Việc Nhật Bản tung 6 tỉ USD kéo Tiểu vùng sông Mekong khỏi Trung Quốc đã được chính phủ nước này thông báo ngày 4.7, như một phần kế hoạch chống lại sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng.
Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đề là những nước có tiềm năng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, và là điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng, đường sắt, nhà máy điện của Nhật Bản.
Tokyo cho biết họ sẽ lên kế hoạch hỗ trợ khoảng 750 tỉ yên trong ba năm tới, sau khi đã cam kết viện trợ 600 tỉ yên trong ba năm trước đó. Gói viện trợ mới đã được công bố khi kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại Tokyo giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và các nhà lãnh đạo của tiểu vùng sông Mekong.
Trung Quốc, đang nhanh chóng hiện đại hóa quân đội của mình, xây dựng các đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông, tất cả những việc làm trên khiến cho tình hình trong khu vực gia tăng căng thẳng nhanh chóng.
"Hai bên ghi nhận mối quan tâm trong sự phát triển tình hình trên Biển Đông gần đây, mà sẽ tiếp tục làm phức tạp tình hình và làm xói mòn miền tin và sự tin tưởng lẫn nhau và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực", một đoạn tóm tắt của các thỏa thuận hợp tác giữa Nhật Bản và Tiểu vùng sông Mekong, với lời chỉ trích gay gắt nhắm vào phía Trung Quốc.
Nhật Bản tiết lộ rằng 110 tỉ yên sẽ được dùng để cung cấp cơ sở hạ tầng giao thông chất lượng cao và các dự án cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc gần đây căng thẳng vì cạnh tranh kinh tế giữa hai nước, cũng như yêu sách chủ quyền vô lý trên biển Hoa Đông của Trung Quốc và tàn dư còn lại của lịch sử trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
Cùng với Mỹ, Nhật Bản là hai nước đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc nhiều nhất khi nước này bất chấp công pháp quốc tế xây dựng các hòn đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thiên Hà (theo Reuters)