Thursday, December 24, 2015

“Bãi khóa”: Gậy ông đập lưng ông

 Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2015-12-24 
Trường Trung Học Cơ Sở Ninh Hiệp
Trường Trung Học Cơ Sở Ninh Hiệp Trường Trung Học Cơ Sở Ninh Hiệp  Photo Laodong.com
Học sinh “bãi khóa” là chiến thuật của người cộng sản chống lại chế độ thực dân rất thành công trong quá khứ, nay được người dân Ninh Hiệp huyện Gia Lâm Hà Nội áp dụng lại để đối phó với UBND Ninh Hiệp khi quyết định lấy đất mà họ đang làm ăn để bán làm trung tâm thương mại.
Ninh Hiệp ngày xưa và ngày nay
Tháng Tư năm 2003 hai tác giả An Nhiên và Nguyên Trang có bài phóng sự trên báo Lao Động miêu tả sự giàu có do buôn bán của người dân Ninh Hiệp với lời bình là tuy giàu có như vậy nhưng văn hóa của người dân tại đây vẫn là văn hóa chợ, có nghĩa là chưa thoát ra được cách cư xử của người mua bán để phù hợp với cuộc sống mới mà sự giàu có bao trùm lên cả khu vực chợ đầu mối lớn nhất nhì miền Bắc. Bài báo có đoạn:
“Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội) bây giờ vẫn là làng thuốc bắc, chợ vải và là chợ đầu mối quần áo lớn nhất-nhì miền Bắc. Nhưng Ninh Hiệp hôm nay còn mang dáng dấp của một thành phố trong làng với những người thu nhập bạc tỉ; là biệt thự, siêu xe, hàng hiệu khoác trên người những cô cậu tuổi thiếu niên.
Từ một chợ nông thôn nho nhỏ với những sạp vải cỏn con ở mỗi gian, giờ đây chợ Ninh Hiệp phát triển rộng khắp, trục chính đường làng bỗng chốc trở thành con phố nhộp nhịp buôn bán, quy mô thậm chí còn hơn phố Hàng Ngang, Hàng Đào ở phố cổ Hà Nội! Với người Ninh Hiệp bây giờ, có một kiốt trong chợ là một niềm ước mơ, thèm muốn, bởi đó là một tài sản lớn, lên đến tiền tỉ.
Tiền nhiều, người Ninh Hiệp đầu tư vào xe pháo, vào đồ hiệu, vào những chuyến du lịch trong và ngoài nước.”
Sau khi bài báo đấy lên trang thì tôi muốn xác nhận cái thông tin xem có đúng như các phóng viên xác nhận điều mà họ viết là các học sinh có được nhận tiền hay không thì cô Tuệ Nguyễn cô ấy từ chối cung cấp thông tin ấy và cô nói là không liên quan gì cái tin đấy mặc dù cô là một trong ba người đứng tên trong bài báo đấy
Anh Hoàng Dũng
Giàu có như vậy nhưng mười hai năm sau, con cái của người dân Ninh Hiệp lại nhận tiền từ bọn xấu để nghỉ học phản đối nhà nước. Ngày 23 tháng 12 năm 2015 báo Thanh Niên đăng một phóng sự có tựa “Dùng tiền dụ học sinh nghỉ học phản đối xây trung tâm thương mại?”
Bài báo cho biết khoảng 9 giờ sáng nay (23.12), hàng trăm người dân xã Ninh Hiệp, H.Gia Lâm, Hà Nội - phần đông là học sinh trung học và tiểu học, mang trống, cờ tập trung trước cổng Trường tiểu học Ninh Hiệp đánh trống, phất cờ, hò hét phản đối chủ trương xây dựng trung tâm thương mại của chính quyền.
Dưới cuối bài báo phóng viên ghi lại lời của ông Hoàng Anh Tú, Chánh văn phòng UBND H.Gia Lâm nói rằng ông có nhận được thông tin mỗi học sinh tham gia tập trung phản đối xây trung tâm thương mại được các đối tượng lôi kéo xúi giục cho 50.000 đồng/buổi, 100.000 đồng/ngày, cá biệt có khi là 200.000 - 300.000 đồng/ngày.
Quang cảnh trong bãi xe, nơi người dân Ninh Hiệp và học sinh phản đối xây trung tâm thương mại (Xuandienhannom)
Quang cảnh trong bãi xe, nơi người dân Ninh Hiệp và học sinh phản đối xây trung tâm thương mại (Xuandienhannom)
Bài báo được thực hiện bởi ba phóng viên là Anh Đan, Hải Long và Tuệ Nguyễn, tuy nhiên khi blogger Hoàng Dũng truy hỏi về việc phóng viên có ghi nhận thực chứng từ người dân Ninh Hiệp về việc cho học sinh tiền để các em nghỉ học biểu tình hay không thì Tuệ Nguyễn đã rút tên ra khỏi bài báo đăng trên tờ Thanh Niên. Nói với chúng tôi anh Hoàng Dũng kể lại:
-Sau khi bài báo đấy lên trang thì tôi muốn xác nhận cái thông tin xem có đúng như các phóng viên xác nhận điều mà họ viết là các học sinh có được nhận tiền hay không thì cô Tuệ Nguyễn cô ấy từ chối cung cấp thông tin ấy và cô nói là không liên quan gì cái tin đấy mặc dù cô là một trong ba người đứng tên trong bài báo đấy. Đấy là nội bộ của báo Thanh Niên xử lý cái thông tin đấy. Không biết ban biên tập người ta đưa tên cô ấy ra khỏi bài báo hay do cô ấy đề nghị.
Cái vụ Ninh Hiệp thì báo chí người ta rất dè dặt khi vào cuộc vì nó liên quan đến những học sinh còn rất là trẻ mà đã phải xuống đường để đấu tranh cho quyền lợi của gia đình nên người ta sợ có sự lây lan nào đó. Liên quan đến việc biểu tình hay là với trẻ em phải đối diện những cái bất công và tôi cho rằng báo chí lề đảng rất sợ thông tin này lan tràn trên mạng.
Bãi khóa  sáng kiến của cách mạng
Vụ việc căng thẳng cho cả chính quyền và truyền thông xảy ra bắt đầu vào ngày 21 tháng 12 khi hàng nghìn học sinh tại các trường thuộc xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội bất ngờ nghỉ học để nói tiếng nói cho phụ huynh của các em phản đối thu hồi bãi giữ xe cạnh chợ Nành. Trong ba ngày sau đó các trường mẫu giáo, tiểu học và THCS tại xã Ninh Hiệp đều vắng bóng học sinh. Một người dân tại Ninh Hiệp cho chúng tôi biết:
-Học sinh bây giờ thì nó đang không đi học nữa, bởi vì đất bãi xe người ta bán đi, rồi chuẩn bị bán đi cả trường. học sinh nó nghỉ để nó chống lại những bọn lấy hết đất cát của dân làng. Tôi không biết các em nghỉ bao lâu. Lúc đầu chỉ là các tiểu thương trong chợ thôi, không biết các em sẽ nghỉ bao lâu. Mà phải có người vào cuộc xử lại những vụ này thì các em mới đi học được.
Học sinh bây giờ thì nó đang không đi học nữa, bởi vì đất bãi xe người ta bán đi, rồi chuẩn bị bán đi cả trường. học sinh nó nghỉ để nó chống lại những bọn lấy hết đất cát của dân làng
Một người dân tại Ninh Hiệp
Với báo chí và chính quyền thì việc học sinh bãi khóa do phụ huynh vốn là những tiểu thương tại khu vực bắt con nghỉ học để gây sức ép lên cơ quan chức năng dừng việc thu hồi bãi giữ xe chợ Nành.
Bãi giữ xe chợ Nành nếu bị lấy làm trung tân thương mại thì khách hàng của cả khu vực sẽ không có chỗ gửi xe, vì vậy khách sẽ ngại vào chợ để mua bán. Các tiểu thương trong chợ không bán được hàng nên họ phản đối.
Phản đối này rất hợp lý vì khi buôn bán mà không có bãi đậu xe thì khách không tới và từ đó sự ế ẩm là không tránh khỏi. Tranh đấu cho nồi cơm gia đình một cách chính đáng là điều mà mọi chính quyền phải tiên liệu trước khi đưa ra các quyết định chống lại nguyện vọng của người dân.
Vụ việc tiếp tục cho đến sáng ngày 23 tháng 12, trong khi cả nước chuẩn bị ngày lễ Giáng Sinh nhưng Ninh Hiệp vẫn không có gì thay đổi, học sinh vẫn không chịu tới trường, vài em có mặt lại bị bạn bè chế diễu. Nhà trường vẫn tiếp tục dùng loa kêu gọi các em, giáo viên đứng ngồi không yên trong lớp.
Những hình ảnh này cho thấy người dân không bao giờ chịu thua chính quyền khi bị đụng chạm đến cuộc sống của họ. Đình công, bãi khóa là sáng kiến của cách mạng nhằm đối phó với thực dân và chính quyền Sài Gòn cũ nay được chính người Hà Nội dùng để đối phó với chính quyền hiện nay đáng để cho nhiều người suy ngẫm bất kể hành động này có thành công hay không.

No comments:

Post a Comment