BQL các chợ Liên Chiểu
Ban quản lý (BQL) các chợ quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đã có biểu hiện lộng hành, vượt thẩm quyền quận biến chợ Hòa Khánh như một "khu tự trị" để "hành" các tiểu thương với nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Tự ý "vét" tiền tiểu thương, nhập nhèm hóa đơn
Cán bộ hách dịch như "ông trời con" đã được báo Một Thế Giới phản ánh chỉ là bề nổi của những sai phạm đang ẩn giấu trong BQL các chợ quận Liên Chiểu. Sự than phiền của các tiểu thương ở chợ Hòa Khánh đã kéo dài dai dẳng nhiều năm nay. Trong một cuộc thanh tra mới đây nhất từ chính quyền quận Liên Chiểu, đã chỉ ra nhiều sai phạm của đơn vị này đúng như phản ánh của người buôn bán.
Sau nhiều bức xúc âm ỉ, hai tiểu thương ở chợ Hòa Khánh là bà Phạm Thị Thương và Phạm Thị Vân đã gửi đơn tố cáo về nhiều hành vi sai phạm của BQL các chợ quận Liên Chiểu.
Theo đó, hai bà này tố cáo BQL đã tự in ấn sổ hợp đồng điện bắt các tiểu thương chợ ký vào, BQL chợ tự lập hóa đơn thu tiền điện với mức giá quá cao. “Cụ thể, tôi sử dụng điện kinh doanh cố định tại chợ, 2 bóng chữ U/35W hiệu điện quang, 1 quạt 45W, thời gian sử dụng từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối trong ngày nhưng hàng tháng BQL chợ thu của tôi 209 ngàn đồng. Việc thu tiền điện không có thiết bị đo đếm, tôi và các tiểu thương nhiều lần yêu cầu BQL chợ xem xét giải quyết nhưng không được”, bà Thương cho hay.
Không những vậy, BQL còn sai phạm khi không điều chỉnh hợp đồng khi tăng mức thu trông coi hàng hóa ban đêm tại chợ. Tất cả các hóa đơn thu tiền của tiểu thương không đóng dấu của đơn vị thu tiền. Ngoài ra, các tiểu thương còn phát hiện BQL chợ đã tổ chức thu phí mặt bằng chợ đêm (từ 17 giờ chiều đến 3 giờ sáng hôm sau) không đúng quy định.
Trắng trợn hơn, BQL đã tự ý phân lô, bố trí cơi nới thu tiền hằng ngày. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Nga tiểu thương khiếu kiện không được giải quyết mà BQL còn có thái độ trấn áp đòi thu hồi mặt bằng. Bà Phạm Thị Vân ở lô 262 khu B kinh doanh hàng nem, chả heo quay cố định nhưng BQL đã di chuyển bà này ra vỉa hè lấn chiếm lề đường và bắt bà Vân nộp 2 triệu đồng mua tôn lợp mái; lô cũ của bà Vân thì đem bán cho người khác. Đáng nói, các hộ kinh doanh này đã được bố trí từ Công ty quản lý chợ Đà Nẵng, đã đóng góp tiền xây dựng đầy đủ.
Không những vậy, BQL chợ đã tự ý thu tiền phí sử dụng mặt bằng của các tiểu thương. BQL này còn cho quân ở tổ bảo vệ đi thu tất cả các tiểu thương từ gánh rau đến hàng thịt mỗi người 1.000 đồng/ngày. Các hộ bán hàng cá, hàng thịt tươi ở tầng trệt khu B còn không được viết biên lai cho khoản thu này.
Quận ra tay xử lý
Từ những kêu ca và tố cáo của tiểu thương chợ Hòa Khánh, UBND Q.Liên Chiểu đã cho thanh tra xuống làm việc và xác nhận nhiều sai phạm của BQL các chợ.
Theo đó, thanh tra đã xác nhận tất cả các khoản thu khi có sự thay đổi về mức thu theo quy định của nhà nước nhưng BQL các chợ không làm việc với từng hộ tiểu thương để thỏa thuận điều chỉnh hợp đồng theo điều khoản ghi trong hợp đồng.
Phương án tính tiền tiền điện chưa được UBND quận phê duyệt nhưng BQL đã tiến hành lập phương án; chưa thỏa thuận với tiểu thương nhưng đã tính trong giá điện các khoản để chi phí khấu hao, hao hụt điện và chi phí quản lý.
Thanh tra cũng thừa nhận BQL chợ đã sai phạm khi lập hóa đơn giao cho người nộp tiền thiếu các tiêu chí theo quy định của nhà nước về lập hóa đơn bán hàng. BQL này cũng đã thu phí vệ sinh môi trường đối với người bán hàng rong (bà Nguyễn Thị Thúy Hiền) sai quy định của UBND TP.Đà Nẵng với tổng số tiền là 132.000 đồng. Tự ý thu phí mặt bằng các hộ kinh doanh chợ đêm cao hơn so với quy định. Tự ý cho cơi nới diện tích sử dụng và đã thu tiền 193 hộ kinh doanh khi chưa được UBND quận cho phép; đồng thời chưa xử lý triệt để các hộ kinh doanh lấn chiếm trưng bày hàng hóa để bán tại đường thông thoáng, thoát hiểm.
Khi bố trí di dời các hộ kinh doanh ngành hàng nem chả sang vị trí mới (các hộ này là hộ cố định đã đóng tiền xây dựng) bị ảnh hưởng mưa nắng không kinh doanh được nhưng BQL không có trách nhiệm tu sửa, chống mưa nắng để các hộ kinh doanh theo như hợp đồng đã ký…
Kết luận về kết quả thanh tra, ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND Q.Liên Chiểu khẳng định những sai phạm trên thuộc trách nhiệm của BQL các chợ và bộ phận quản lý chợ Hòa Khánh, mà trước hết là thuộc về Trưởng ban quản lý các chợ và Trưởng bộ phận chợ Hòa Khánh.
Theo đó, ông Hưng yêu cầu hoàn trả lại số tiền 132 ngàn thu phí vệ sinh môi trường của người bán hàng rong. Yêu cầu BQL trích kinh phí trả lại cho các hộ kinh doanh hàng nem chả đã bỏ ra làm mái che tổng cộng 21,6 triệu đồng.
Ông Hưng cũng yêu cầu BQL phải đưa về lại mức thu cũ đối với tiền điện sau khi BQL đã tự ý nâng mức thu. Sau đó, BQL này phải xây dựng lại phương án quản lý, giá điện và mức thu khoán… Phương án phải được thỏa thuận trước với tiểu thương cũng như được phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh tế quận kiểm tra.
Yêu cầu BQL các chợ Liên Chiểu phải chấm dứt việc tự ý cơi nới diện tích sử dụng và thu tiền 193 hộ kinh doanh, thu hồi trả lại vị trí như ban đầu. Tổ chức xử lý triệt để các hộ kinh doanh lấn chiếm đường thông thoáng, thoát hiểm. Chấm dứt việc thu 1.000 đồng/ngày/hộ đối với các hộ kinh doanh hàng cá, thịt tươi sống ở tầng trệt khu B.
Lãnh đạo quận cũng yêu cầu BQL các chợ phải tiến hành thỏa thuận với tiểu thương trước khi tăng các loại phí điều chỉnh. Chỉ đạo các chợ trên địa bàn thực hiện nghiêm túc việc lập hóa đơn đúng quy định của nhà nước khi tiến hành thu chi.
Ông Đàm Quang Hưng cũng giao BQL các chợ quận Liên Chiểu tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc đối với tập thể và các cá nhân có liên quan về những sai phạm đã nêu trên.
Lê Đình Dũng
Cán bộ hách dịch như "ông trời con" đã được báo Một Thế Giới phản ánh chỉ là bề nổi của những sai phạm đang ẩn giấu trong BQL các chợ quận Liên Chiểu. Sự than phiền của các tiểu thương ở chợ Hòa Khánh đã kéo dài dai dẳng nhiều năm nay. Trong một cuộc thanh tra mới đây nhất từ chính quyền quận Liên Chiểu, đã chỉ ra nhiều sai phạm của đơn vị này đúng như phản ánh của người buôn bán.
Theo đó, hai bà này tố cáo BQL đã tự in ấn sổ hợp đồng điện bắt các tiểu thương chợ ký vào, BQL chợ tự lập hóa đơn thu tiền điện với mức giá quá cao. “Cụ thể, tôi sử dụng điện kinh doanh cố định tại chợ, 2 bóng chữ U/35W hiệu điện quang, 1 quạt 45W, thời gian sử dụng từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối trong ngày nhưng hàng tháng BQL chợ thu của tôi 209 ngàn đồng. Việc thu tiền điện không có thiết bị đo đếm, tôi và các tiểu thương nhiều lần yêu cầu BQL chợ xem xét giải quyết nhưng không được”, bà Thương cho hay.
Trắng trợn hơn, BQL đã tự ý phân lô, bố trí cơi nới thu tiền hằng ngày. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Nga tiểu thương khiếu kiện không được giải quyết mà BQL còn có thái độ trấn áp đòi thu hồi mặt bằng. Bà Phạm Thị Vân ở lô 262 khu B kinh doanh hàng nem, chả heo quay cố định nhưng BQL đã di chuyển bà này ra vỉa hè lấn chiếm lề đường và bắt bà Vân nộp 2 triệu đồng mua tôn lợp mái; lô cũ của bà Vân thì đem bán cho người khác. Đáng nói, các hộ kinh doanh này đã được bố trí từ Công ty quản lý chợ Đà Nẵng, đã đóng góp tiền xây dựng đầy đủ.
Không những vậy, BQL chợ đã tự ý thu tiền phí sử dụng mặt bằng của các tiểu thương. BQL này còn cho quân ở tổ bảo vệ đi thu tất cả các tiểu thương từ gánh rau đến hàng thịt mỗi người 1.000 đồng/ngày. Các hộ bán hàng cá, hàng thịt tươi ở tầng trệt khu B còn không được viết biên lai cho khoản thu này.
Quận ra tay xử lý
Từ những kêu ca và tố cáo của tiểu thương chợ Hòa Khánh, UBND Q.Liên Chiểu đã cho thanh tra xuống làm việc và xác nhận nhiều sai phạm của BQL các chợ.
Theo đó, thanh tra đã xác nhận tất cả các khoản thu khi có sự thay đổi về mức thu theo quy định của nhà nước nhưng BQL các chợ không làm việc với từng hộ tiểu thương để thỏa thuận điều chỉnh hợp đồng theo điều khoản ghi trong hợp đồng.
Thanh tra cũng thừa nhận BQL chợ đã sai phạm khi lập hóa đơn giao cho người nộp tiền thiếu các tiêu chí theo quy định của nhà nước về lập hóa đơn bán hàng. BQL này cũng đã thu phí vệ sinh môi trường đối với người bán hàng rong (bà Nguyễn Thị Thúy Hiền) sai quy định của UBND TP.Đà Nẵng với tổng số tiền là 132.000 đồng. Tự ý thu phí mặt bằng các hộ kinh doanh chợ đêm cao hơn so với quy định. Tự ý cho cơi nới diện tích sử dụng và đã thu tiền 193 hộ kinh doanh khi chưa được UBND quận cho phép; đồng thời chưa xử lý triệt để các hộ kinh doanh lấn chiếm trưng bày hàng hóa để bán tại đường thông thoáng, thoát hiểm.
Khi bố trí di dời các hộ kinh doanh ngành hàng nem chả sang vị trí mới (các hộ này là hộ cố định đã đóng tiền xây dựng) bị ảnh hưởng mưa nắng không kinh doanh được nhưng BQL không có trách nhiệm tu sửa, chống mưa nắng để các hộ kinh doanh theo như hợp đồng đã ký…
Theo đó, ông Hưng yêu cầu hoàn trả lại số tiền 132 ngàn thu phí vệ sinh môi trường của người bán hàng rong. Yêu cầu BQL trích kinh phí trả lại cho các hộ kinh doanh hàng nem chả đã bỏ ra làm mái che tổng cộng 21,6 triệu đồng.
Ông Hưng cũng yêu cầu BQL phải đưa về lại mức thu cũ đối với tiền điện sau khi BQL đã tự ý nâng mức thu. Sau đó, BQL này phải xây dựng lại phương án quản lý, giá điện và mức thu khoán… Phương án phải được thỏa thuận trước với tiểu thương cũng như được phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh tế quận kiểm tra.
Yêu cầu BQL các chợ Liên Chiểu phải chấm dứt việc tự ý cơi nới diện tích sử dụng và thu tiền 193 hộ kinh doanh, thu hồi trả lại vị trí như ban đầu. Tổ chức xử lý triệt để các hộ kinh doanh lấn chiếm đường thông thoáng, thoát hiểm. Chấm dứt việc thu 1.000 đồng/ngày/hộ đối với các hộ kinh doanh hàng cá, thịt tươi sống ở tầng trệt khu B.
Lãnh đạo quận cũng yêu cầu BQL các chợ phải tiến hành thỏa thuận với tiểu thương trước khi tăng các loại phí điều chỉnh. Chỉ đạo các chợ trên địa bàn thực hiện nghiêm túc việc lập hóa đơn đúng quy định của nhà nước khi tiến hành thu chi.
Ông Đàm Quang Hưng cũng giao BQL các chợ quận Liên Chiểu tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc đối với tập thể và các cá nhân có liên quan về những sai phạm đã nêu trên.
Lê Đình Dũng
No comments:
Post a Comment