Monday, March 20, 2017

Con đường xưa em đi làm cô gái vót chông

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Trước hết, người viết xin nhạc sĩ Châu Kỳ & Hồ Đình Phương “cho phép” Con Đường Xưa Em Đi “làm” Cô Gái Vót Chông của tác giả Hoàng Hiệp để có được cái tựa bài rất chi là “hòa giải hòa hợp” trên đây.

Theo người viết thì, đáng ra ta không nên phí thì giờ bàn đến chuyện con đường xưa của “em” nào đó đã đi, dù là đi dưới nắng “vàng lên mái tóc thề”, hay đi chui đâu đó ngồi chò hỏ chàng hảng “vót chông...”, nhưng vì thấm nhuần “tư tưởng” hồ chí ao mông mênh - “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh” - nên hôm nay mới có chuyện... con đường xưa em đi làm cô gái vót chông.

“Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”, nhưng xin thanh minh thanh nga rằng, “ở nơi” người viết không hề bị “áp bức”, nhưng vì “nghĩa vụ quốc tế”, phải “đấu tranh” tiếp tay ông “nhạc sĩ, nhà nghiên cứu phê bình âm nhạc” Nguyễn Thụy Kha đang bị áp bức.

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha phàn nàn với đài VOV.VN, rằng thì là: "Hàng trăm hợp xướng của tôi và các đồng nghiệp, hàng nghìn ca khúc cách mạng vĩ đại thì chẳng ai nhắc đến hay ca ngợi. Còn 5 ca khúc kia mới bị tạm dừng lưu hành lại được đưa ra mổ xẻ, tranh cãi, bênh vực. Tôi cho rằng, thị hiếu của một bộ phận công chúng người Việt đang thực sự có vấn đề. Đó là điều rất đáng buồn. Nền âm nhạc Việt Nam có bao nhiêu tác phẩm âm nhạc đã cùng với dân tộc “xẻ dọc Trường Sơn” đi cứu nước. Chúng ta cần phải nhìn vào đó để tự hào và nhắc nhở, để tri ân trong những giải thưởng chứ không phải để dành thời gian đi tranh cãi." (1)

Tuy bài “Cô gái vót chông” không phải của ông Nguyễn Thụy Kha, nhưng đó là một trong “hàng nghìn ca khúc cách mạng vĩ đại” mà ông khiếu nại “chẳng ai nhắc đến hay ca ngợi.”

Quả vậy, nếu không có “bao cô gái ở trên non... búi tóc thon... vót chông nhiều làm cạm bẫy...” (2) thì Cách Mạng làm sao có được “đại thắng mùa xuân”, để toàn quân dân miền Bắc xã hội chủ nghĩa ưu việt thấy được ít ra con búp bê biết nhắm mở mắt, cái đồng hồ có người lái với hai ba cửa sổ; suýt sa với cái “khẩu trang” của đàn bà trong vùng “địch tạm chiếm”...

Nếu không có “bao cô gái ở trên non... búi tóc thon... vót chông nhiều làm cạm bẫy...”, chắc chắn ngày nay VN vẫn “còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo”, thì con cháu cách mạng làm gi có cơ hội du học Mỹ như bọn “Ngụy Sài Gòn”...

Nếu không có“bao cô gái ở trên non... búi tóc thon... vót chông nhiều làm cạm bẫy...” thì dân miền Bắc mình đâu có được xem phim Hàn, sửa mũi Hàn, độn mông Hàn, nâng ngực Hàn, hay được “cơm hai bữa (không bị cõng sắn khoai) quần áo mặc mặc cả ngày” dài ngắn tùy thích, chứ đâu bị xếp hàng dài cổ chờ“một năm ba tấc vải thô, lấy gì che kín cơ đồ em đây”;

Nếu không có “bao cô gái ở trên non... búi tóc thon... vót chông nhiều làm cạm bẫy...” thì ngày nay con gái cưng của Thủ tướng Cách Mạng làm sao gặp thời cơ mà chộp được anh chồng Ngụy thuộc “dân trộm cướp, ma cô ma cạo, chây lười lao động...” ôm chân đế quốc Mỹ cút cút theo Mỹ... để cho dòng máu anh hùng Vo Sản đi lai giống máu Tư Bản bóc lột.

Còn biết bao thứ thiệt hại cho Cách Mạng Vô Sản nữa không thể kể ra đây hết, nếu như không có “bao cô gái ở trên non... búi tóc thon... vót chông nhiều làm cạm bẫy...” góp phần làm nên chiến thắng 1975. 

Vì ý nghĩa vô cùng vĩ đại, cực kỳ hoành tráng của bài hát cách mạng Cô Gái Vót Chông như đã nêu trên, Chổi tôi hồ hởi phấn khởi nhất trí đồng ý thống nhất sát cánh với ông “nhạc sĩ, nhà nghiên cứu phê bình âm nhạc” Nguyễn Thụy Kha, đấu tranh với “thị hiếu của một bộ phận công chúng người Việt đang thực sự có vấn đề” (1). Thành phần “thị hiếu” nặng “hiếu” với Con Đường Xưa Em Đi tức khinh “thị” Cô Gái Vót Chông này, tuy chỉ là “một bộ phận công chúng..” nhưng “gây ảnh hưởng nghiêm trọng” cho sự tồn vong của Cắt Mạng, cần phải đổi mới “tư duy” thị hiếu. 

Cuộc Đổi Mới Thị Hiếu này mang tính lịch sử không riêng cho VN, nhưng cho cả thế giới; có thể ví đây là một cuộc cách mạng mới, không kém phần “nổ” long trời lở đất, vì chỉ có “đỉnh cao trí tuệ” mới có khả năng đổi mới... thị hiếu của người khác. 

21.03.2017



________________________________

Ghi chú: 


2. Trích từ “Cô Gái Vót Chông”.

No comments:

Post a Comment