Đại diện IMF nói về một số điểm giúp kinh tế vĩ mô tại Việt Nam bình ổn và những khu vực còn có vấn đề.
Ông Sanjay Kalra, Đại diện thường trú IMF tại Việt Nam, được báo Wall Street Journal trích dẫn phỏng vấn với báo này, nói rằng lạm phát thấp nhất trong nhiều năm (1.84%), một phần do giá dầu toàn cầu giảm, là một trong các yếu tố giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng đều đặn.
GDP của Việt Nam năm 2014 đạt 5.98%, cao hơn mục tiêu 5.8% chính phủ đưa ra và cao hơn mức 5.42% vào năm 2013.
Ông Kalra nói nợ công tăng ở mức quan ngại và nỗ lực giải quyết nợ xấu trong khu vực ngân hàng vẫn đối diện nhiều trở ngại.
Đại diện IMF cho hay nhu cầu nội địa phục hồi đôi chút trong bối cảnh khu vực xây dựng và bất động sản, vốn bị ngưng trệ, có dấu hiệu hồi phục sớm.
“Các kế hoạch cổ phần hóa của chính phủ là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên cổ phần hóa cần có ý nghĩa thực sự.
“Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước gần đây đặt ra các câu hỏi về mức độ cải thiện thực trạng quản trị và điều hành có hiệu quả với sự tham gia rất hạn chế từ khu vực tư nhân.
“Ngoài ra loại bỏ các ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là về ưu đãi về vốn và đất đai, sẽ giúp tạo môi trường bình đẳng cho khu vực tư nhân,” ông Kalra nói.
Khi được hỏi về tác động của giá dầu giảm với Việt Nam, Đại diện IMF nói rằng Việt Nam theo dự kiến được hưởng lợi từ “nhiều kênh”.
“Trước hết giá dầu thấp hơn sẽ làm tăng thu nhập thực tế và tăng tiêu dùng. Thứ hai sẽ làm giảm chi phí sản xuất thành phẩm, theo đó tăng đầu tư và lợi nhuận cho các công ty.
“Thứ ba giá dầu thấp hơn sẽ góp phần cho lạm phát thấp hơn và thứ tư là giúp cải thiện cán cân mậu dịch.”
Ông Sanjay Kalra cho hay việc quá trình đàm phán một loạt thỏa thuận mậu dịch tự do (FTA) của Việt Nam trong năm 2014 là "thành tựu ấn tượng".
Thêm vào đó Việt Nam đã cam kết mạnh cho việc tham gia Thỏa thuận Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và TPP và các thỏa thuận này sẽ giúp cho Việt Nam có thêm cơ hội trao đổi mậu dịch tự do hơn và dẫn tới có thị trường và cầu lớn hơn.
Liên quan tới thực trạng nợ xấu, Đại diện IMF nói Công ty Quản ly Tài sản Việt Nam (VAMC) cần tăng tốc mua nợ xấu từ các ngân hàng. Ông dẫn chiếu tới các trở ngại về luật trong việc chuyển quyền sở hữu hợp đồng đi vay và thế chấp đã và đang làm cản trở quá trình giải quyết nợ xấu.
No comments:
Post a Comment