Tuesday, July 11, 2017

Con trâu biết làm toán bị bà Nguyễn Thị Hộ Lý cột ở sân đình

Trần Thảo (Danlambao) - Hôm nay vớ phải bài viết của nhà báo Nguyễn Thị Hộ Lý trên tờ điện tử Sân Đình, tôi quả thật cảm thấy rất dzui. Đang hết đề tài, không biết phải viết cái gì cho đỡ ngứa ngáy thì chị Hộ Lý cung cấp ngay tức thì, đúng là buồn ngủ mà gặp chiếu manh, phải ngả lưng làm một giấc chứ còn chần chờ gì nữa! 

Trong bài viết của mình, chị Hộ Lý liệt kê lý lịch mấy đời của nhà toán học Ngô Bảo Châu, nêu bật lên những ưu đãi mà chế độ CSVN đã dành cho nhà toán học này, từ cấp nhà ở, cấp viện nghiên cứu v.v... Sau đó chị Hộ Lý tát trái nhà toán học NBC một phát vì tội dám buông ra những lời xúc phạm đến "bác vĩ đại" của chị Hộ Lý. Chị trích "lời dạy của bác" rằng thì là người có tài mà không có đức thì cũng là người vô dụng. Chị Hộ Lý túm gọn một câu: Ngô Bảo Châu chỉ là một con trâu biết làm toán!

Trước hết, tôi xin bàn đôi điều về lời dạy của "bác" mà chị Hộ Lý đã trích dẫn để kê tủ đứng vô họng nhà toán học Ngô Bảo Châu: 

Người có tài mà không có đức thì cũng là người vô dụng. 

Thế nào là tài? Thế nào là đức? 

TÀI ở đây chính là khả năng xuất sắc của một cá nhân nào đó trong một lãnh vực, có thể là về toán học, về nghệ thuật, về âm nhạc, về thể thao, về lãnh đạo v.v... mà cá nhân đó sử dụng nhuần nhuyễn để góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. 

ĐỨC nếu muốn diễn giải rõ ràng thì hơi rắc rối một chút chứ không đơn giản như với chữ TÀI bởi vì tiêu chuẩn về ĐỨC có phần thay đổi theo sự tiến bộ về kiến thức của con người. 

Người xưa quan niệm con người phải gom đủ TAM CƯƠNG NGŨ THƯỜNG mới được coi là người có đạo đức tốt. 

Tam Cương là nói về ba ngôi vị QUÂN SƯ PHỤ, đó là quan hệ xã hội cực kỳ hệ trọng theo quan niệm Nho Giáo của Khổng Tử. Theo đó con người phải trước hết phải trung với Vua, khi Vua hứng bất tử muốn bạn phải chết thì bạn chịu khó chuyển sang từ trần dùm, không được chống đối! Sư là chỉ ông thầy, dù ông thầy chỉ dạy cho bạn nửa chữ thôi thì bạn cũng phải yêu kính suốt đời, phải nhật tụng "Nhất tự vi sư bán tự vi sư", dù ông thầy có cô con gái đẹp như mơ, xinh như mộng, lộng lẫy huy hoàng thì bạn cũng ráng nhắm mắt làm lơ, tay để sau lưng đàng hoàng, không được quờ quạng. Còn Phụ thì dễ hiểu rồi, tức là ông bố, ông ba đã có công đem bạn vô thế giới này, lại cong lưng đi làm để nuôi bạn lớn lên, cho bạn ăn học nên người, dĩ nhiên bạn phải biết ơn suốt đời và một lòng kính trọng. 

Ngũ Thường là nói về năm đức tính Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. 

Nhân: Có lòng thương người, yêu vật.

Lễ: Biết tôn trọng thiên địa thánh thần, tôn trọng pháp luật, giữ gìn phong tục tập quán.

Nghĩa: hành xử thế nào để duy trì đạo lý, lẽ phải.

Trí: hiểu biết thế nào là đúng, sai, hiểu được mệnh trời. 

Tín: Lời nói phải đi đôi với việc làm, đừng có kiểu lời nói gió bay, phải một lời hưá đáng giá ngàn vàng v.v... 

Tam Cương Ngũ Thường là tiêu chuẩn cho người quân tử theo Nho Giáo của Khổng Tử, cũng là thước đo mà chế độ phong kiến dùng để điều hành xã hội. Xã hội phong kiến không còn nữa, nên những tiêu chuẩn đó cũng đã thay đổi. Người của thời đại mới coi việc người xưa sẵn sàng tắt thở cho Vua dzui là một hành động quá mức đần độn. Nhưng đối với hai ngôi vị SƯ, PHỤ thì niềm kính trọng vẫn còn nguyên, chỉ là thay đổi vị trí, người cha có vẻ như có ảnh hưởng quan trọng lên con người hơn là ông thầy. Và ngũ thường Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín cũng có thay đổi ít nhiều nhưng nhìn chung năm đức tính đó vẫn được chúng ta coi như những tiêu chuẩn để định giá trị một con người. 

Tôi xuất thân là thầy giáo dạy bổ túc, xóa nạn mù chữ, chữ nghĩa ăn đong, chỉ hiểu đạo đức của con người loanh quanh mấy điều như thế. Nhưng theo ý ngu của tôi thì khi bạn muốn người khác phải thế này, phải thế kia thì trước tiên bạn phải làm mẫu đã chứ! Nếu tôi nói sai thì chẳng lẽ mấy cô người mẫu đi ẹo tới ẹo lui trên sàn cat walk là đang làm chuyện ruồi bu? 

Theo chị Hộ Lý, Hồ Chí Minh dạy rằng người có tài mà không có đức thì cũng là người vô dụng. 

Nói như thế thì tôi chắc mẩm rằng Hồ Chí Minh là người vừa có tài vừa có đức? Oh lala, điều này cũng hợp lý thôi. Không có tài không có đức thì làm sao được tôn lên làm cha già dân tộc? Làm sao mà dân Sơn La nghèo sứt móng, mùa đông trẻ nít manh áo phong phanh, đói tới mắt mờ chân run; người chết phải dùng xe hai bánh cán về từ bệnh viện, thế mà Bí thư Tỉnh ủy vẫn khăng khăng đòi xây tượng "bác", nếu không được xây sẽ là một thiệt thòi cho dân Sơn La. Ông bí thư Sơn La có cái lý của ổng, nghe nói tượng "bác" đứng ở đâu thì nơi đó người đói người lạnh cứ tới dựa hơi là hết đói hết lạnh, mẹ họ thần kỳ hết biết luôn! 

Về TÀI của Hồ Chí Minh thì Ban Tuyên Giáo TƯ đã có hàng đống tài liệu, sách vỡ nói đến rồi, tôi có chen vô ca ngợi kiếm chút tiền còm thì cũng đã hết chỗ, nhưng cũng xin sơ lược đôi điều để người chậm chân có cơ hội hiểu nhiều về cha già ó đâm. 

Từ khi Nguyễn Sinh Sắc nhậu xỉn, lỡ tay đánh chết người, bị triều đình Huế tước mẹ nó cái chức phủ, huyện gì đó, thế là Nguyễn gia lọt vô tình cảnh túng thiếu. Nguyễn Tất Thành phải cố gắng tìm đường ra. Không biết NTT có đút lót gì không mà mon men chui tọt vô được chiếc tàu Latouche Treville làm phụ bếp, kiếm đường để qua Pháp. Vốn là tìm đường kiếm mánh, gửi tiền về cho bố mua rượu nhậu đỡ buồn, nhưng khi gặp thời lại được mấy đứa bưng bô vẽ ra đủ thứ hào quang, nào là ra đi tìm đường cứu nước, nào là hy sinh vì đại nghĩa dân tộc v.v... 

Qua Pháp Nguyễn Tất Thành xin vô trường mà Pháp chuyên đào tạo nhân viên thừa hành, phục vụ ở các thuộc địa, trong tờ đơn xin học Nguyễn Tất Thành, không rõ là tờ đơn đòi hỏi phải thế hay NTT thực sự muốn biểu lộ lòng trung thành với chủ, đã ghi rõ rằng nếu được thu nhận vào học trường này thì sẽ đem thân khuyển mã để hết sức phục vụ vì quyền lợi của nước Pháp. Tiếc cho anh NT Thành, kỳ vọng kiếm job thơm của anh đã bị nước Pháp từ chối. Anh NTT bèn nghĩ tới con đường làm cách mạng, anh mon men làm quen với mấy cụ như Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường. Sau một thời gian, Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành đổi tên) thấy mấy cụ PCT, NT Truyền, PVT tài chánh eo hẹp, không có xơ múi gì để lợi dụng, Nguyễn Sinh Cung bèn bỏ, không chơi nữa mà chạy qua mon men với những thành phần đảng xã hội Pháp. Quen biết với đảng xã hội Pháp đã mở ra con đường cho anh Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành đổi tên như thay áo) bắt liên lạc với cộng sản quốc tế khi Russia ra lịnh cho KGB lựa chọn những thành phần năng nỗ của đảng xã hội Pháp để đứng ra lập Đảng Cộng Sản Pháp. Khi đọc được luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của đảng cộng sản, NAQ đã mừng như bắt được vàng, vì đó là con đường mà NAQ nghĩ rằng dễ dàng giúp mình nắm lấy quyền lực. Có quyền lực thì dù không còn chế độ phong kiến nữa thì NAQ cũng sẽ là ông vua, đó là cái đích nhắm tới mà con người cơ hội NAQ ôm ấp từ lâu. 

Sau đó thì Hồ Chí Minh (đổi tên lần nữa) đã đem chủ nghĩa cộng sản về làm cho đất nước nát bét như thế nào thì ai cũng đã rõ. Hàng mấy trăm ngàn người đã chết trong cải cách ruộng đất, xã hội đảo lộn, nhân tâm ly tán. Hằng triệu thanh niên miền bắc đã bị đẩy vào lò lửa chiến tranh miền nam và chết thảm, làm người sinh bắc tử nam. Sau khi chiến tranh kết thúc thì đẩy nhân dân cả nước vào vòng kèm tỏa của hận thù, bạo lực, tù đày chết chóc. 

Đó chính là TÀI của Hồ Chí Minh. Nhờ cái tài của HCM mà đã khiến cho xã hội Việt Nam từ từ đi vào chỗ tối tăm, vạn kiếp bất phục. Quan hệ con người từ chỗ tình làng nghĩa xóm, thân thiết yêu thương đã trở nên người lừa ta gạt, rình mò, nghi kỵ lẫn nhau, miễn sao có lợi cho mình còn thiên hạ sống chết mặc bây. Cái tài của HCM truyền lại cho con cháu, tay sai còn được phát triển lên để lúc nào cũng cúi mặt làm tay sai cho Bắc Kinh, nhường đất, nhường biển, nhường thác, cho dù kẻ thù lấn lướt từng tấc đất vẫn cứ vâng dạ, không dám ngẩng đầu. 

Còn ĐỨC của HCM thì như thế nào? 

Về chữ Nhân: HCM có thương người, yêu vật không? Ông đã nghe theo lệnh Tàu cộng tiến hành CCRĐ, giết chết gần hai trăm ngàn người. Người ân nhân của Tuần Lễ Vàng để HCM có vàng đút lót cho tướng Lư Hán của Tưởng Giới Thạch, bà Nguyễn Thị Năm, tức là Bà chủ hiệu buôn Cát Hanh Long, đã bị HCM ra lịnh đấu tố và xử bắn dù bà là người hết lòng ủng hộ kháng chiến chống Pháp. Hồ Chí Minh chơi gái Nông Thị Xuân, rồi trao tay cho Trần Quốc Hoàn, sau đó Trần Quốc Hoàn thủ tiêu rồi dựng hiện trường giả tai nạn để che giấu hành động tội lỗi còn tệ hơn cầm thú. 

Về chữ Lễ: HCM làm thơ ở đền Kiếp Bạc để so sánh mình với Anh Hùng Dân Tộc Trần Hưng Đạo với kiểu cách hổn xược, thật là không thể nào chấp nhận được: 

Cũng cờ cũng kiếm cũng anh hùng
Tôi bác chung nhau nghiệp kiếm cung
Bác phá quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng
Bác đưa một xứ qua nô lệ
Tôi dẫn năm châu tới đại đồng
Bác có anh linh cười một tiếng
Mừng tôi cách mạng đã thành công.

Có ông Trần Văn Ngô nào đó đã cố gắng viết một bài, phân tích chi li bài thơ và cho rằng có kẻ xấu đã cố ý làm ra bài thơ này với thái độ xấc xược rồi gán ghép cho HCM với ý định xuyên tạc, nói xấu lãnh tụ, vì theo phân tích của Trần Văn Ngô thì HCM không có đức hạnh như thế. Đúng là thêm một thằng bưng bô muộn màng. Sau năm 1975, tôi có hai năm học dưới mái trường XHCN, chính bà giáo từ miền bắc vô nam dạy tôi môn văn đã hãnh diện đọc bài thơ này cho học sinh nghe. Nếu không phải HCM chấp bút bài thơ này, bà thầy giáo kia có ăn gan hùm cũng không dám đem ra khoe? Trần Văn Ngô biện luận rằng đức hạnh của HCM không cho phép ông xưng hô TÔI, BÁC với anh hùng Trần Hưng Đạo như thế? Ông Trần Văn Ngô quên rằng, dù ông cố nội của Trần Văn Ngô có đến dự cuộc họp nào mà có mặt HCM thì HCM cũng xưng "bác" với ông cố nội của Trần Văn Ngô.
Về chữ Nghĩa: Để giành quyền lãnh đạo, giành quyền cai trị miền bắc, HCM đã ký hiệp định Sơ Bộ năm 1946 để rước Pháp trở lại miền bắc, hoà hoãn với Pháp, đút lót cho quân Lư Hán, để rảnh tay thanh toán tiêu diệt gọn những thành phần cách mạng yêu nước không cộng sản như các đảng phái Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng v.v... HCM bất chấp thủ đoạn để đạt mục tiêu, vụ án Ôn Như Hầu là một điển hình, CS liên tay với Pháp để tiêu diệt VNQDĐ. 

Về chữ Trí: Năm 1958, vì để tranh thủ sự ủng hộ của Tàu Cộng để cung cấp khí tài quân sự cho miền bắc xâm lăng miền nam VN, HCM chỉ thị cho Thủ tướng Đồng vều ký công hàm công nhận với Chu Ân Lai về quyền sở hữu của Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc Bắc Kinh. Một con người gian manh xảo quyệt như HCM, lấy mục tiêu biện minh cho phương tiện, có nên được coi là người có trí không? 

Về chữ Tín: Những cam kết trên bàn hội nghị của HCM và tay sai với bất cứ đối tác nào có được tôn trọng không? Năm 1968, hai miền nam bắc VN đồng ý ngưng chiến để nhân dân hai bên mừng tết nguyên đán Mậu Thân. Ai đã xua quân nổi dậy trong đêm giao thừa năm ấy? Bao nhiêu nhà cháy, người chết, nhân dân xiêu tán, ai chịu trách nhiệm đây? Hơn năm ngàn thường dân vô tội của Kinh Thành Huế bị giết hay chôn sống một cách dã man, ai là thủ phạm đây? 

Tôi xin lỗi nhà báo Nguyễn Thị Hộ Lý nhé vì đã làm bà mất hứng, nhưng với một người như HCM, trong ngũ thường không đạt được lấy một, nhân lễ nghĩa trí tín gì cũng trớt hướt như thế, lấy cái tư cách éo gì mà dạy người ta thế này thế kia cơ chứ! 

Ngô Bảo Châu đối với tôi vốn không quen biết, nhưng qua những phát biểu của nhà toán học trẻ này, tôi thật có cảm tình. Tri thức kiểu bưng bô như nhà báo Nguyễn Thị Hộ Lý chưa xứng rửa chân cho người ta, theo tôi, bà nên ngậm miệng lại và tiếp tục cúi mặt làm con nô lệ xi cà que cho đảng đi, kiếm đỡ cơm cháo qua ngày, đừng phát biểu bậy bạ, nghe tởm quá! Thế nhé. 

12.08.2017

No comments:

Post a Comment