Ánh Liên (VNTB) Phải chăng những quan chức dự thảo luật đang run sợ trước mạng xã hội (Facebook) và sự giải thiêng một chính thể trên mạng xã hội này?.
Viễn cảnh… mật
Chuyên mục diễn biến hòa bình trên báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân sẽ bị dẹp bỏ, phía công an và tòa án thực sự bận rộn khi thực hiện ‘bắt-tuyên án’ và nhà tù chật ních tội phạm.
Nhà nước Việt Nam sẽ trở thành một nhà nước bí mật, trong bối cảnh nhiều quốc gia mở cửa giao thương, nạn tham nhũng chính sách sẽ lan rộng, độc tài cực đỉnh bởi phản biện sẽ bị bóp nát khi còn trong trứng nước.
Các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước sẽ rất khó tổ chức các hội thảo, tọa đàm về đặc khu kinh tế, an ninh mạng, hay một dự án kinh tế trọng điểm nào đó, mặc dù nó đang có tác động tiêu cực đến nhân sinh và môi trường,…- (Điều 17, Điều 18 dự luật).
Đó không phải là một viễn cảnh huyễn hoặc, mà nó sẽ thực sự diễn ra nếu dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước vẫn được giữ nguyên và thông qua. Dự thảo luật này đưa thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo; quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; cửa khẩu,… vào phạm vi bí mật nhà nước (Điều 7 dự luật). Điều này đồng nghĩa, từ nay thân thế và sự nghiệp cách mạng của ‘đồng chí Nguyễn Phú Trọng’ và các vị lãnh đạo cấp cao khác của đảng và nhà nước Việt Nam, cùng với quy hoạch Thủ Thiêm (như báo chí chính thống dẫn lời ĐBQH) sẽ nằm trong diện không được tiếp cận.
Luật bảo vệ bí mật nhà nước, kết hợp với Luật an ninh mạng sẽ giúp đẩy nhanh các dự luật gây tranh cãi như Luật đặc khu nhanh chóng đi vào thực tiễn. Sẽ chẳng ai có thể phản đối, bởi họ không thể tiếp cận được dự thảo đó có nội dung như thế nào và nếu họ đòi hỏi minh bạch thì lập tức nhà tù sẽ chào đón họ.
Từ nay, câu ‘để đảng và nhà nước lo’ sẽ hoàn thành trọn vẹn nhất ý nghĩa của nó, không phải vì ‘đảng đạo đức, đảng văn minh’, mà đơn giản là vì chỉ có đảng mới tiếp cận được những thông tin liên quan trực tiếp đến đời sống người dân. Cả nước mù thông tin quyết định cuộc sống của họ và tương lai con cháu họ, chỉ có mỗi đảng là ‘sáng mắt, sáng lòng’.
Một đất nước hình thành rõ ràng hai giai cấp thực sự, giai cấp bị trị và giai cấp cai trị, giai cấp được tiếp cận thông tin và bảo mật thông tin; giai cấp bị tước đoạt riêng tư và sự minh bạch. Những quan chức tham nhũng và độc tài sẽ phải mở tiệc rượu để mừng vì dự thảo này được thông qua, bởi từ nay, ‘công khai tài sản’ hay phát lộ những biệt phủ, sai phạm trong quy hoạch chỉ còn là chuyện trong quá khứ.
‘Kỷ luật kín; kiểm tra kín’ sẽ hiện diện.
Xóa sổ nguyên tắc dân chủ cơ sở?
Phạm vi bảo vệ của dự luật này quá rộng, với sự xác định ‘thông tin có nội dung quan trọng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xác định theo quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.’ Hiểu nghĩa, là cơ quan dự thảo luật (Bộ Công an) có quyền quyết định không giới hạn lượng thông tin nào có thể cấu thành một bí mật nhà nước.
Phạm vi bảo vệ của dự luật này quá rộng, với sự xác định ‘thông tin có nội dung quan trọng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xác định theo quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.’ Hiểu nghĩa, là cơ quan dự thảo luật (Bộ Công an) có quyền quyết định không giới hạn lượng thông tin nào có thể cấu thành một bí mật nhà nước.
Đó là hệ quả tàn hại mà dự luật này mang lại, thậm chí còn lớn hơn cả dự luật an ninh mạng vốn gây xôn xao dư luận.
Phải chăng những quan chức dự thảo luật đang run sợ trước mạng xã hội (Facebook) và sự giải thiêng một chính thể trên mạng xã hội này?.
Ngoài ra, ‘bịt miệng người dân’, đưa cả xã hội trở thành một hộp kín xuất phát từ Quyết định 102 của ĐCSVN, trong đó cấm đảng viên bàn về xã hội dân sự hay thể chế tam quyền phân lập. Và giờ đây, đã mở rộng ra phạm vi quốc gia khi hạn chế (đến cấm cản) quyền giám sát, kiểm tra của công dân về các vấn đề trọng yếu quốc gia (kiềm tỏa dân chủ cơ sở – ‘Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra’).
Những dự thảo đi ngược với tiến trình xã hội và sự phát triển của một nhà nước này diễn ra trong thời kỳ ông TBT Nguyễn Phú Trọng nắm quyền, và được đưa ra trong thời điểm mà ông ta nắm chức vụ Chủ tịch nước. Đúng hơn, dự thảo luật an ninh mạng hay luật bảo vệ bí mật nhà nước thực ra nó chỉ là sự triển khai câu nói trước đó của ông Nguyễn Phú Trọng: Không thể để ai muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi, xuyên tạc cũng được?.
Còn định nghĩa như thế nào là chửi hay xuyên tạc, thì lại nằm hết trong giá trị mà kẻ quyền lực khởi thảo, thông qua và diễn giải những dự luật nêu trên.
Những diễn biến nhanh chóng soạn thảo dự luật như thời gian qua chính là nhằm ‘bảo vệ chế độ’.
Nhìn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước qua khía cạnh ông Nguyễn Phú Trọng lên chức Chủ tịch nước, ông Trọng là người đứng đầu một thiết chế khá đặc thù, không thuộc vào một nhánh quyền lực nào trong các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng đồng thời lại có mối quan hệ, ảnh hưởng tới các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, đã biến tính chất luật bảo vệ chế độ, bảo vệ ĐCSVN trở nên rõ ràng hơn.
Rừng luật và nhà nước pháp trị
Việt Nam không thiếu luật, trong gần 1 thập kỷ qua, Việt Nam ban hành nhiều dự luật trong mọi khía cạnh đời sống xã hội. Tuy nhiên, tất cả các luật này đều có một điểm chung là thiếu một sự rõ ràng, và dàn trải.
Luật từ nay sẽ được ban hành nhiều hơn, một rừng luật, nhưng luật là của một nhà nước pháp trị, hay đúng hơn, pháp luật sinh ra bởi 1 chế độ độc tài thì pháp luật đó là pháp luật của giai cấp thống trị để cai trị giai cấp bị trị.
Đó liệu là một xã hội chúng ta mong muốn? Một xã hội mà bọn tham nhũng, cửa quyền vẫn ‘hênh hoang, giáo điều và khoác lác’ cai trị, bóc lột chúng ta? Một xã hội là người công dân bị biến thành một con cừu đúng nghĩa trong cái chuồng chật hẹp. Một xã hội mà ‘sự bóc lột thậm tệ’ diễn ra hiển nhiên như cách mà K.Marx từng phản ánh?
* Bài viết phản ánh quan điểm riêng của người viết.
No comments:
Post a Comment