Như vậy là truyền thông nhà nước đã thừa nhận “thua cuộc” trước mạng xã hội về chính cái mà mình hoạt động – báo chí.
Vì đâu lại có sự thể trớ trêu này? Bởi báo chí nhà nước đã không thể phản ánh cái tồn tại trong xã hội, không nói lên tiếng nói của người dân khi họ cần tới.
Và vì đâu lại cần có “chiến đấu sòng phẳng”, là bởi sự kiểm duyệt của quyền lực đã hạn chế và là nguyên nhân gây nên “sự thua cuộc” ê chề này?
Dù gì thì, ngay cả những áp phích quảng cáo trưng trên trang đầu tiên của các tờ báo nhà nước, nó cũng vẫn ngày càng trở nên ngắc ngoải, sa sút.
Nó không đem tới cho nhân dân một niềm tin về sự trung thực và kịp thời, nó có được nuôi dưỡng bởi tiền thuế của nhân dân và một phần từ các hợp đồng quảng cáo, nó cũng không sớm thì muộn sẽ bị lãng quên và thất bại trên chính lĩnh vực của nó.
Thua cuộc? Không thua gì cả! Họ thua chính họ vì họ đã không thực sự hoạt động báo chí và không đứng với dòng chảy lịch sử – họ nói theo định hướng và sự điều khiến của lợi ích (nhóm, quyền lực, thương mại…).
Làm sao mà nó có thể đứng vững được trong một xã hội thông tin và cần nhất tri thức để vận hành?
Báo chí không thua mạng xã hội, mà là nó đã không theo kịp thời đại, mặc dù và nó đã luôn mang hai từ “cách mạng” mang mặc vào trên bản thân nó như một nhiệm vụ hào nhoáng hàng đầu. Thế nhưng cái cần thì nó lại không có – sự trung thực (độc lập) và theo xu thế của thời cuộc.
Nó cần phải chiến đấu với chính nó, với cái mà làm nó trở nên thua cuộc, đó là sự kiểm duyệt và chi phối của quyền lực (chính trị).
Thực tế và bản thân thông tin hay sự kiện không bao giờ lệ thuộc vào quyền lực, thế nên khi lệ thuộc vào điều đó, tức là nó đã chấp nhận thua cuộc vì mất đi tự do của mình.
Nếu không nô lệ cho quyền lực hay không phục dịch cho lợi ích chi phối nào đó, ngoại trừ sự toàn diện của sự kiện, nó sẽ được thừa nhận như sứ mệnh cao cả đúng nghĩa của nó. Nếu không, không cần chiến đấu với ai, nó đã tự loại bỏ mình khỏi sự cần thiết và những đòi hỏi từ chính đời sống mà nó luôn nhân danh để vì.
Nơi nào có tự do và sự thật, nơi đó nhân dân và thời cuộc cần tới./.
No comments:
Post a Comment