hãng tin Nhật Kyodo, trong cuộc họp hôm 22/05, Nhật Bản và Việt Nam cũng đã đồng ý tăng cường hợp tác song phương trong việc đảm bảo an ninh hàng hải. Một số nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết là Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida dự trù sẽ ghé thăm Việt Nam vào khoảng cuối tháng Sáu, đầu tháng Bảy để thúc đẩy hợp tác trong việc bảo đảm an ninh hàng hải trong vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Theo nguồn tin trên, tại Hà Nội, ông Kishida và đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh có rất nhiều khả năng là sẽ đồng ý tăng tốc độ tham vấn lẫn nhau về việc Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Mục tiêu là để đối phó tốt hơn với các hành động quyết đoán trên biển của Trung Quốc trong vùng Biển Đông.
No comments:
Post a Comment