Ảnh: The Maharlikan
Do vùng biển gần bờ hầu như không còn cá, ngư dân Hoa Lục buộc phải mạo hiểm đánh cá trong những vùng biển không thuộc chủ quyền Trung Cộng.
Theo nhà phân tích Adam Bartley của tạp chí The Diplomat thì đây là một nguồn tạo ra căng thẳng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Ông Bartley dẫn chứng kết quả khảo sát của Đại học Columbia cho biết, 55% số tàu đánh bắt hải sản trên thế giới đang được sử dụng ở Biển Đông, đại đa số là của ngư dân Trung Cộng được chính quyền bao cấp rộng rãi.
Sự gia tăng số tàu thuyền Trung Cộng trong khu vực đi kèm với sự sụt giảm nguồn cá. Các nhà nghiên cứu ước tính lượng hải sản ở nhiều khu vực của Biển Đông đã giảm từ 70 đến 95% trong vòng 60 năm qua. Vì lý do đó, nhà cầm quyền ở Bắc Kinh đã thúc đẩy ngư dân của mình tiến xa hơn vào những vùng biển nguy hiểm hơn. Ngoài hàng trăm vụ xâm phạm lãnh hải của các nước láng giềng Nhật Bản và Nam Hàn, giờ đây người ta có thể thấy tàu thuyền của ngư dân Trung Cộng gây rắc rối và bị chìm ở những nơi như Argentina và Nam Phi.
Theo ông Alan Dupont, giáo sư về an ninh quốc tế tại Đại học New South Wales, chiến thuật của Trung Cộng là “đánh cá, bảo vệ, chiếm đóng và kiểm soát” các vùng biển xung quanh. Úc và Indonesia mới đây ngỏ ý sẽ tiếp tục đàm phán về việc thực hiện những chuyến tuần tiễu chung ở Biển Đông, phần lớn cũng là để gia tăng kiểm soát các vùng biển của mỗi nước trước sự xâm nhập của tàu thuyền Trung Cộng.
Huy Lam / SBTN
No comments:
Post a Comment