Tuesday, February 24, 2015

Hơn 30 người Thượng tị nạn ở Campuchia tiếp tục lẩn trốn

Làn sóng người Thượng Tây Nguyên từ Việt Nam bỏ xứ, băng rừng sang Campuchia xin tị nạn ngày càng tăng. Lo sợ bị bắt trục xuất về nước, họ thường lẩn trốn vào các khu rừng rậm của tỉnh Ratanakkiri chờ được Liên Hiệp Quốc can thiệp.
Làn sóng người Thượng Tây Nguyên từ Việt Nam bỏ xứ, băng rừng sang Campuchia xin tị nạn ngày càng tăng. Lo sợ bị bắt trục xuất về nước, họ thường lẩn trốn vào các khu rừng rậm của tỉnh Ratanakkiri chờ được Liên Hiệp Quốc can thiệp.
Robert Carmichael
Theo VOA-24.02.2015
Trong vài tháng qua, mấy mươi người Thượng ở Việt Nam đã vượt biên sang Campuchia với tố cáo cho rằng họ bị chính quyền Việt Nam sách nhiễu. Hầu hết những người này vẫn còn lẩn trốn trong rừng ở đông bắc Campuchia vì e rằng họ sẽ bị nhà chức trách Campuchia trục xuất. Theo tường thuật của thông tín viên Robert Carmichael của đài VOA tại Phnom Penh, việc trục xuất như vậy đi ngược với các nghĩa vụ quốc tế của Campuchia.

Có tin cho biết hơn 50 người Thượng tị nạn đã vượt biên sang Campuchia trong vài tháng qua, nhưng chỉ có 13 người được chính phủ ở Phnom Penh xét đơn. Hầu hết những người còn lại đang lẩn trốn trong những cánh rừng ở đông bắc Campuchia giáp với Việt Nam vì e rằng họ sẽ bị giới hữu trách Campuchia trục xuất.

Theo Công ước Tị nạn, Campuchia phải thẩm định hồ sơ của tất cả những người muốn xin tị nạn, nhưng họ không làm như vậy, theo lời bà Wan Hea Lee, đại diện tại Campuchia của văn phòng nhân quyền Liên hiệp quốc.

Cách đây hơn một tuần, chính quyền tỉnh Ratanakiri ở vùng đông bắc đã ngăn không cho nhân viên của bà Lee tìm kiếm những người tị nạn để giúp đỡ cho họ. Một sự việc tương tự cũng đã xảy ra hồi tháng 12.

Chính quyền tỉnh Ratanakiri ở đông bắc Campuchia đã ngăn không cho văn phòng nhân quyền Liên hiệp quốc tìm kiếm những người Thượng tị nạn để giúp đỡ cho họ.
Chính quyền tỉnh Ratanakiri ở đông bắc Campuchia đã ngăn không cho văn phòng nhân quyền Liên hiệp quốc tìm kiếm những người Thượng tị nạn để giúp đỡ cho họ.

Bà Lee nói rằng hành động của các giới chức chính quyền tỉnh có thể phát sinh từ việc không có một thông điệp rõ ràng của chính phủ trung ương có nhiều quyền lực. Bà nói rằng điều đó có nghĩa là các giới chức ở vùng đông bắc không biết phải xử lý như nào.

"Ở cấp địa phương, ở cấp quốc gia, ở các bộ khác nhau, các giới chức có liên hệ với vụ này, họ không có cảm giác an toàn để xúc tiến công việc và thật sự dành cho những người xin tị nạn quyền thông qua các thủ tục. Do đó, mọi người cứ nhìn nhau và chờ đợi những dấu hiệu 'đèn xanh', những dấu hiệu mà cho tới giờ này vẫn chưa có."

Bên cạnh 13 người xin tị nạn, những người nói rằng họ bị đàn áp tôn giáo và hồ sơ của họ đang được văn phòng tị nạn của chính phủ ở Phnom Penh xem xét, còn có 10 người đang chờ để đăng ký với nhà chức trách.

Liên hiệp quốc cho biết họ tin là còn hơn 30 người đang lẩn trốn.

Hồi đầu tháng này, chính quyền Campuchia đã trục xuất ít nhất một gia đình người Thượng, trong đó có ba đứa bé, mà không cứu xét hồ sơ của họ. Phnom Penh nói rằng những người đó là di dân kinh tế.

Trong một bức thư công khai hồi gần đây, Đại sứ Hoa Kỳ tại Campuchia, ông William Todd, đã nhắc nhở chính phủ Campuchia là cộng đồng quốc tế quan tâm về cách đối xử đối với những người Thượng theo đạo Tin Lành.

Ông Kem Sarin, người đứng đầu văn phòng tị nạn của Bộ Nội vụ Campuchia, khẳng định lập trường của Campuchia là hồ sơ của tất cả những người nước ngoài xin tị nạn đều được xem xét một cách thỏa đáng.

"Chính phủ sẵn sàng cứu xét hồ sơ xin tị nạn của tất cả những người nước ngoài. Chúng tôi không nói một cách đặc biệt cho người Thượng mà thôi. Đối với những người nước ngoài nào nộp đơn cho chúng tôi để xin tị nạn, chính phủ đều xem xét hồ sơ của họ."

Các tổ chức nhân quyền lâu nay vẫn tố cáo chính phủ Việt Nam đàn áp các nhóm thiểu số, làm cho nhiều người vượt biên sang Campuchia.
Các tổ chức nhân quyền lâu nay vẫn tố cáo chính phủ Việt Nam đàn áp các nhóm thiểu số, làm cho nhiều người vượt biên sang Campuchia.

Khi được hỏi tại sao chính quyền ở vùng đông bắc đe dọa trục xuất những người Thượng, ông Kem Sarin nói rằng những người đó là không phải là người xin tị nạn.

"Những người này họ không xin hưởng qui chế tị nạn. Đó chính là lý do tại sao họ không làm thủ tục. Họ không nộp đơn. Chúng tôi không nhận được bất kỳ lá đơn nào cả. Họ là … Tôi không biết. Đó là quyền của tỉnh. Ông không nên hỏi tôi về vấn đề này."

Tuy Campuchia dường như không tuân hành nghĩa vụ dựa theo Công ước Tị nạn, nước này đang ở vào một tình thế khó xử.

Các tổ chức nhân quyền lâu nay vẫn tố cáo chính phủ Việt Nam đàn áp các nhóm thiểu số, làm cho nhiều người vượt biên sang Campuchia.

Mối quan hệ gần gũi giữa Hà Nội và Phnom Penh có nghĩa là Việt Nam có phần chắc đang gây sức ép lên Campuchia. Mới đây Campuchia đã dọa trục xuất những người Thượng cho dù họ đã được cấp qui chế tị nạn, nếu không có một nước thứ ba đồng ý tiếp nhận họ.

Bà Wan Hea Lee của văn phòng nhân quyền Liên hiệp quốc cho rằng những hành động của Campuchia giờ đây đang được mọi người chú ý nhiều hơn bao giờ hết, vì một thỏa thuận gây tranh cãi mà Phnom Penh ký kết Australia hồi năm ngoái, theo đó Campuchia sẽ tiếp nhận từ Australia những người muốn xin tị nạn để đổi lấy hàng triệu đô la viện trợ.

"Campuchia ngày nay là một nước, mà theo tôi, đã hiểu rõ là họ cần chứng tỏ rằng họ sẽ tuân hành những qui định của Công ước Tị nạn. Điều đó đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết vì họ đã ký kết hiệp định song phương này, vì họ đã không ngớt cam kết là họ sẽ tuân hành Công ước."

Và điều này, dưới cặp mắt của rất nhiều người, là một phép thử để xem cam kết đó có được thực hiện hay không.

Tuy có sự chú ý như vậy của công chúng, văn phòng nhân quyền Liên hiệp quốc vẫn chưa bắt đầu một cuộc thảo luận hai chiều với các thành viên cấp cao của chính phủ Campuchia.

Các nhà quan sát cho rằng tình cảnh của người Thượng tị nạn ở Campuchia có phần chắc sẽ không thay đổi gì nhiều, nếu chính phủ trung ương không ra lệnh cho các giới chức địa phương là họ phải chấp hành các qui định của Công ước Tị nạn.

No comments:

Post a Comment