Wednesday, June 22, 2016

Tố cáo phái đoàn Hà Nội che giấu những đàn áp người biểu tình tại Việt Nam


Việt Nam bị tố cáo lưu hành Án tử hình tại Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 ở Oslo, Na Uy

Quê Mẹ - Chiều ngày thứ tư, 22-6-2016, nhân danh Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), thành viên của Liên Đoàn đã trình bày một loạt đàn áp các xã hội dân sự và những người bảo vệ nhân quyền tại các nước Việt Nam, Bahrein, Egypte, Arabie Saoudite, Iran, Trung quốc, Cambodge và Turquie.

Riêng về Việt Nam, ông Ái tố cáo trước Hội đồng Nhân quyền LHQ, sự im lặng vô tâm của bà Phó chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh liên quan đến những “đàn áp thô bạo” chống những người biểu tình ôn hòa.

Ông Ái nói: “Ở địa vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, Việt Nam phải có can đảm đến đây giải thích những lạm quyền và bạo hành đối với những công dân chỉ muốn nói lên mối quan tâm chính đáng về thảm họa ô nhiễm chưa từng có dọc bờ biển miền Trung. Thế nhưng bài diễn văn của bà Phó chủ tịch Nước chỉ tán dương sự hợp tác và đối thoại để cải tiến việc bảo vệ nhân quyền, trong khi ấy thì tại Việt Nam, sự đối đầu và bạo động là chính sách của nhà cầm quyền”.

Từ tháng Tư năm 2016, thảm họa ô nhiễm sinh thái xảy ra dọc bờ biển miền Trung, hàng trăm tấn cá chết lềnh bềnh trên bãi biển. Nạn ô nhiễm làm phá sản ngư dân và nghề nuôi trồng thủy sản của đại đa số nhân dân địa phương. Khoảng 200 cây số bờ biển miền Trung bị ô nhiễm qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa thiên Huế.

Thảm nạn sinh thái đã gây bất nhẫn trong lòng dân chúng. Trên toàn quốc nhiều cuộc vận động thông qua các mạng xã hội kêu gọi xuống đường biểu tình đòi hỏi nguyên nhân. Mỗi ngày chủ nhật, hàng nghìn người xuống đường trong các thành phố lớn, yêu cầu chính quyền minh bạch hóa thảm nạn và tố cáo những thủ phạm gây ô nhiễm.

Sự hồi đáp duy nhất của nhà cầm quyền là những cuộc đàn áp và bạo hành đối với người biểu tình ôn hòa, hay bắt bớ họ tùy tiện, hay dùng mọi biện pháp ngăn chặn đường sá, hoặc ngay tại nhà không cho dân đến nơi tập họp biểu tình.

Ngày 8 tháng 5 vừa qua, nhiều người chứng kiến cho biết hàng trăm người xuống đường biểu tình tại các thành phố Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng và Hà Nội đã bị đánh đập dã man rồi dẫn độ về đồn công an giam giữ. Hàng trăm người biểu tình hôm 15 tháng 5 tại Sài Gòn và Hà Nội đã bị bắt đưa vào “Trại Xã hội” chẳng khác chi nhà tù. Qua ngày 22 tháng 5, thời gian Tổng thống Hoa Kỳ viếng thăm Việt Nam, nhà cầm quyền mở những cuộc đàn áp lớn rộng để ngăn ngừa các cuộc biểu tình, nhiều nhà hoạt động trong các xã hội dân sự bị quản chế, hay bắt bớ phi pháp. Ngày 5 tháng 6, công an ngăn cấm các cuộc biểu tình tại Hà Nội và Saigon, ít nhất đã có 30 người hoạt động nhân quyền bị bắt.

Trong cùng thời gian nói trên, các mạng xã hội như Faceboock, Instagram và Twitter bị khóa. Đây là những đường dây người biểu tình sử dụng để gọi kêu nhau xuống đường phản đối.

Mặc dù nhiều nhà khoa học Việt Nam đã tìm thấy nguyên nhân gây ô nhiễm đến từ chất độc thải vào nước biển từ nhà máy thép ở Vũng Áng, nhưng chính quyền vẫn chưa công khai đưa ra lời kết luận, dường như để bao che các thủ phạm.

Cuộc đàn áp lớn rộng trên toàn quốc chống những người biểu tình chẳng có gì mới mẽ tại Việt Nam. Nó là hiện tượng xẩy ra trong bối cảnh của chủ trương đàn áp thẳng tay sau Đại hội Đảng lần thứ 12 đầu năm nay, khi đa số lãnh đạo lên nắm quyền thuộc giới công an và quân đội.

Genève, 22.06.2016

*

Việt Nam bị tố cáo lưu hành Án tử hình tại Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 ở Oslo, Na Uy

Oslo, 22-6-2016 (UBBVQLNVN) - Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 tại thủ đô Oslo, Na Uy, quy tụ 1300 người tham dự đến từ 80 quốc gia trong thế giới, kể cả 20 Bộ trưởng, 200 Dân biểu Quốc hội, học giả, luật sư và thành viên thuộc các xã hội dân sự.

Đại diện Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights, VCHR), bà Ỷ Lan Penelope Faulkner lên tiếng chống lại việc sử dụng hình phạt bất nhân, tàn bạo, hạ giá nhân phẩm qua án tử hình, và kêu gọi Việt Nam thực hiện tức khắc lệnh tạm ngưng như bước đầu tiến đến hủy bỏ Án Tử hình. Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, thành viên FIDH, là một trong những tổ chức đỡ đầu cho Hội nghị.

Bản Phúc trình “Án Tử hình tại Việt Nam” 
của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam 
công bố tại Hội Nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 
ở thủ đô Oslo, Na Uy 

Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình họp mỗi 3 năm một lần. Trọng tâm năm nay nhắm vào Án tử hình và nạn khủng bố, thiểu số và sức khỏe tâm thần. Tại khóa họp đặc biệt về “Tiến bộ và sự thất bại tại Á châu”, Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, nhấn mạnh đến trường hợp Việt Nam, là một trong khoảng 25 quốc gia còn thi hành án tử hình. Bà nói “Sử dụng án tử hình tại Việt Nam đã đặc biệt gây ra nhiễu loạn vì thiếu quá trình luật pháp. Tại một nước độc đảng như Việt Nam, ngành tư pháp không độc lập nên các án tòa thường xử bất công. Một số án tử hình vừa qua căn cứ trên lời thú tội vì bị tra tấn”.

Bà Ỷ Lan Faulkner cho công bố tại Hội nghị bản phúc trình mới của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam “Án tử hình tại Việt Nam” - The Death Penalty in Vietnam - cho thấy một cái nhìn tổng quan về chính sách, hành xử án tử hình, những điều kiện vô nhân đạo qua hàng loạt cách chết, và những trường hợp kết tội sai lầm. Tính đến năm 2010, các án tử hình bị xử bắn. Từ đó Quốc hội thông qua việc sử dụng chích thuốc độc như một tiến trình “nhân đạo hơn”. Sau cuộc cấm chỉ xuất cảng thuốc độc của Liên Âu, Việt Nam cho phép sử dụng “thuốc độc bản địa” chưa được thử nghiệm, để giảm thiểu số tù nhân bị án. Tù nhân đầu tiên bị xử theo thể thức mới năm 2013 là Nguyễn Anh Tuấn, 27 tuổi, phải mất 2 giờ đồng hồ mới chết.

Tháng 11 năm 2015, Việt Nam cho biết đã bỏ án tử hình cho 7 loại tội trong cuộc sửa đổi bộ Luật Hình sự, làm giảm con số án tử hình tử 22 xuống 15. Tuy nhiên, bản phúc trình của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam phát giác 18 tội vẫn còn bị xử án tử hình tại Việt Nam hôm nay; một tội mới được thêm vào, còn những tội khác, chẳng hạn như xúc phạm ma túy, chỉ đơn giản được thay đổi vị trí trong bộ luật. Bản phúc trình nêu rõ danh sách 18 tội phạm này. Bộ Luật Hình sửa đổi sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm nay 2016.

Mặc bao áp lực quốc tế, Việt Nam vẫn không bãi bỏ án tử hình cho những tội phạm mơ hồ dưới đề mục “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự sửa đổi. Trái lại, còn thêm tội mới gọi là “những hành vi khủng bố nhằm chống đối chính quyền nhân dân” (Điều 115). Thực vậy, Chương XIII của bộ luật về “Những tội xâm phạm An ninh Quốc gia” bao gồm 6 tội bị tuyên án tử hình, hơn tất cả mọi hạng mục tội phạm khác.

Bà Ỷ Lan Faulkner nói: “Dưới những điều luật nguy hại về “an ninh quốc gia”, hoàn toàn trái chống với các điều luật nhân quyền quốc tế, những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam đều có thể bị kết án tử hình mà lý do chỉ vì phê phán Đảng Cộng sản hay ôn hòa đề xuất những quan điểm chính trị khác”.

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đưa ra những trường hợp như Phan Văn Thu, bị kết án chung thân năm 2013 bằng Điều 79 của bộ Luật Hình sự (tức Điều 109 trong bộ Luật sửa đổi) về “những hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, mà thực tế ông chỉ kêu gọi bảo vệ môi sinh.

Quê Mẹ

No comments:

Post a Comment