Saturday, December 31, 2016

Dư âm nhà máy điện hạt nhân

Đỗ Thành Nhân (Danlambao) - Ngày 22/11/2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ký Nghị quyết số 31/2016/QH14 để “dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận”, toàn văn Nghị quyết đến tối 22/12/2016 mới đăng tải chính thức trên báo NDĐT(1).

Đến thời điểm dừng dự án, tổng đầu tư lên đến 400 nghìn tỷ đồng, nếu triển khai chậm thì vốn còn đội cao hơn; đó là chưa nói đến chi phí xử lý chất thải phóng xạ và tháo dỡ nhà máy khi hết hoạt động (2).

Với khối lượng công việc đã thực hiện của 2 Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận theo “Thông cáo báo chí” trên cổng thông tin Chính phủ (3), như: Hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được tư vấn quốc tế bổ sung, hoàn thiện. Di dân tái định cư vùng dự án. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các dự án... Nếu tính ra chi phí bao gồm cả chuẩn bị đầu tư thì ít nhất cũng hết 1‰ tổng giá trị dự án; tức là khoảng 400 tỷ đồng.

Ở tầm quốc gia, 400 tỷ đồng là nhỏ hay hay lớn?! 

- Nếu so sánh với thất thoát trong các dự án đầu tư khác hay ngân hàng, thì 400 tỷ... chẳng là gì cả.

- Nếu tính theo tượng đài, thì cũng cở khoảng ba, bốn cái tượng đài trong số hơn 40 tượng đài dự kiến xây dựng đến năm 2030 (4), thậm chí chưa bằng 1/3 tượng đài dự kiến tỉnh miền núi như Sơn La; thì con số 400 tỷ là... nhỏ. 

- Nếu tính theo kinh phí Chính phủ hỗ trợ 260 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ của 12 địa phương thì con số 400 tỷ là... lớn.

- Nếu tính theo nhà chống lũ khoảng 20-30 triệu/nhà thì... rất lớn (5).

- Còn dân dã quy ra mì tôm, nước uống cứu trợ thì con số này là... vô cùng lớn.

Nhưng theo tôi, con số 400 tỷ là “rất nhỏ”, nếu so với việc cứ “quyết tâm chính trị” thực hiện cho bằng được 2 Nhà máy điện hạt nhân. 

Điều quan trọng là người dân trút bỏ đi nỗi lo về tác động môi trường của Nhà máy điện hạt nhân, những rủi ro có khả năng xảy ra cho con cháu chúng ta, di chứng đến nhiều thế hệ. Ô nhiễm chất phóng xạ nguy hiểm hơn nhiều lần so với những điều đã nhìn thấy được từ nhà máy Bauxite Tây Nguyên hay Formosa Hà Tĩnh. 

Dừng xây dựng hai Nhà máy điện hạt nhân tổng công suất 4.000 MW; với số tiền 400 nghìn tỷ đồng này hoàn toàn có khả năng xây dựng những nhà máy điện năng lượng mặt trời (NLMT) có công suất 11.000-15.000 MWp; và chi phí vận hành, an toàn lại thấp hơn rất nhiều. Giải pháp thay thế cho sự thiếu hụt cho điện hạt nhân hoàn toàn khả thi. 

Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho hai thứ để phát triển điện NLMT, đó là cát trắng và ánh nắng. Cát trắng, thành phần chính là Silic chiếm hơn 90% nguyên liệu làm nên tấm pin NLMT đang còn nằm chờ dọc bờ biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Còn ánh sáng mặt trời thì quanh năm; ở miền Trung, miền Nam cường độ nắng được xếp vào loại cao trên thế giới.

Với trình độ công nghệ hiện nay, thì nguyên liệu và nhiên liệu để tạo ra điện NLMT ở Việt Nam là... vô tận. Tương lai không xa, suất đầu tư vào điện NLMT và giá thành điện NLMT sẽ rẻ nhất trong tất cả các nguồn năng lượng khác. Công nghệ điện NLMT phát triển kéo theo các lĩnh vực công nghệ khác phát triển theo, như: thin film, nano, plasma, IT, v.v... mặc nhiên gắn kết với cuộc “cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0)” hiện nay. Các “tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao”cho cây trồng cũng không thể thiếu hệ thống mái che bằng tấm pin NLMT với công nghệ màng mỏng đa tầng (thin film multilayer), có chương trình tự động điều tiết ánh sáng, một phần chuyển hóa thành năng lượng điện để điều hòa nhiệt độ, một phần cho đèn led để tạo vùng quang phổ phù hợp với từng giai đoạn phát triển sinh học của cây trồng (*). “Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam”là kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ cho một quốc gia hơn 70% dân làm nông nghiệp, nhưng chỉ đóng khoảng 20% GDP(6)!

Quốc hội “bấm nút” dừng nhà máy điện hạt nhân là chuyện đương nhiên! Từ ba năm trước theo các chuyên gia kinh tế thì khả năng trả nợ công đã rất khó (7), thì bây giờ tìm đâu ra hơn 17 tỷ USD để thực hiện dự án điện hạt nhân với nhiều rủi ro về an toàn, môi trường, giá điện, v.v...

Khi Quốc hội quyết định dừng nhà máy điện hạt nhân thì được báo chí lề phải ca ngợi lên tận trời xanh là “dũng cảm, sáng suốt” (8). Vậy thì lúc hơn 80% đại biểu “bấm nút OK” và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 41/2009/NQ-QH12 (9) để quyết định chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận thì phải gọi như thế nào cho đúng bản chất và logic của vấn đề? Mặc dù trước đó cũng đã có rất nhiều cảnh báo nguy cơ an ninh, an toàn, hiệu quả đầu tư nếu thực hiện dự án này.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã từng nhấn mạnh: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai” (10)! May mắn là lần này không “quyết tâm chính trị” để thực hiện bằng được dự án như những “bauxite” hay “vina” nào đó. 

Dù sao cũng an ủi cho những AQ nộp thuế là: không chọn được cái tốt nhất, thì ta chọn giải pháp ít xấu nhất. 

Có thể nói đây tin mừng cuối năm cho những nhà khoa học và con dân Việt có nhiều trăn trở với đất nước; trong đó có những người đã chấp nhận là "phản động" để phản biện, kiến nghị dừng dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Bauxite Tây Nguyên. 

Còn bây giờ, nhiều người dân đang lắng "nghe tiếng thép rợn người" (11) nếu thực hiện dự án "Thép Hoa Sen Cà Ná".



___________________________________

Ghi chú: 

(*) Thông tin về công nghệ điện NLMT từ nhóm nghiên cứu dự án "Solar power thin film high frequency plasma technology" (dự án “Công nghệ điện mặt trời màng mỏng plasma cao tần”) do GSTS. Từ Trung Chấn (12) chủ trì.

Tham khảo:


















No comments:

Post a Comment