Luật đất đai theo kiểu cộng sản Việt Nam-Files photos
Ngày 30 tháng tư năm nay đánh dấu 40 năm ngày đảng cộng sản Việt nam nắm quyền thống trị trên toàn bộ nước Việt nam. Dưới chế độ độc đảng, xã hội Việt nam được qui định chỉ có một hệ tư tưởng duy nhất mà thôi, đó là chủ nghĩa cộng sản. Song người ta thấy rằng những người không đồng tình với chủ nghĩa này càng đông, đồng thời họ cũng không đồng ý rằng đảng cộng sản Việt nam độc quyền cai trị đất nước.
Trong phần đầu chúng tôi đã điểm lại những người theo đảng cộng sản từ những ngày đầu tiên và vỡ mộng. Sự suy nghiệm về xã hội và chính trị vẫn tiếp tục dưới chế độ độc đảng đưa tới một thế hệ thứ hai ý thức rằng họ không đồng tình với chủ nghĩa cộng sản.
Suy nghiệm bản thân
Trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21, trên truyền thông chính thống của đảng cộng sản, lẫn các phương tiện truyền thông quốc tế người ta thấy liên tục xuất hiện các bài viết về luật pháp của một luật sư trẻ tuổi là Lê Công Định. Các bài viết này mang nội dung phản biện xã hội hướng tới một mục đích xây dựng một chế độ pháp quyền tại Việt nam. Năm 2009 ông Lê Công Định bị bắt cùng các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, và Nguyễn Tiến Trung. Nhà cầm quyền buộc tội họ là âm mưu lật đổ.
Năm 2014 luật sư Lê Công Định được trả tự do. Ông cho chúng tôi biết là sự nhận thức về chủ nghĩa cộng sản của ông bắt đầu từ ngay trong gia đình ông, một gia đình mà hầu hết mọi thành viên đều tham gia cách mạng cộng sản.
“Sau năm 1975, tất cả đều thất vọng, tất cả đều sụp đổ về niềm tin. Những lời kể của họ, qua những kinh nghiệm cuộc đời họ, qua những nhận thức trực tiếp từ xã hội trước năm 75 mà họ có được, họ truyền lại cho thế hệ của tôi. Vì tôi là người quan tâm về chính trị sớm, nên tôi ý thức được sự thất vọng đó, sự đỗ vỡ về niềm tin đó, và từ đó tôi bắt đầu tôi tìm hiểu.”
Với thực trạng xã hội sau năm 1975, dù đã được tô hồng, dù đã được nói những lời tuyên truyền rất hay ho, nhưng mà thực trạng thì hoàn toàn khác, cho nên tôi ngày càng thay đổi nhận thức của mình. Tôi thấy rõ là cái mô hình cộng sản, hay người ta nói là mô hình XHCN, hoàn toàn sụp đổ, vì nó không có tương laiLS. Lê Công Định
Sự quyết định rõ ràng về chính kiến của luật sư Định diễn ra sau hai sự kiện quan trọng, đó là ba ông, một người cộng sản bị bỏ từ bởi những đồng chí của mình, và sau đó là cuộc cách mạng Đông Âu làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa cộng sản trên chính quê hương của nó.
“Với thực trạng xã hội sau năm 1975, dù đã được tô hồng, dù đã được nói những lời tuyên truyền rất hay ho, nhưng mà thực trạng thì hoàn toàn khác, cho nên tôi ngày càng thay đổi nhận thức của mình. Tôi thấy rõ là cái mô hình cộng sản, hay người ta nói là mô hình xã hội chủ nghĩa, hoàn toàn sụp đổ, vì nó không có tương lai, nó sai từ cái nền tảng lý thuyết của nó.”
Ở đầu kia của đất nước, một đảng viên cao cấp của đảng cộng sản tỉnh Lạng Sơn là ông Vi Đức Hồi cũng thay đổi nhận thức nhờ vào thực trạng xã hội, và từ những bậc tiền bối bị thất vọng về thực tại tại cộng sản.
“Lúc tuổi trẻ tôi rất nhiệt quyết với chế độ cộng sản, tôi đứng trong hàng ngũ của đảng cộng sản rất là nhiều năm. Sau đó thì tôi thấy chế độ của đảng cộng sản Việt nam nó lừa dối, nói một đàng làm một nẻo. Tôi cũng đã nghe những bậc tiền bối của tôi như là cụ Hoàng Minh Chính, cụ Trần Độ, rồi sau đó là Trần Xuân Bách, tôi nhận thức được điều đó rất lâu, và đến năm 2006 thì tôi quyết định bắt đầu cuộc đấu tranh dân chủ của tôi một cách công khai.”
Một người cộng sản kỳ cựu khác là Trung tá Trần Anh Kim vào đảng từ năm 1968 nói rằng nhận thức của ông bắt đầu từ không khí chính trị cởi mở sau đại hội lần thứ 6 của đảng vào năm 1986. Nhưng mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn với ông khi ông về quê là tỉnh Thái Bình.
“Tôi không ngờ rằng khi tôi về Thái Bình thì tình hình tham nhũng, ức hiếp nhân dân, ăn cướp của dân nó ở mức độ tôi không thể tưởng tượng được. Trong đại hội đảng lần bảy (người ta nói) có bốn nguy cơ, trong đó có nguy cơ vong quốc và vong đảng. Tôi nói vong đảng thì tôi không quan tâm, nhưng vong quốc thì tôi không thể chấp nhận được vì cả cuộc đời tôi đi chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và nhân dân. Nhân dân bây giờ khổ, tổ quốc sẽ vong do bọn tham nhũng nên tôi kiên quyết đấu tranh. Tôi đấu tranh từ năm 1991.”
Ông Trần Anh Kim cũng bị bỏ tù và vừa được trả tự do vào đầu năm 2015.
Mở cửa kinh tế và Internet
Tại Hà nội, cựu du học sinh Nguyễn Quang A trở về từ Hungary sau năm 1975. Ông cho biết đến thời điểm đó ông vẫn chưa có quan tâm về chính trị, và cũng như mọi du học sinh khác ông nghĩ rằng sau khi học hành thành đạt sẽ trở về phục vụ đất nước. Ông Nguyễn Quang A hiện nay là một trong những người hay lên tiếng phản biện xã hội, và công khai bày tỏ quan điểm là Việt nam cần một chế độ đa nguyên chính trị. Ông nói rằng sự nhận thức của ông là lâu dài, nhưng cũng có những sự kiện làm cho nhận thức đó rõ ràng hơn
Từ trước đến giờ mình cứ nghĩ là chủ nghĩa xã hội của đảng cộng sản tuyên truyền là đúng. Sau khi đến Pháp mới thấy là người ta dân chủ, kinh tế thị trường mới phát triển được, nhờ đó mới vỡ lẽ ra là bao năm nay mình bị lừa, từ đó mới quyết tâm thay đổi để những thế hệ sau này không còn bị lừa bịp nữaKỹ sư Nguyễn Tiến Trung
“Có lẽ một cột mốc làm mình suy nghĩ rất là kỹ là năm 1989, sự biến đổi ở Đông Âu. Nhưng lúc đấy tôi cũng chỉ là một nhà kinh doanh không quan tâm đến chính trị. Đến năm 1992, khi mà tôi kinh doanh khá là thành công, người ta vu cho tôi là trốn lậu thuế, một cái vụ lớn nhất từ khi thành lập nước Việt nam đến lúc đó, mình phải đương đầu với những lời vu cáo từ bên chính quyền, rồi có đến ba ông ủy viên Bộ chính trị của đảng cộng sản Việt nam này, viết lời khen những người vu cáo tôi. Không thể chấp nhận một chế độ mà nó vu oan giá họa như vậy.”
Năm 1992 mà ông Nguyễn Quang A đề cập là thời điểm mà Việt nam mở cửa ra với bên ngoài được sáu năm. Cũng vào giai đoạn mở cửa kinh tế này mà nhiều thanh niên Việt nam được sang du học tại phương Tây, và tại đây họ bắt đầu thay đổi nhận thức. Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung sinh sau năm 1975, trong một gia đình có tham gia cuộc cách mạng cộng sản nói:
“Phải đến lúc qua Pháp thì Trung mới nhận thức ra được, vì trong nước mình không có thông tin và internet chưa phát triển nhiều. Và nói chung là mình bị nhồi sọ từ nhỏ nên không có nhận thức xã hội. Sau khi đến Pháp thì mới tìm hiểu đọc thêm, nói chung là thanh niên thì lúc nào cũng có nhiệt huyết cống hiến cho đất nước. Từ trướcc đến giờ mình cứ nghĩ là chủ nghĩa xã hội của đảng cộng sản tuyên truyền là đúng. Sau khi đến Pháp mới thấy là người ta dân chủ, kinh tế thị trường mới phát triển được, nhờ đó mới vỡ lẽ ra là bao năm nay mình bị lừa, từ đó mới quyết tâm thay đổi để những thế hệ sau này không còn bị lừa bịp nữa.”
Tiến Trung cũng nói thêm rằng sự nhận thức của anh là một quá trình dài lâu.
Sau khi đảng cộng sản Việt nam chấp nhận kinh tế thị trường, một yếu tố khác góp phần thay đổi nhận thức xã hội nữa xuất hiện đó là Internet.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói là mặc dù ông đã ý thức được những vấn đề không ổn của mô hình cộng sản từ năm 1968, nhưng mãi đến khi tiếp cận Internet thì mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn. Một đảng viên cao cấp, xin giấu tên, thì nói với chúng tôi là ông quyết định từ bỏ chủ nghĩa cộng sản sau khi xem được câu chuyện về nhà lãnh đạo cộng sản Trung quốc mang tên Mao Trạch Đông ngàn năm công tội trên internet.
Trong phần tiếp theo cũng là phần cuối của lọat bài này chúng tôi sẽ nói đến những người từ bỏ đảng tịch và một thế hệ thanh niên trẻ bắt đầu nghĩ rằng sự cai trị của duy nhất đảng cộng sản ở Việt nam là không hợp lý cho sự phát triển của đất nước.
No comments:
Post a Comment