KUALA LUMPUR (NV) - Mỹ và Trung Quốc đả kích nhau về tình hình căng thẳng Biển Đông khi lãnh tụ hai nước và các đối tác khu vực tham dự cuộc họp của ASEAN tại thủ đô Malaysia.
Không ảnh chụp đảo nhân tạo Đá Thập (Fiery Cross Reef) hồi tháng 7, 2015
mà Trung Quốc bồi đắp. Phi trường dài 3,000 mét đã hoàn tất và các cơ sở,
tòa nhà đang xây dựng. (Hình Global Digital)
mà Trung Quốc bồi đắp. Phi trường dài 3,000 mét đã hoàn tất và các cơ sở,
tòa nhà đang xây dựng. (Hình Global Digital)
Lên tiếng trước phiên họp chính thức ở Kuala Lumpur giữa ASEAN với các đối tác khu vực Á Châu Thái Bình Dương, Tổng Thống Barack Obama kêu gọi các nước đang tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông dừng tất cả mọi hành động bồi đắt và xây dựng đảo nhân tạo hoặc mở rộng diện tích. Đồng thời ông kêu gọi các nước không quân sự hóa vùng biển này vốn là thủy lộ vận chuyển hàng hóa thương mại quan trọng hàng đầu thế giới.
Lời kêu gọi của ông Obama hiển nhiên nhắm vào Trung Quốc, nước đã bồi đắp 7 bãi đá ngầm biến thành 7 đảo nhân tạo khổng lồ ở quần đảo Trường Sa. Ít nhất 3 trong số 7 đảo nhân tạo đó được xây dựng các phi đạo dài tối thiểu 3,000 mét để những phi cơ quân sự lớn nhất của Trung Quốc có thể sử dụng, bên cạnh các các biển.
Trung Quốc tuyên bố hơn 80% diện tích Biển Đông nằm trong 9 cái vạch hình “Lưỡi Bò” là thuộc chủ quyền của họ “từ thời cổ xưa” dù không ai công nhận. Việt Nam đã rất nhiều lần tuyên bố các vùng biển và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam với các bằng chức lịch sử và thực tế “không thể tranh cãi.”
Suốt hai năm qua, Trung Quốc đã gấp rút và ồ ạt biến 7 bãi đá ngầm thành 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa gây lo ngại cho các nước ở khu vực cũng như các nước khác. Rất nhiều chuyên viên phân tích quốc tế tin rằng Bắc Kinh sẽ biến các nơi này thành những căn cứ quân sự quy mô nhằm không chế toàn bộ Biển Đông.
Chống chế lại các sự đả kích từ phía Mỹ cũng như các chuyên viên quốc tế, Bắc Kinh kêu rằng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo đó chỉ nhằm bảo vệ các cơ sở dân sự. Những hành động của Mỹ gần đây như cho tàu chiến hay máy bay đi vào khu vực Trường Sa chỉ là những khiêu khích chính trị, trắc nghiệm phản ứng của Bắc Kinh.
Lên tiếng tại các cuộc họp ở Kuala Lumpur, cả thủ tướng Lý Khắc Cường và thứ trưởng Ngoại Giao Lưu Chấn Dân của Trung Quốc đều đả kích lại những lời cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.
Lưu Chấn Dân nói trong cuộc họp báo rằng việc bồi đắp các đảo nhân tạo đã hoàn tất hồi Tháng 6 vừa qua. Các tòa nhà xây dựng trên đó vẫn còn đang tiếp diễn “Nhằm giảm thiểu khó khăn cho những người sống ở đó và xây dựng các cơ sở để trợ giúp cho các ngư dân và tàu thương mại,”
Tuy nhiên, ông Lưu Chấn Dân nói rằng vì những đảo nhân tạo này rất xa với Hoa Lục nên họ cần phải xây dựng và duy trì các cơ sở quân sự tại những nơi đó. Ông kêu gọi “đừng nối kết những cơ sở quân sự trên cả đảo với nỗ lực quân sự hóa Biển Đông.”
Theo ý kiến của ông Ashley Townsend, một chuyên viên khảo cứu về an ninh quốc phòng tại đại học Sydney, Úc, nói trên tạp chí Financial Times thì, để mọi chuyện trở nên minh bạch và giải tỏa sự nghi ngờ của các nước khác, Trung Quốc phải công khai cho biết những trang bị quân sự gì sẽ được họ mang tới các đảo nhân tạo tại Trường Sa.
Các loại phi cơ nào, súng đại bác, hỏa tiễn loại nào, chiến hạm loại nào, các hệ thống thông tin vệ tinh, tình báo cỡ nào sẽ đồn trú hay trang bị thường trực tại đó cần phải cho biết. Trang thiết bị “tự vệ” hay phòng thủ khác xa với các trang thiết bị dùng để tấn công. Không mấy ai tin Bắc Kinh sẽ khai thật ra cho mọi người biết.
Không riêng gì tổng thống Mỹ, trong cuộc họp nói trên, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng nêu mồi quan ngại của ông về các việc làm của Trung Quốc ở Trường Sa vì tạo căng thẳng và lo âu cho cả khu vực. Đồng quan điểm với Mỹ, Nhật bắn tiếng có thể gửi lực lượng phòng vệ của Nhật đến Biển Đông nhưng điều này chưa có gì chắc chắn. (TN)
No comments:
Post a Comment