Thursday, March 9, 2017

Những cái chết nơi công quyền cần được sáng tỏ

Hòa Ái, phóng viên RFA 2017-03-08  
Ảnh thờ Lê Công Đức ở nhà.
 Ảnh thờ Lê Công Đức ở nhà. Hình do gia đình gửi RFA
Tình trạng chết ở các trụ sở công an mà gia đình của các nạn nhân cho là bị khuất tất vẫn diễn ra tại Việt Nam. Không những vậy, tình trạng này đã lan vào các đơn vị quân đội. Cụ thể là trường hợp của binh sĩ Lê Công Đức, thuộc lực lượng Hải quân, bị tử vong trong lúc trực ca gác.
Hòa Ái có cuộc trao đổi với cô Nguyễn Thị Trang, chị dâu của nạn nhân, về quá trình gia đình tìm kiếm công lý cho cái chết oan ức của người thân.

Binh sĩ Hải quân chết oan khuất

Cô Nguyễn Thị Trang: Sáng ngày 24/10/2016 thì đơn vị Lữ đoàn 147 có về gia đình và thông báo em của em đã bị tai nạn trong lúc đang làm nhiệm vụ. Đơn vị cho người nhà ra. Ra đến nơi thì được thông báo em của em mất đêm 23/10 rồi. Thiệt mạng là do đang thực hiện nhiệm vụ gác thì mất. Gia đình đòi gặp em của em thì người ta không cho gặp. Đến khoảng 2 giờ chiều hôm 24/10, người ta mới cho gặp, thấy em trai của em bầm tím hết cả người mà xác đang nằm dưới đất-nền nhà. Vào đến nơi thì người ta nhanh chóng mang đi ướp lạnh. Khoảng 4 giờ chiều thì người nhà mới được vào. Họ bảo gia đình đưa em của em về làm an táng luôn nhưng gia đình không đồng ý. Gia đình đòi phải làm rõ nguyên nhân cái chết của em em thì mới đưa về. Ở ngoài đó, ông cấp to là ông Quang (Đại tá Phạm Văn Quang) bảo gia đình đưa xác về an táng đi rồi đơn vị sẽ lo làm chế độ cao nhất cho em của em và sẽ điều tra nguyên nhân cái chết.
Kết luận thông báo em của em mất là do tự sát. Từ hôm đấy đến nay, gia đình đi kêu cứu ở tất cả các cơ quan đoàn thể từ địa phương đến trung ương mà chưa có một cơ quan nào giúp đỡ nên bố mẹ em phải đi kêu oan
-Chị dâu của nạn nhân
Hòa Ái: Những hình ảnh thi thể của binh sĩ Lê Công Đức được lan truyền trên các trang mạng xã hội là do Lữ đoàn 147 cung cấp cho gia đình?
Cô Nguyễn Thị Trang: Dạ không. Lúc mở ra thì thấy trên người em của em bị toàn những vết bầm tím. Gia đình đòi cho chụp ảnh thì người ta không cho chụp. Mãi sau người ta mới cho chụp. Người ta khám nghiệm tử thi đêm hôm trước mà cũng không cho gia đình biết em của em đã mất.
Hòa Ái: Qua mạng xã hội, Hòa Ái ghi nhận, một số người quan tâm đến cái chết của binh sĩ Lê Công Đức, họ thắc mắc về số tiền gia đình nhận được, gọi là “hỗ trợ” hay là “bồi thường”? Dường như có sự không rõ ràng nào đó, phải không thưa chị?
Cô Nguyễn Thị Trang: Dạ vâng. Lúc đầu người ta bảo hỗ trợ gia đình 3 triệu để đưa em của em về làm an táng. Rồi đến 5 triệu, 50 triệu và 100 triệu. Người ta nói là tiền hỗ trợ gia đình đưa về chứ không phải là tiền bồi thường. Gia đình em nhận được rồi. Nếu đó là tiền bồi thường sinh mạng thì gia đình không bao giờ nhận.
Đến sáng 25/10, trong lúc gia đình đang làm đám tang, ông Biều (Thượng tá Phạm Hữu Biều) đã lừa bố em ký thêm một văn bản nhận thêm 100 triệu nữa. Tang gia đang bối rối và mắt mũi bố em thì kèm nhèm không nhìn thấy nhưng vẫn ký vào. Không phải ký một bản mà ký đến 4 bản ghi “gia đình nhận viếng 100 triệu”, trong khi không đưa bố em đồng nào mà bắt bố em ký nhận 100 triệu.
Hòa Ái: Và yêu cầu của gia đình xác minh nguyên nhân gây tử vong đối với cái chết của người thân có được Lữ đoàn 147 đáp ứng không?
Cô Nguyễn Thị Trang: Đến ngày 27/12 thì có kết luận thông báo em của em mất là do tự sát. Từ hôm đấy đến nay, gia đình đi kêu cứu ở tất cả các cơ quan đoàn thể từ địa phương đến trung ương mà chưa có một cơ quan nào giúp đỡ nên bố mẹ em phải đi kêu oan.

Gia đình kêu oan

16996346_1646125778738835_6401515106993159626_n-400.jpg
Người mẹ đi kêu oan cho con. Hình do gia đình gửi RFA.
Hòa Ái: Từ khi xảy ra vụ việc đến nay, gia đình có nhận được thông tin nào từ các binh sĩ đồng ngũ với Lê Công Đức hay không?
Cô Nguyễn Thị Trang: Dạ không, người ta không cho liên lạc. Vào trong đấy người ta cũng không nói, ai cũng bảo không biết.
Hòa Ái: Gia đình có liên lạc các cơ quan truyền thông trong nước để nhờ lên tiếng về cái chết mà gia đình cho là khuất tất?
Cô Nguyễn Thị Trang: Gia đình em có gửi lên rồi. Gửi lên VTC14, Báo Dân Trí Online với các cơ quan báo chí nữa. Em cũng không nhớ vì gia đình làm nhiều đơn lắm. Các cơ quan báo chí vào cuộc nhưng không dám đăng.
Hòa Ái: Trên các trang mạng xã hội cũng xuất hiện video clip bố mẹ của Lê Minh Đức, là ông Lê Công Khương và bà Bùi Thị Thủy mang di ảnh của con trai đi kêu oan. Họ đã đến những nơi đâu, thưa chị?
Cô Nguyễn Thị Trang: Bố mẹ đi từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội. Tại Quảng Ninh thì ở Lữ đoàn 147-Hải quân. Ở Hải Phòng thì tại Bộ Tư Lệnh. Còn lên Hà Nội thì đứng chỗ Cơ quan Chính phủ. Bố mẹ em tuổi già sức yếu vẫn phải đi kêu oan mà chưa có một cơ quan nào đứng ra giúp đỡ.
Người ta cứ hướng dẫn đi từ cấp dưới đến cấp trên. Nhưng gia đình đi đến cấp trên thì lại phải đi xuống cấp dưới. Gửi đơn nhiều lắm, từ cấp địa phương lên cấp tỉnh, cấp thành phố và cấp trung ương đều gửi hết
-Chị dâu của nạn nhân
Hòa Ái: Họ có gặp những trở ngại nào trong lúc đi kêu oan hay không?
Cô Nguyễn Thị Trang: Dạ có, người ta có ra giải tán. Ở Hải Phòng còn có một người công an dúi đầu mẹ em xuống, nhưng nhà em không ai chụp hình lại được nên không có chứng cứ gì.
Hòa Ái: Vậy, gia đình có được các cơ quan công quyền hướng dẫn thủ tục khiếu kiện như thế nào không?
Cô Nguyễn Thị Trang: Dạ có, người ta cứ hướng dẫn đi từ cấp dưới đến cấp trên. Người ta chỉ nói vậy thôi. Nhưng gia đình đi đến cấp trên thì lại phải đi xuống cấp dưới. Gửi đơn nhiều lắm, từ cấp địa phương lên cấp tỉnh, cấp thành phố và cấp trung ương đều gửi hết.
Hòa Ái: Trong những ngày tới, gia đình vẫn kiên trì theo đuổi việc khiếu kiện?
Cô Nguyễn Thị Trang: Gia đình em mong tìm rõ được nguyên nhân vì sao em của em bị chết và trừng trị những người gây ra tội ác cho em của em. Mong là pháp luật sẽ làm sáng tỏ vụ việc này để em của em ở nơi suối vàng được an nghỉ.
Hòa Ái: Cảm ơn thời gian chia sẻ của chị Nguyễn Thị Trang. Hòa Ái xin được thưa thêm, binh sĩ Lê Công Đức từng là đoàn viên ưu tú, đối tượng kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, nhập ngũ lúc 22 tuổi, bị thiệt mạng khi đang công tác tại C1D476 Lữ đoàn 147 vùng 1 Hải quân. Thân phụ của binh sĩ Lê Công Đức là thương binh hạng ¾ mặt trận Tây Nam bảo vệ Tổ quốc.

No comments:

Post a Comment