Nhiều doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam có nguy cơ đứng bên lề khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, nếu họ không giải được bài toán nguyên liệu.
Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan ở Sài Gòn, các doanh nghiệp trong nước đa phần làm gia công, và phải nhập 60% tới 70% nguyên liệu và phụ liệu từ nước ngoài, mà chủ yếu là từ Trung Cộng. Theo ông Hồng, nếu cứ nhập nguyên liệu, phụ liệu và làm gia công, thì ngành dệt may trong nước sẽ khó tận dụng được lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với nhiều đối tác.
Số lượng doanh nghiệp dệt may trong nước đầu tư khép kín mọi khâu từ kéo sợi, dệt, nhuộm đến may rất ít. Phần lớn doanh nghiệp vẫn còn có hoạt động chính là may gia công, trong khi muốn được hưởng thuế suất 0% từ Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, họ phải đáp ứng yêu cầu về xuất xứ nguyên liệu từ sợi trở đi.
Số liệu của Hiệp Hội Dệt May Việt Nam Vitas cho thấy, trong tổng số hơn 6,000 công ty dệt may, số công ty may chiếm tới 70%, còn dệt chỉ chiếm 17%, kéo sợi 6%, nhuộm 4% và phụ trợ chỉ 3%. Chưa kể, khoảng 70% hàng xuất cảng dệt may của Việt Nam được thực hiện theo phương thức cắt, ráp và gia công. Điều này cho thấy Việt Nam đang tập trung vào trong khâu cuối là cắt may, còn lĩnh vực kéo sợi, dệt và nhuộm thì lại chưa có sự đầu tư tương xứng.
03/13/2016 - 09:13
Huy Lam / SBTN
No comments:
Post a Comment