Friday, September 18, 2015

TPHCM: Hàng nghìn tỉ đồng không ngăn nổi nước ngập!

Dân trí Nhiều ngày qua, tình hình ngập nước tại TPHCM diễn biến hết sức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Việc thành phố đầu tư hàng nghìn tỉ đồng để chống ngập, nhưng tình hình vẫn không khả quan là mấy.

Cứ sau mỗi trận mưa lớn, các tuyến đường ở thành phố lại hóa sông, nhiều khu vực ngập đến cả mét khiến xe cộ chết máy, người dân phải thức trắng đêm để tát nước ra khỏi nhà, di dời tài sản.
Nhiều tuyến đường bị ngập nước hơn 5 năm nay khiến người dân phải bán nhà để đi nơi khác sinh sống.
TPHCM ngập càng nặng
 TPHCM ngập càng nặng
Ghi nhận thực tế của PV Dân trí cho thấy, đường Kinh Dương Vương (đoạn gần bến xe miền Tây, phường An Lạc, quận Bình Tân), nhiều năm trở thành nỗi ám ảnh của người dân thành phố mỗi khi có việc phải chuyển qua đoạn đường này trong những ngày mưa.
Cứ mỗi khi mưa lớn, cả đoạn đường dài hơn 3km từ giao lộ Hồ Học Lãm đến Bến xe miền Tây bị ngập tới yên xe máy, nhà dân sống hai bên đường phải đắp đê, xây tường cao cả mét trước cửa để chống lũ.
3-1442561683644

Đường Kinh Dương Vương trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân thành phố mỗi khi có việc phải di chuyển qua đây ngày mưa
Đường Kinh Dương Vương trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân thành phố mỗi khi có việc phải di chuyển qua đây ngày mưa
Trước đây, hàng quán dọc hai bên đường hoạt động rất nhộn nhịp, tuy nhiên kể từ khi đường bị ngập, các hoạt động kinh doanh, buôn bán của người dân bị ngưng trệ, nhiều người phải bán nhà chuyển đi nơi khác để sinh sống.
Tại khu vực này có hai cây xăng, tuy nhiên vào thời điểm mùa mưa, cây xăng chỉ hoạt động được vào ban ngày, còn đến chiều tối là phải che đậy để tránh bị nước tràn vào hầm xăng.
Tình trạng ngập triền miên cũng diễn ra trên tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh đoạn từ chân cầu Sài Gòn cho tới cầu Thủ Thiêm (quận Bình Thạnh). Mỗi khi mưa lớn, đoạn đường này đều ngập lênh láng, nhiều điểm thấp nước ngập đến 1 mét.
Do khu vực này thường xuyên bị ngập nên các hộ dân sống hai bên đường phải xây “lô cốt” ngay trước cửa nhằm tránh bị nước tràn vào nhà. Những ngày mưa lớn, cả gia đình phải thay nhau ngồi tát nước ra khỏi nhà.
Nhà dân bị nước tràn vào gây hư hỏng tài sản
Nhà dân bị nước tràn vào gây hư hỏng tài sản
Đường là vậy, các chung cư, nhà cao tầng cũng không khá hơn là mấy mỗi khi trời mưa. Thời gian qua, nhiều nhà cao tầng, hầm chung cư bị ngập nước gây thiệt hại không nhỏ cho người dân.
Cụ thể vào tháng 9/2013, trận mưa lớn kéo dài khiến tầng hầm của chung cư Khang Gia nằm trên đường Quang Trung (phường 14, quận Gò Vấp, TPHCM) bị ngập sâu, thang máy không hoạt động. Hàng trăm người dân phải cuốc bộ leo 11 tầng nhà trong nhiều ngày.
Hay như ngày 6/9/2014, tầng hầm bãi đỗ xe của tòa nhà Sài Gòn View (số 117 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM) bị nước nhấn chìm, lực lượng chức năng phải sử dụng nhiều máy bơm để bơm nước ra ngoài cứu tài sản.
6-1442561684230

Mưa ngập gây thiệt hại về tài sản cho người dân nhưng không một ai đứng ra chịu trách nhiệm, mà chỉ đổ lỗi cho thiên tai, trong khi đó người dân phải đóng thuế để chi tiền chống ngập
Mưa ngập gây thiệt hại về tài sản cho người dân nhưng không một ai đứng ra chịu trách nhiệm, mà chỉ đổ lỗi cho thiên tai, trong khi đó người dân phải đóng thuế để chi tiền chống ngập
Và trận mưa lớn vào chiều 15/9 mới đây đã khiến nước tràn vào gây ngập tầng hầm chung cư Green Hills (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TPHCM) gây cảnh mất điện, mất nước và thang máy không hoạt động.
Theo giải thích của các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên là việc lấn chiếm sông, kênh, rạch làm giảm khả năng thoát nước của thành phố.
Trao đổi với PV Dân trí, PGS – TS Hồ Long Phi – Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu (WACC), ĐHQG TPHCM – cho rằng, chính quá trình đô thị hóa quá nhanh mà không chú trọng đầu tư hạ tầng chống ngập đã góp phần không nhỏ vào tình trạng ngập khủng khiếp của TPHCM như hiện nay.
Sau trận mưa kỷ lục gây ngập nặng vào chiều 15/9, một nhà dân trên đường Kinh Dương Vương phải xây thêm bờ kè ngay trước cửa nhà để chống lũ
Sau trận mưa kỷ lục gây ngập nặng vào chiều 15/9, một nhà dân trên đường Kinh Dương Vương phải xây thêm bờ kè ngay trước cửa nhà để chống lũ
Nói về tình trạng ngập ngày càng nghiêm trọng ở thành phố, ông Đỗ Tấn Long - Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TPHCM  cho biết, do hệ thống cống ở nội đô được thiết kế để thoát nước với lượng mưa 86 mm. Tuy nhiên, cơn mưa chiều tối 15/9 có vũ lượng lên đến 142 mm, kéo dài nhiều giờ liền nên cống không thể thoát kịp gây ngập.
Về các giải pháp chống ngập sắp tới, đại diện Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TPHCM cho biết: Thành phố đã quy hoạch xây dựng 103 hồ điều tiết ở các quận, huyện. Trong 5 năm tới sẽ thực hiện thí điểm trước 3 hồ gồm Bàu Cát (quận Tân Bình), Khánh Hội (quận 4) và Gò Dưa (quận Thủ Đức) với tổng kinh phí hơn 950 tỷ đồng.
Dự báo từ nay đến cuối năm, tình hình ngập nước sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn, bởi sẽ xuất hiện nhiều đợt triều cường lớn kết hợp với mưa lớn.
Nhiều cây xăng hai bên đường Kinh Dương Vương phải thường xuyên đóng cửa để chạy lụt
Nhiều cây xăng hai bên đường Kinh Dương Vương phải thường xuyên đóng cửa để chạy lụt
Hệ thống đường sắt ở TPHCM cũng bị ảnh hưởng nặng nề do mưa ngập

Việc tầng hầm chung cư bị ngập nước sau mỗi trận mưa lớn đang khiến nhiều người lo lắng
 Việc tầng hầm chung cư bị ngập nước sau mỗi trận mưa lớn đang khiến nhiều người lo lắng
Một cửa hàng bán quần áo trên đường Kinh Dương Vương phải đem hàng ra phơi nắng do hàng bị ngập nước
Một cửa hàng bán quần áo trên đường Kinh Dương Vương phải đem hàng ra phơi nắng do hàng bị ngập nước
Đình Thảo-Thứ Sáu, 18/09/2015 - 17:17

No comments:

Post a Comment