Monday, July 10, 2017

Giới trẻ: trẻ hóa nền chính trị già cỗi tại Việt Nam

Anh Văn-09-07-2017
(VNTB) Trần Hoàng Phúc (thành viên chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á - YSEALI) trở thành người mới nhất bị bắt giam liên quan đến Điều 88. Phúc sinh năm 1994. Trước đó, Nguyễn Văn Hóa (1995) cũng bị bắt giam liên quan đến Điều 258 và Điều 88. Tương tự, Phan Kim Khánh (1993), vào tháng 3 vừa rồi cũng bị bắt vì Điều 88.

VNTB - Giới trẻ: trẻ hóa nền chính trị già cỗi tại Việt Nam
Điểm chung là cả ba người đều rất trẻ, và bị bắt giam theo Điều luật 88 gắn với hành vi "Tuyên truyền chống Nhà nước XHCHCN Việt Nam".

Có thể nói, năm 2016 – 2017, nhà nước Việt Nam tăng cường “nhập kho” số lượng tù nhân chính trị, trong bối cảnh TPP bị đổ vỡ. Và việc này tiếp tục trở thành chủ đề gây quan ngại, liên quan đến sự mở rộn bắt bớ và co hẹp không gian nhân quyền có chủ ý từ phía Hà Nội.

Tuy nhiên, việc trẻ hóa độ tuổi Tù nhân chính trị cũng cho thấy nhiều điểm sáng, trong đó – nó giúp nền chính trị già cỗi của Việt Nam được “thay máu”.


Trẻ hoá chính trị bên ngoài sẽ khiến?


Đầu tiên là việc người trẻ tham gia vào chính trị đã thổi làn gió mới vào trong nền chính trị cũ kỹ của nước nhà. Những người trẻ là nhân tố làm nên sức hút chính trị ngày càng lớn, làm đa dạng và phong phú trong hệ thống hoá các phương pháp chính trị. Tiến hành các giá trị trên nền tảng mới, tiệm cận với các giá trị chuẩn mực của chính trị trên thế giới. Nó sẽ kéo theo sự thay đổi của các phương pháp, cách thức vận động chính trị theo hướng tạo lập những giá trị mới, phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam hơn!

Thứ hai, rõ ràng nó đã phá vỡ thông lệ chính trị là đặc quyền do Đảng ban hành, và nhóm con cháu của các lão thành chính trị mới được phép đi theo con đường này. Hệ thống chính trị theo hướng Thái Tử đỏ vẫn tiếp tục được duy trì, tuy nhiên nó sẽ buộc phải chú ý đến các lực lượng chính trị bên ngoài do lớp trẻ khởi xướng và sự độc tôn cũng nhau tranh giành các quyền lực nội tại cũng phải chú ý đến lực lượng giới trẻ tự phát này.

Thứ ba, việc hình thành các mạng lưới chính trị là sự hữu hình trong tương lai. Khi mỗi cá nhân tham gia chính trị hiện tại là những người trẻ tuổi thuộc lớp thế hệ 8x, 9x. Và chính điều này sẽ thách thức thẳng tuyên bố không chấp nhận các lực lượng chính trị đối lập! Cần nhớ rằng, các hệ thống đảng trẻ hiện nay; thậm chí ngay cả đảng cộng sản đều xuất thân từ những hội nhóm chính trị trẻ tuổi do những người cùng chí hướng lập nên trước đó.

Hệ thống chính trị Việt Nam dù quan liêu đến đâu, thì cũng không thoát khỏi những tác động của việc trẻ hoá chính trị này! 


Ngăn chặn hoặc giảm thiểu tính cạnh tranh máu?


Cạnh tranh máu (là cách người viết sử dụng) đề cập thực trạng tranh giành quyền lực chính trị khốc liệt giữa các phe nhóm. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, tình trạng này được biết qua những cuộc đảo chính trong thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa, chỉ trong 5 năm (1960 – 1965), miền Nam chứng kiến 3 cuộc đảo chính đẫm máu, trong đó riêng cuộc đảo chính 1963 khiến Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu chết thảm.

Bản chất của “cạnh tranh máu” là khi quyền lực không còn là một sự chia sẻ trong đồng thuận, việc lựa chọn những “chính trị gia có tư cách” không còn được dựa trên lá phiếu, mà đã thể hiện bằng sự truất phế bằng quyền lực hơi hướng bạo lực. 

Trở về với hiện trạng Việt Nam, khi những công thần của chế độ và những người giao thời (bao cấp và đổi mới kinh tế) đã nhường bước vào trong cho giới con cháu ra kế cận. Tuy nhiên, quá trình chuyển giao quyền lực này hoàn toàn không hề được yên bình, mà ngược nó là sự báo hiệu cho tranh chấp tối đa về mặt địa vị quyền lực. Việt Nam dù không mang tính đa đảng, nhưng mỗi thế lực chính trị (thuộc vùng miền) lại đại diện cho một “tiểu đảng” nhỏ để giữ gìn lợi ích trước đó và thu vén lợi ích mới. Do đó, cái bình chế độ sẽ trở thành một không gian hẹp để đấu đá nhau, giữ “chế độ” trong sự đồng thuận của người cầm chịch (Tổng Bí thư) trở thành một cuộc chiến dài ngày, vô cùng khó khăn. Chân Dung Quyền lực (xuất hiện vào tháng 10/2014) trở thành một trong những biểu hiện sơ khai nhất của cạnh tranh máu trong chính trị Việt, và nó sẽ tăng cấp dần trong các kỳ Đại hội sắp tới, song hành cùng với tiến trình nhất thể hóa Đảng với Nhà nước.

Nhưng lực lượng trẻ tham gia chính trị sẽ hỗ trợ làm nhòa yếu tố “cạnh tranh máu” nêu trên. Hiện tượng này được coi là một trọng tâm của “diễn biến chính trị” trong tương lai. Và để dễ hình dung hơn, thì có thể hiểu theo nghĩa giải thích của ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương viết trên báo Tuyên giáo về tự diễn biến là khi “...biến đổi không ngừng là một tất yếu, là yêu cầu nội tại, tự nó, của sự vật, và xã hội. Trong thời kỳ quá độ, sự biến đổi như vậy càng nhiều hơn. Mọi việc không thể đứng yên. Nếu không tốt thì sẽ xấu. Vì vậy, cần phải tốt, để không bị xấu.” Và muốn có sự biến đổi theo hướng tốt thì “vận động tự nhiên, theo quy luật, với lợi ích, hiệu quả, bình đẳng cho từng người và cho cả cộng đồng xã hội”.

Việc người trẻ hướng tới chính trị, nó phá tan thế độc quyền chính trị tại một không gian nhà nước độc đảng. Và khi người trẻ hướng tới một lợi ích và bình đẳng cho cộng đồng xã hội (thực tế là tham gia chính trị để minh bạch hóa, đa nguyên hóa, dân chủ hóa nhà nước) thì đó sẽ là một sự vận động “tốt” để nền chính trị không bị quá xấu trong thời kỳ “quá độ” chính trị.

Họ cũng sợ gây nguy hiểm cho bản thân. Điều này đặc biệt đúng đối với những người trẻ, những người không có can đảm để đặt câu hỏi chính trị. Thật không may, điều này cũng có nghĩa là họ không suy nghĩ về nhiều vấn đề xã hội và công dân.

Ca sĩ Mai Khôi, người được biết đến như một nghệ sĩ chính trị trong cuộc trò chuyện với DW (thời báo Đức) đã chia sẻ rằng, nền chính trị đất nước già cỗi trong bối cảnh 40% dân số là ở độ tuổi 24 trở xuống. Và hệ thống giáo dục của chế độ làm cho người ta sợ tiếp xúc với chính trị. Họ nghĩ rằng đây là công việc duy nhất của hệ thống nhà nước và chính phủ - không nên làm gì với nó hay nói gì về nó.

Tuy nhiên, cô ca sĩ phản bác mạnh lại rằng: Chính trị không phải là [cái gì đó] khó khăn hay phức tạp. Mọi người nên cảm thấy rằng họ có thể thực hiện điều gì đó, rằng họ là một phần của một xã hội và một quốc gia và rằng họ có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Và sự thật, ngày càng nhiều giới trẻ tham gia chính trị, nó phá vỡ nền chính trị già cỗi tại Việt Nam.

No comments:

Post a Comment