Friday, June 29, 2018

World Cup, nạn cá độ và biểu tình

TTVN-2018-06-29
Nhiều quán cà phê, quán nhậu...trở thành tụ điểm coi bóng đá ở Việt Nam
   Nhiều quán cà phê, quán nhậu...trở thành tụ điểm coi bóng đá ở Việt Nam-RFA
Có thể nói rằng các giải bóng đá từ khu vực cho đến thế giới đi qua, giới hâm mộ bóng đá Việt Nam lại trải qua một phen điêu đứng vì nạn cá độ và những chuyện không vui. Chỉ tính riêng tuần này, hàng chục đường dây cá độ đã bị công an Việt Nam phá vỡ, điển hình như hôm 27 tháng 6, công an Hà Tĩnh phá một đường dây cá độ bóng đá qua mạng với số tiền hơn 37 tỷ đồng. Hôm 25 tháng 6, công an Thanh Hóa đã triệt phá dây cá độ lớn khi giải World Cup 2018 đang diễn ra, ước tính số tiền giao dịch đường dây này lên đến gần 100 tỷ đồng. Công an Sài Gòn cũng bất ngờ kiểm tra hàng loạt quán cà phê và bắt giữ nhiều người đang cá độ bóng đá. Trước đó, vào cuối tuần qua, 4 người trong một đường dây cá độ trực tuyến khác với số tiền hàng chục triệu đô la cũng bị giới chức Sài Gòn bắt giữ…
Phải nói rằng chuyện cá độ bóng đá tại Việt Nam là một vấn nạn chứ không chỉ là chuyện vui chơi giải trí một cách đơn thuần. Và việc nhảy lầu, nhảy cầu, uống thuốc cỏ tự tử vì thua cá độ bóng đá như trường hợp một người lái xe ba gác ở Sài Gòn uống thuốc chuột vào hôm 28 tháng 6 vì thua 300 triệu đồng hay một thanh niên 9X định nhảy cầu Chương Dương vì thua 200 triệu đồng không còn là chuyện hiếm.

Cá độ đến tan cửa nát nhà

Thanh Trung, một thanh niên từng tham gia cá độ, bị mất nhà cửa, hiện sống tại Mộ Đức, Quảng Ngãi, chia sẻ: “Dính vô thì thôi chứ, cũng giống như đánh bài thôi, mộng ăn họ, mình ăn họ rồi thì họ ăn mình, tưởng dễ ăn quá mà, nhưng mà dính vô rồi thì lỡ thua là thua hết. Năm nay kèo trên chết hết, như hôm Đức đá với Hàn Quốc chấp tới hai trái ai cũng nghĩ Đức ăn hết, cuối cùng Đức thua mất…”
Cá độ bóng đá là một cái bẫy quá kinh khủng và chẳng khác nào con bạch tuộc bung vòi khắp mọi nơi, từ thành phố đến thôn quê, từ thị trấn đến hang cùng ngõ hẻm, từ đồng bằng cho tới miền núi, bất kì nơi nào có tụ điểm bóng đá đều có cá độ và cho vay tiền nóng để cá độ.
Anh Trung cho biết thêm đây là lần thứ hai anh bị thua độ bóng đá, mùa Word Cup năm 2014, anh bị bay mất một căn nhà do thua độ, lúc đó anh chỉ toàn bắt kèo dưới nhưng lại bị thua vì năm đó kèo trên trúng nhiều hơn. Còn năm nay, anh rút kinh nghiệm năm 2014, anh chọn kèo trên thì nguyên từ đầu mùa bóng đến nay, toàn kèo dưới thắng độ. Những đội bóng được dự đoán sẽ vào vòng trong đều bị loại ngay từ vòng 1. Sau vòng một, anh bị mất một khu nhà trọ vì phải bán trả nợ cá độ.
Thường thì ban đầu cá độ nhỏ, thắng độ được một ít tiền, mang về mua quà cho vợ con và giấu nhẹm chuyện cá độ. Vợ con vui vẻ, như vậy là lấy đà chơi tiếp, đến khi thua độ nặng nề, giang hồ kéo tới nhà đòi nợ, thậm chí đòi mạng thì không còn cách nào khác là bán áo kháo bành để trả nợ.
Anh Trung chua chát lắc đầu và kết luận rằng cá độ bóng đá là một cái bẫy quá kinh khủng và chẳng khác nào con bạch tuộc bung vòi khắp mọi nơi, từ thành phố đến thôn quê, từ thị trấn đến hang cùng ngõ hẻm, từ đồng bằng cho tới miền núi, bất kì nơi nào có tụ điểm bóng đá đều có cá độ và cho vay tiền nóng để cá độ. Một khi con mồi say bóng, cứ thấy có tiền để vay là vay cho dù mức lãi suất lên đến 20%, thậm chí 50% một đêm vẫn cứ vay để cá độ. Nếu thắng thì cũng có lãi được 50% còn lại, nếu thua thì chắc chắn phải lo thế chấp, bán nhà hay làm gì đó để tránh mức lãi liên tục tăng giáp cử.
Và tình trạng nhiều thanh niên nhảy cầu tự tử không phải đơn giản chỉ vì thua độ bóng đá, mất nhà mất cửa mà nguy cơ lãi suất vay tín dụng đen của giới cho vay nặng lãi lên chất ngất và ảnh hưởng đến tính mạng, gia đình. Nhảy cầu là một cách trốn nợ bởi vợ con của họ không tham gia cá độ, không có vay của các chủ nợ… Nhưng theo ông Trung, đó là một cách chạy nợ quá sai lầm, bởi các chủ nợ không phải lúc nào cũng bỏ qua khoản nợ khi con nợ đã chết. Họ tiếp tục đến đòi người còn sống trong gia đình và nếu nhân đạo lắm thì họ khóa lãi suất từ lúc con nợ tự tử, chứ số tiền gốc và lãi suất trước khi chết thì người nhà vẫn phải trả.

Bóng đá và biểu tình

Một cư dân Hà Nội không muốn nêu tên, chia sẻ rằng không khí bóng đá ở Hà Nội khá thú vị, nhưng dường như điều này không làm cho người dân quên đi câu chuyện biểu tình kêu gọi nhà nước bỏ luật đặc khu và bỏ luật an ninh mạng. Ông nói: “Bóng đá thì có một số người chạy theo thôi chứ đa số dân vẫn sống cuộc sống của người ta. Bây giờ ngoài này nóng hừng hực, rất ghê gớm.”
Có một thực tế là hầu như khả năng quan tâm về bóng đá của đại bộ phận người Việt rất là cao so với khả năng quan tâm đến các biến chuyển xã hội.
Một nhà báo yêu cầu giấu tên, phân tích về mối liên quan giữa bóng đá và biểu tình, chia sẻ: “Một mặt thì các lãnh đạo quốc gia nói rằng các cuộc biểu tình là do nhân dân bị kích động nên nó tăng cường bố ráp, làm dữ. Thêm nữa là giờ đang mùa bóng đá nên bà con bị quấn hút vào, dãn ra một thời gian rồi có gì nó lại bùng trở lại. Cá độ là toàn cầu mà, chỗ nào có người thì chỗ đó có cá độ mà nhưng ở Việt Nam thì cá độ không công khai. Chỉ có ông Việt Nam đủ thứ cấm, cấm gái, cấm cờ bạc… nhưng cuối cùng nó cũng có hết chứ đâu cấm được.”
Vị này chia sẻ thêm là tình trạng người dân, đặc biệt là tuổi trẻ lơ là với việc bày tỏ thái độ nhằm làm cho đất nước tốt đẹp hơn như biểu tình ôn hòa, nhưng lại rất nhiệt tình với những trận cầu và sẵn sàng đánh đổi mạng sống với trái bóng bên trời Âu là một chuyện có vẻ như không còn gì để bàn thêm. Nhưng ông cũng cho rằng có một thực tế là hầu như khả năng quan tâm về bóng đá của đại bộ phận người Việt rất là cao so với khả năng quan tâm đến các biến chuyển xã hội.
Vấn đề quan tâm đến bóng đá không chỉ mới xuất hiện gần đây mà nó hình thành từ thời kinh tế tập thể, tập trung bao cấp và phát triển dần cho đến ngày hôm nay. Những năm 1980, thời kinh tế khó khăn, thiếu đói, lúc đó chỉ có văn nghệ quần chúng và các phong trào bóng đá cứu rỗi con người. Người ta chấp nhận mọi khó khăn, vượt qua đói khổ để tham gia phong trào. Và bóng đá được đẩy lên thành một thứ mục tiêu phấn đấu, cơ hội thoát thân khỏi lũy tre làng của nhiều thanh niên, bóng đá cũng trở thành một mốt thời thượng thời kì nghèo đói.
Và cũng theo vị này, vấn đề biểu tình kêu gọi xóa bỏ luật đặc khu cũng như luật an ninh mạng nhanh chóng rơi vào im lặng không phải chỉ vì sự siết chặt an ninh đến độ gắt máu của nhà cầm quyền mà bên cạnh đó, nó thiếu hẳn sự cộng hưởng hay sự đồng hành của số đông người dân.

No comments:

Post a Comment