Vào chiều ngày 20 tháng 6 năm 2017, quốc hội Việt Nam đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung thêm một số điều trong bộ luật hình sư năm 2015, trong đó có điều 19, buộc luật sư phải tố cáo thân chủ.
Được biết, dự luật sửa đổi việc luật sư phải tố giác thân chủ đang gây tranh cãi và không được giới luật sư ủng hộ. Tuy nhiên, trong phiên họp Quốc Hội chiều 20/6/2017, tổng số 434/457 người tham dự đã đồng ý luật sửa đổi. Trong đó, chỉ có 19 người không tán thành và 4 người không tham gia biểu quyết.
Cụ thể điều 19, luật bổ sung sửa đổi qui định: trong một số trường hợp nghiêm trọng liên quan đến an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội thì luật sư có bổn phận phải tố giác thân chủ của mình!
Trong báo cáo giải trình, bà Lê Thị Nga, chủ nhiệm Uỷ ban tư pháp cho rằng: “Việc Nhà nước không miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của người bào chữa xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng. Nên trong một số trường hợp người bào chữa vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của chính người mà mình bào chữa”.
Thế nào là an ninh quốc gia? Bảo vệ trật tự, an toàn xã hội? Những qui định mơ hồ như vậy rõ ràng chỉ buộc luật sư phục vụ cho lợi ích của đảng cầm quyền, trở thành chỉ điểm viên, quay lưng lại với thân chủ của mình.
Hồi đầu tháng này, luật sư đoàn ở Sài Gòn đề nghị quốc hội CSVN bỏ hẳn điều khoản này khỏi dự thảo luật hình sự. Các lý do được nêu ra là điều khoản bắt buộc luật sư tố giác thân chủ không phù hợp với thông lệ quốc tế, không bảo đảm quyền bào chữa của luật sư, vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử. Nhưng rõ ràng các ý kiến này không được lắng nghe. Quốc hội CSVN với tuyệt đại đa số là đảng viên cộng sản đã chỉ nghe theo ý chí của đảng cầm quyền, và không có khả năng soạn luật. Ủy ban thường vụ quốc hội giải thích rằng, vấn đề này đã được quốc hội tổ chức lấy ý kiến người dân, và kết quả cho thấy đa số ý kiến không đồng ý miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của luật sư.
Luật sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018. Theo luật sự Lê Công Định, điều luật này biến nghề luật sư trở thành một công việc nhục nhã, đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp.
Nguyên Nguyễn/SBTN
No comments:
Post a Comment