Phó Đại sứ Đức, TS Wolfang Manig (bìa phải) tại cuộc họp báo. Ảnh báo Người Lao Động
3 tuần sau khi xuất hiện thông tin Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn và đã trốn sang Đức, gần 1 tuần sau khi Tổng bí thư Trọng “tự cơ cấu” vào Đảng ủy Công an trung ương, Đại sứ quán Đức đột nhiên tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 28/9/2016 tại Hà Nội.
Chủ đề chính là về vụ Trịnh Xuân Thanh.
Nội dung đáng chú ý: Phó Đại sứ Wolfang Manig cho biết Việt Nam đã phát lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh thông qua Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol. Đến nay, vẫn chưa có thông tin chi tiết cho biết nhân vật đó đang ở đâu. Khi chưa có thông tin chi tiết về việc ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu thì vấn đề về việc dẫn độ nhân vật này không được đặt ra.
Chắc hẳn câu trả lời của phía Đức đã khiến giới quan chức đảng, đặc biệt là ông Nguễn Phú Trọng, tràn trề thất vọng. Về thực chất, câu trả lời đó có hai phần: thứ nhất, không khẳng định sự hiện diện của Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức và do đó có thể hiểu ông Thanh đang có thể ở bất cứ nơi nào trên thế giới, kể cả… Việt Nam; thứ hai, không hứa hẹn bất cứ một động tác hỗ trợ tư pháp nào để giúp chính quyền Việt Nam tìm ra, hoặc nếu tìm được thì sẽ dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam.
Câu trả lời của phía Đức như thể vụ Trịnh Xuân Thanh là… chuyện nội bộ triều đình Việt Nam.
Nỗi ám ảnh đối với chính quyền Việt Nam về thực tế giữa Việt Nam và Đức chưa có hiệp định dẫn độ đã trở nên hiện thực hóa một cách trần trụi.
Cách đây một tuần khi hùng hổ (hoặc miễn cưỡng) phát lệnh truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh, Bộ Công an Việt Nam còn cho rằng cho dù không có hiệp định dẫn độ thì những quy định về tương trợ tư pháp quốc tế cũng có thể giúp Việt Nam nhận được Trịnh Xuân Thanh từ bàn tay Interpol hoặc cảnh sát một quốc gia nào đó. Một quan chức công an còn khẳng định với báo chí là Interpol có “kênh riêng” để bắt Trịnh Xuân Thanh.
Nhưng cho tới giờ, thực tế sống sượng là trên danh sách truy nã quốc tế của Interpol vẫn không hề có cái tên Trịnh Xuân Thanh. Cũng không có bất kỳ tin tức nào về sự tồn tại của Trịnh Xuân Thanh trên thế giới, ngoài tin lan truyền trên mạng xã hội về Trịnh Xuân Thanh đang đánh bài ở… đảo Phú Quốc.
Tổng bí thư Trọng sẽ phải làm gì để khỏi bị bẽ mặt và xua đi nỗi ám ảnh về sự thất bại đang hiện hình đối với chiến dịch được coi là “chống tham nhũng” của ông? Chẳng lẽ ông lấy danh nghĩa Thường vụ Công an trung ương để xua gần 500 tướng công an cùng đội quân “”công an Việt Nam giỏi nhất thế giới” đi lục soát từng nhà ở Việt Nam để tìm ra Trịnh Xuân Thanh?
Còn nếu không làm thế, e rằng ông Trọng sẽ đánh mất một nhân chứng quý giá để “đối chất” với một mục tiêu trung tâm ở miền Nam mà ông đang nhắm đến: “hổ” Đinh La Thăng.
Trong một động thái có vẻ liên quan mật thiết với chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng, cây bút Huy Đức vừa tung bài thứ hai của mình - “Tảng băng nổi” về lịch sử nhân vật Đinh La Thăng ở Tập đoàn PVN - trên mạng xã hội, sau bài đầu tiên mang tựa đề “THĂNH hay THĂNG”.
Trong tình thế không thể bắt được Trịnh Xuân Thanh, Tổng bí thư Trọng có lẽ đang tính đến chiến thuật “bỏ ruồi, bắt hổ”.
Lê Dung / SBTN
No comments:
Post a Comment