CTV Danlambao - Vào ngày 8 tháng 3 bể chứa bùn thải của Công ty TNHH MTV kim loại màu Nghệ Tĩnh đã bị vỡ một đoạn dài 12 m tại. Nước thải đổ xuống dòng Nậm Huống làm hàng loạt cá chết, nhiều nhất là quanh các xã Châu Cường, Châu Thành, Châu Quang.
Cho đến chiều ngày 12/3, dọc khu vực suối Nậm Huống, vẫn đục ngầu bởi bùn thải chảy ra. Những chất độc hại cho môi trường và sức khỏe con người đổ ra Nậm Huống gồm có thiếc, asen, chì, thủy ngân...
Tác hại trước mắt của thảm họa môi trường mới nhất này gồm có:
- Nguồn nước khe Nâm Huống bị nhiễm chì, asen và nhiều hoá chất độc hại khác.
- Những ao nuôi cá của người dân lấy nguồn nước Nậm Huống, điển hình là tại xóm Quang Hương, xã Châu Quang, huyện Qùy Hợp đã bị chết hàng loạt.
- Ruộng lúa nước ruộng lúa của nông dân các xã dọc theo nguồn suối Nậm Huống đã bị ô nhiễm.
- Các nguồn nước của các khe suối mà người dân sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày cũng bị nhiễm độc.
Về phía nhà nước, đến 4 ngày sau mới cử nhân viên của sở Tài-Môi tỉnh đến nơi cá chết lấy mẫu nước, mẫu đất để phân tích và dự kiến sẽ có kết quả trong 7 ngày.
Đối với người dân thì các quan chức ra khuyến cáo người dân đừng ăn... cá chết, uống nước nhiễm độc, đồng thời tiến hành việc tổng hợp thiệt hại của dân để Công ty CP kim loại màu Nghệ Tĩnh phải đền bù.
Sau khi thảm họa đã xảy ra rồi, ông Nguyễn Đình Duệ - Giám đốc Công ty CP Kim loại màu Nghệ Tĩnh mới cam kết công ty của ông ta sẽ khắc phục các hệ luỵ còn tồn tại. Điều cần ghi nhận là ông ta đã không biết hay không muốn trình bày nguyên nhân mà tuyên bố là chờ kết luận của cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, không cần chờ đến kết luận của các quan chức bộ Tài-Môi người dân cũng thấy rõ nguyên nhân và hiểm họa của bể thải này.
Bể chứa đựng bùn và nước thải của Công ty CP Kim loại màu Nghệ Tĩnh nằm ở lưng chừng núi, chứa khoảng 10 ngàn m3 bùn thải bằng những bờ chắn được đắp sơ sài bằng đất. Tuy vậy, các quan chức vẫn phê duyệt và cho hoạt động. Đã có nhiều cảnh báo, kiến nghị về vấn đề này nhưng công ty và các quan chức trách nhiệm vẫn không giải quyết.
Từ bế chứa bằng đất ở lưng chừng núi, nước và bùn thải đã đổ xuống suối:
(Nguồn ảnh: Dantri.com)
Hiện nay, các bờ chắn còn có nhiều chỗ rạn nứt khác và có nguy cơ bị vỡ thêm.
Thảm hoạ môi trường mới nhất này cho thấy đảng và nhà nước cộng sản hoàn toàn không có một kế hoạch nào để kiểm tra, ngăn ngừa hiểm hoạ môi trường. Chỉ đợi đến khi nào "sự cố" xảy ra thì mới "vào cuộc". Lúc đó thì đã quá muộn. Bên cạnh đó, mọi sự bồi thường nếu có chỉ dựa vào con số cá chết người dân nuôi, số lượng hoa màu, lúa bị hư hại trước mắt những những hệ luỵ lâu dài về sức khoẻ, canh tác sau đó hoàn toàn không được đếm xỉa tới.
13.03.2017
No comments:
Post a Comment