Khu trục hạm hỏa tiễn USS Lassen đã đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo
nhân tạo Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa hồi tháng 10, 2015. (Hình: US Navy)
nhân tạo Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa hồi tháng 10, 2015. (Hình: US Navy)
Hãng tin Reuters thuật lời một viên chức hải quân Hoa Kỳ cho hay như vậy hôm Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015. Tháng trước, khu trục hạm trang bị hỏa tiễn USS Lassen của hạm đội 7 Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương đã lần đầu tiên thực hiện chuyến đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của hai đảo nhân tạo Xu-bi và Vành Khăn mà Trung Quốc bồi đắp tại quần đảo Trường Sa.
Hai tuần lễ trước, hai pháo đài bay B-52 đã bay từ căn cứ trên đảo Guam ngang qua vùng biển Trường Sa. Tin tức cho hay tuy B-52 không bay trên không phận 12 hải lý của các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa nhưng cũng rất gần. Chuyến bay này diễn ra trước khi Tổng Thống Barack Obama đến Manila dự hội nghị Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế APEC.
Sau khi cho chiến hạm USS Lassen đi xuyên qua khu vực Trường Sa, Ngũ Giác Đài bắn tiếng sẽ thực hiện ít nhất hai chuyến đi như vậy cho mỗi quý. Các hành động vừa kể làm nhà cầm quyền Bắc Kinh giận dữ. Báo chí nước này theo nhau đe dọa là sẽ trả đũa các sự khiêu khích và xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ của họ dù không ai công nhận.
Tại hội nghị APEC, ông Obama chỉ đòi hỏi Trung Quốc ngưng xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa trong các hoạt động bên lề hội nghị. Nhưng hôm Thứ Sáu, theo Reuters, ông cho hay các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở khu vực sẽ là sự chú trọng khi các lãnh tụ của khu vực và các đối tác gặp nhau tại thủ đô Luala Lumpur ngay cuối tuần này.
Trên trang mạng của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, Đô Đốc Ngô Thắng Lợi, tư lệnh hải quân Trung Quốc nói rằng nước họ đã “kiềm chế” trước các hành động khiêu khích của Mỹ tại Biển Đông nhưng cảnh cáo rằng sẽ sẵn sàng phản ứng nếu Mỹ cứ tiếp tục lập lại việc mà họ gọi là “xâm phạm chủ quyền lãnh thổ.”
Hồi đầu tháng, Nghị Sĩ John McCain, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện đòi Bộ Quốc Phòng giải thích chủ đích pháp lý của các chuyến tuần tra vào bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Có những lời nhận định rằng nếu không xác định, sẽ là gián tiếp công nhận chủ quyền mà Bắc Kinh ngang ngược ấn định.
Một số viên chức chính phủ Hoa Kỳ dè dặt nói rằng các hành động của hải quân không quá đáng để gây căng thẳng với Trung Quốc.
Theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS), những bãi đá san hô hay đá ngầm chìm dưới mặt nước được bồi đắp thành đảo nhân tạo không được sử dụng làm cơ sở để xác lập chủ quyền lãnh thổ. Hoa Kỳ căn cứ vào đó để thực hiện các chuyến tàu tuần tra hay cho máy bay bay ở vùng Trường Sa.
Trong một diễn biến khác, theo hãng tin Bloomberg, Nhật Bản đang căn nhắc việc có thể gửi tàu hải quân đến tiếp tay với Hoa Kỳ tại khu vực Biển Đông. Đây là điều được tường thuật theo cuộc hội kiến bên lề giữa Tổng Thống Obama và Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe khi hai người dự cuộc họp APEC vừa qua. (TN)
11-20- 2015 6:52:01 PM
No comments:
Post a Comment