Ánh Liên (VNTB)
Thanh tra Chính phủ có kết luận chính thức liên quan đến sự vụ thuộc đất Thủ Thiêm, ngay sau đó, báo điện tử Vnexpress đã có phỏng vấn với Nguyên kiến trúc sư trưởng TP HCM ông Lê Văn Nam, người sau đó đã ngây ngô trả lời rằng: ‘Lãnh đạo giao tôi ký quy hoạch Thủ Thiêm’. Hay đúng hơn, ông Nam làm theo ‘chỉ đạo’ của thành phố.
Lãnh đạo thành phố có nghiệp vụ về quy hoạch như ông? Lãnh đạo thành phố có đủ kiến thức hoặc tầm nhìn đúng-sai khi ấn định điểm A này phải quy hoạch và điểm B kia cần phải giải toả?
Sở dĩ trong hệ thống chính quyền thiết lập chức vụ Nguyên kiến trúc sư trưởng, là vì chính quyền cần một người ‘cầm cân nảy mực’ liên quan đến quy hoạch đô thị. Nhưng tài đến mấy, giỏi đến mấy, nếu không có đủ đức hoặc tâm, hoặc một trí thức theo mệnh lệnh của trí óc và con tim, thì sẽ sớm là con người phế vật, là công cụ để nhận sự chỉ đạo không hơn không kém.
Hàng ngàn con người vì chữ ký đầy lạnh lùng và tàn nhẫn của ông mà đã cạn dòng nước mắt, nếu có luật nhân – quả, thì chắc hẳn ông sẽ không được đầu thai.
Và giờ đây, tên ông đã được ghi vào lịch sử như một công cụ đớn hèn nhất. Một biểu trưng của một người trí thức phải bẻ cong mình trước 2 chữ ‘chỉ đạo’.
Câu chuyện những nỗi oan khuất của người dân trên vùng đất Thủ Thiêm và cái ký sắc lẹm của ông Lê Văn Nam luôn nóng hổi trong hệ thống công quyền, xã hội tại Việt Nam, và đó là chữ ký giết người.
Rất nhiều gia đình dân oan ở ba miền bị tước bỏ ruộng đất bởi Điều 62, nhưng trực tiếp nhất là chữ ký giết người bởi các nhà quy hoạch đất đai. Ký vì áp lực, ký vừa được bôi trơn, và nạn nhân luôn là những nhà yếu thế.
Nếu xét đặc khu là hệ quy hoạch theo dạng buôn bán đất đai, thì chữ ký thiết lập đặc khu cũng như quy hoạch hệ thống đất đai ở 3 vị trí này cũng phải được xem như là một trạng thái cướp đất bằng chữ ký, nơi có những người giàu lên vì đầu cơ đúng chỗ, và những người nghèo đi vì họ không có quyền thế.
Nhưng dù gây ra sai phạm lớn thế nào đi chăng nữa, thì từ Thủ Thiêm cho tới 3 đặc khu vẫn sẽ ‘đúng quy trình’, một sự thể hiện khác đi của tinh thần vô trách nhiệm dựa vào cơ chế sai trái của cơ chế.
Ông Lê Văn Nam, người phê duyệt thay đổi quy hoạch Thủ Thiêm: Tôi làm theo quy trình. Và sau này nếu đặc khu được thông qua và gây ra những tai biến về kinh tế – an ninh, thì người phê duyệt lúc đó chắc hẳn cũng sẽ buông thõng ra một câu như thế.
Nhẹ nhàng, không tội lỗi, lại theo đúng tinh thần ‘chối tội, thanh minh’.
Chính vì những chữ ký ‘đúng quy trình’ đó, nó đã đặt người dân yếu thế ra ngoài bên lề của sự phát triển, nó làm gia tăng mạnh khoảng cách giàu-nghèo, nó hình thành những đại gia giàu lên vì đất và sẵn sàng bán đất nếu cần.
Hai mươi năm (20 năm), với 5 khoá (nhiệm kỳ), Thủ Thiêm chỉ thấy mọc lên cao ốc và đoàn người gia nhập dân oan ngày một đông, số người bám trụ tại Thủ Thiêm thì sống trong màn trời chiếu đất, ngôi chùa Phật giáo Liên Trì bị san phẳng trong một đêm.
Hai mươi năm (20 năm) với 5 khoá lãnh đạo, cũng từng đó năm khoá này lên và tiếp tục giữ ‘quyền im lặng’ trước đồng tiền, cái đồng tiền mà dân chúng gọi nôm na là đồng tiền vạn năng, và dưới góc nhìn của giới có tâm với quốc gia, đó là đồng tiền máu.
Thế nhưng lãnh đạo vẫn tự hào và sáng suốt vì làm đúng quy trình? Cái quy trình bất nhân tâm, giết và phá tan hạnh phúc của hàng trăm ngàn con người?
Sao ‘đớn hèn’ đến thế?
No comments:
Post a Comment