(TNO) Nói về trận mưa lịch sử, Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM nói: "Bản thân chúng tôi cũng bị ngập nữa huống chi là người dân...".
(TNO) Nói về trận mưa lịch sử, Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM nói: "Bản thân chúng tôi cũng bị ngập nữa huống chi là người dân...".
Xung quanh tình trạng ngập nước và công tác chống ngập tại TP.HCM, ngày 29.9, PV Thanh Niên Online phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM.
* TP hiện còn 31 điểm ngập, trong đó có 10 điểm ngập mới, vậy đến bao giờ giải quyết hết 31 điểm ngập này?
- Ông Nguyễn Ngọc Công: Từ nay đến 2018 phải giải quyết hết 31 điểm đó, bằng cách thay thế những hệ thống cống cũ, đặt cống mới ở những tuyến đường chưa có cống, nâng cao đường thấp trũng cục bộ, thì lúc đó mới hết ngập được, chứ chỉ có làm đê bao ngăn triều cường mà không có cống thoát thì mưa xuống là bị ngập.
Nói chừng nào hết ngập là không đúng được, tại vì chuyện ngập này không riêng gì TP.HCM mà là cả thế giới. Lý do là khi lượng nước vượt tất cả các tần suất tính toán thì sẽ gây ngập
Ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM
* Vì sao nhiều khu vực trên địa bàn TP tái ngập trong khi những nơi đó đã thực hiện dự án chống ngập?
Vừa qua về vấn đề ngập thì người dân ở một số nơi thấy ngập cục bộ, nhưng mà đánh giá tổng quan trên toàn địa bàn TP thì hiện tượng giảm ngập rất là lớn. Việc chống ngập đã có hiệu quả chứ không phải là không có hiệu quả. Nhưng cũng phải thừa nhận là có những điểm tái ngập. Thứ nhất là do nguyên nhân khách quan vì lượng mưa càng ngày càng lớn. Thứ hai là do chúng ta chưa hoàn thiện hệ thống cống thoát nước. Kinh phí chống ngập vẫn còn hạn hẹp. Sắp tới lãnh đạo TP sẽ ưu tiên bố trí vốn cho các dự án chống ngập, và xác định chống ngập là một trong những chương trình đột phá.
“Chuyện ngập này không riêng gì TP.HCM…”
* TP.HCM đã chi hàng chục ngàn tỉ đồng, sắp tới sẽ tiếp tục chi khoản tiền lớn để làm nhiều dự án chống ngập, vậy bao giờ TP.HCM sẽ hết ngập? Trách nhiệm thuộc về ai khi mà đường cống mới cũng do TP làm nhưng tiết diện không đủ để thoát nước?
- Nói chừng nào hết ngập là không đúng được, tại vì chuyện ngập này không riêng gì TP.HCM mà là cả thế giới. Lý do là khi lượng nước vượt tất cả các tần suất tính toán thì sẽ gây ngập. Việc thiết kế đường cống phải theo tiêu chuẩn, quy định hết. Mình mà tính hơn (tiết diện cống lớn hơn - PV) thì ai mà duyệt. Chúng tôi đang xem xét lại để có kiến nghị Bộ Xây dựng điều chỉnh tiêu chuẩn cống thoát nước đô thị, đặc biệt là tại TP.HCM, chứ bây giờ sử dụng tiêu chuẩn cũ thì lượng mưa vượt tần suất thiết kế rồi.
* Thiệt hại của người dân do hư hỏng xe, nhà cửa, ngưng trệ hoạt động kinh doanh, buôn bán… do ngập nước thì TP có tính toán gì để hỗ trợ hay không?
- Cái này chúng tôi đã có những đánh giá về thiệt hại do ngập lụt, nhưng việc hỗ trợ là thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng khác, còn chúng tôi chỉ điều hành chương trình chống ngập thôi.
* Tại sao không cảnh báo cho người dân về những điểm bị ngập nặng do mưa lớn để họ chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại, ít ra là không bị "chôn chân" giữa nước ngập hàng tiếng đồng hồ?
Thường thì chúng tôi cảnh báo hết nhưng xin thưa là trận mưa vừa rồi, đỉnh điểm vào ngày 15.9 đạt đến mức 149mm trong vòng 40 phút. Bản thân chúng tôi cũng bị ngập nữa huống chi là người dân nên ứng phó không kịp. Cái đó gần như là thiên tai rồi.
Cảm ơn ông!
30/09/2015 14:45
Tân Phú
(thực hiện)
Xung quanh tình trạng ngập nước và công tác chống ngập tại TP.HCM, ngày 29.9, PV Thanh Niên Online phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM.
* TP hiện còn 31 điểm ngập, trong đó có 10 điểm ngập mới, vậy đến bao giờ giải quyết hết 31 điểm ngập này?
- Ông Nguyễn Ngọc Công: Từ nay đến 2018 phải giải quyết hết 31 điểm đó, bằng cách thay thế những hệ thống cống cũ, đặt cống mới ở những tuyến đường chưa có cống, nâng cao đường thấp trũng cục bộ, thì lúc đó mới hết ngập được, chứ chỉ có làm đê bao ngăn triều cường mà không có cống thoát thì mưa xuống là bị ngập.
|
Vừa qua về vấn đề ngập thì người dân ở một số nơi thấy ngập cục bộ, nhưng mà đánh giá tổng quan trên toàn địa bàn TP thì hiện tượng giảm ngập rất là lớn. Việc chống ngập đã có hiệu quả chứ không phải là không có hiệu quả. Nhưng cũng phải thừa nhận là có những điểm tái ngập. Thứ nhất là do nguyên nhân khách quan vì lượng mưa càng ngày càng lớn. Thứ hai là do chúng ta chưa hoàn thiện hệ thống cống thoát nước. Kinh phí chống ngập vẫn còn hạn hẹp. Sắp tới lãnh đạo TP sẽ ưu tiên bố trí vốn cho các dự án chống ngập, và xác định chống ngập là một trong những chương trình đột phá.
“Chuyện ngập này không riêng gì TP.HCM…”
* TP.HCM đã chi hàng chục ngàn tỉ đồng, sắp tới sẽ tiếp tục chi khoản tiền lớn để làm nhiều dự án chống ngập, vậy bao giờ TP.HCM sẽ hết ngập? Trách nhiệm thuộc về ai khi mà đường cống mới cũng do TP làm nhưng tiết diện không đủ để thoát nước?
- Nói chừng nào hết ngập là không đúng được, tại vì chuyện ngập này không riêng gì TP.HCM mà là cả thế giới. Lý do là khi lượng nước vượt tất cả các tần suất tính toán thì sẽ gây ngập. Việc thiết kế đường cống phải theo tiêu chuẩn, quy định hết. Mình mà tính hơn (tiết diện cống lớn hơn - PV) thì ai mà duyệt. Chúng tôi đang xem xét lại để có kiến nghị Bộ Xây dựng điều chỉnh tiêu chuẩn cống thoát nước đô thị, đặc biệt là tại TP.HCM, chứ bây giờ sử dụng tiêu chuẩn cũ thì lượng mưa vượt tần suất thiết kế rồi.
* Thiệt hại của người dân do hư hỏng xe, nhà cửa, ngưng trệ hoạt động kinh doanh, buôn bán… do ngập nước thì TP có tính toán gì để hỗ trợ hay không?
- Cái này chúng tôi đã có những đánh giá về thiệt hại do ngập lụt, nhưng việc hỗ trợ là thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng khác, còn chúng tôi chỉ điều hành chương trình chống ngập thôi.
* Tại sao không cảnh báo cho người dân về những điểm bị ngập nặng do mưa lớn để họ chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại, ít ra là không bị "chôn chân" giữa nước ngập hàng tiếng đồng hồ?
Thường thì chúng tôi cảnh báo hết nhưng xin thưa là trận mưa vừa rồi, đỉnh điểm vào ngày 15.9 đạt đến mức 149mm trong vòng 40 phút. Bản thân chúng tôi cũng bị ngập nữa huống chi là người dân nên ứng phó không kịp. Cái đó gần như là thiên tai rồi.
Cảm ơn ông!
(thực hiện)
No comments:
Post a Comment